Câu 1: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai?
A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo.
B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo.
C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo.
D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một côn kế song song với dụng cụ đó.
Câu 2: Câu phát biểu nào sau đây là đúng nhất ? Công suất điện để chỉ
A. điện năng tiêu thụ nhiều hay ít.
B. cường độ dòng điện chạy qua mạch mạnh hay yếu.
C. hiệu điện thế sử dụng lớn hay bé.
D. mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện.
Câu 3: Công thức nói lên mối quan hệ giữa công và công suất là
A. P = A.t.
B. P = A+ t.
C. A = P.t.
D. t = P.A.
Câu 4: Đơn vị đo công của dòng điện là
A. ampe (A).
B. jun (J).
C. vôn (V).
D. oát (W).
Câu 5 (NB): Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Biến trở là … có thể thay đổi giá trị và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch?
A. điện kế
B. biến thế
C. điện trở
D. ampe kế
Câu 6: Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc vào nguồn điện. Để hai bóng đèn cùng sáng bình thường ta chọn hai bóng đèn như thế nào ?
A. Có cùng hiệu điện thế định mức..
B. Có cùng công suất định mức.
C. Có cùng cường độ dòng điện định mức.
D. Có cùng điện trở.
Câu 7: Trong số các vật liệu: đồng, nhôm, sắt và nicrom, vật liệu nào dẫn điện kém nhất?
A. Đồng.
B. Nhôm.
C. Sắt.
D. Nicrom.
Câu 8: Một bóng đèn 220V – 60W mắc vào nguồn điện 200V. Khi đó độ sáng của đèn như thế nào?
A. Đèn sáng bình thường.
B. Đèn sáng mạnh hơn bình thường.
C. Đèn sáng yếu hơn bình thường.
D. Đèn sáng lúc mạnh lúc yếu.
Câu 9: Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ điều gì sau đây?
A. Công suất điện của các dụng cụ trong gia đình.
B. Dòng điện trung bình mà gia đình sử dụng.
C. Thời gian sử dụng điện trong gia đình.
D. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
Câu 10 : Nếu giảm tiết diện dây dẫn N lần thì điện trở dây dẫn
A. tăng N lần .
B. tăng N2 lần .
C. giảm N lần .
D. giảm N2 lần .
Câu 11: Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở 2Ω và có chiều dài 10m, dây thứ 2 có chiều dài 30m. Điện trở của dây thứ 2 là bao nhiêu?
A. 4Ω.
B. 6 Ω.
C. 8 Ω.
D. 10Ω.
Câu 12: Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R1, dây thứ hai bằng nhôm có điện trở R2, dây thứ ba bằng sắt có điện trở R3 . Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?
A. R3 > R2 > R1.
B. R1 > R3 > R2.
C. R2 > R1 > R3.
D. R1 > R2 > R3.
Câu 13: Mắc nối tiếp điện trở R1 = 40Ω và R2 = 80 Ω vào hiệu điện thế không đổi U = 12V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là
A. 0,1A.
B. 0,15A.
C. 0,45A.
D. 0,3A.
Câu 14: Một bàn là có ghi 220V – 1100W mắc vào mạch điện có hiệu điện thế không đổi U = 220V. Cường độ dòng điện chạy qua mạch là
A. 0,4A.
B. 0,2A.
C. 5A.
D. 2,5A.
Câu 15: Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin R=48,4Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 15 phút có giá trị là
A. 15kJ.
B. 900kJ.
C. 9 583,2kJ.
D. 9 583,2J.
Câu 16 : Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi
A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín lớn.
B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín không thay đổi.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín mạnh.
D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kính biến thiên.
Câu 17: Trong trường hợp dưới đây, trường hợp nào trong cuộn dây dẫn kín có dòng điện cảm ứng?
A. Đặt nam châm vĩnh cửu đứng yên trước cuộn dây dẫn kín.
B. Đặt nam châm nằm yên trong lòng cuộn dây dẫn kín.
C. Đặt nam châm điện có dòng điện xoay chiều chạy qua trước cuộn dây dẫn kín .
D. Đặt nam châm điện có dòng điện một chiều chạy qua trước cuộn dây dẫn kín.
Câu 18: Khi cho khung dây quay đều trong từ trường của nam châm. Trong khung dây kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây
A. luân phiên tăng, giảm.
B. luôn luôn giảm.
C. luôn luôn không đổi.
D. luôn luôn tăng.
Câu 19: Khi đặt một ống dây dẫn A kín bên cạnh một ống dây B nối với nguồn điện một chiều. Điều gì xảy ra với ống dây dẫn A khi ta liên tục đóng ngắt công tác điện ở ống dây B?
A. Không có hiện tượng gì cả.
B. Trong cuộn dây A xuất hiện dòng diện cảm ứng.
C. Trong cuộn dây A xuất hiện dòng điện một chiều rất mạnh.
D. Trong cuộn dây A lúc có dòng điện, lúc không.
Câu 20: Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở chỗ
A. dòng điện xoay chiều chỉ đổi chiều một lần.
B. dòng điện xoay chiều có cường độ rất lớn.
C. dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế rất lớn.
D. dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi.
Câu 21: Thiết bị nào sau đây hoạt động với dòng điện xoay chiều?
A. Đèn pin đang sáng
B. Nam châm điện trong loa điện.
C. Quạt trần đang quay.
D. Bình điện phân dung dịch trong công nghiệp mạ điện.
Câu 22: Máy phát điện xoay chiều là thiết bị dùng để
A. Biến đổi điện năng thành cơ năng.
B. Biến đổi cơ năng thành điện năng.
C. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng.
D. Biến đổi quang năng thành điện năng.
Câu 23: Máy phát điện xoay chiều phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện xoay chiều?
A. Nam châm và cuộn dây dẫn.
B. Cuộn dây và lõi sắt.
C. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây nối với hai cực của nam châm.
D. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối với bóng đèn.
Câu 24: Trong máy phát điện xoay chiều, rô to hoạt động như thế nào khi máy phát điện làm việc?
A.luôn đứng yên.
B. luôn chuyển động tịnh tiến.
C. luôn quay tròn quanh một trục cố định theo một chiều.
D.luân phiên đổi chiều quay.
Câu 25: Dùng vôn kế xoay chiều có thể đo
A. hiệu điện thế dòng điện xoay chiều.
B. cường độ dòng điện xoay chiều.
C. hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
D. cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
Câu 26: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây.
Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều
A. Có khả năng nạp điện cho ăc quy.
B. Tỏa ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn.
C. Có khả năng làm phát sáng bóng đèn.
D. Gây ra từ trường.
Câu 27: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều?
A. Bóng đèn điện.
B. Máy sấy tóc.
C. Tủ lạnh.
D. Đồng hồ treo tường trong lớp học.
Câu 28: Trong các loại hình nhà máy điện : Thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, điện gió, điện mặt trời. Loại hình nhà máy nào có cơ chế hoạt động giống nhau?
A. Nhiệt điện và thủy điện.
B. Nhiệt điện và điện nguyên tử.
C. Điện nguyên tử và điện gió.
C. Điện gió và điện mặt trời.
Câu 29: Khi truyền tải điện năng đi xa, cần
A. Giữ nguyên hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện
B. Giảm hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện.
C. Tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện.
D. Có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc nơi tiêu dùng.
Câu 30: Năng lượng điện được truyền tải đi dưới một hiệu điện thế xoay chiều lớn để?
A. giảm sự mất mát do tỏa nhiệt trên đường dây.
B. tăng độ an toàn khi truyền tải.
C. giảm thời gian dòng điện chạy trong dây dẫn truyền tải.
D. dễ sử dụng.
Câu 31: Khi truyền đi cùng một công suất điện, người ta dùng dây dẫn có cùng chất liệu nhưng tiết diện lớn gấp đôi dây ban đầu thì công suất hao phí lúc sau so với ban đầu sẽ
A. không thay đổi.
B. giảm đi 2 lần.
C. giảm đi 4 lần.
D. tăng lên 2 lần.
Câu 32: Trên cùng một đường dây truyền tải, nếu tăng hiệu điện thế lên 10 lần thì hao phí trên đường dây sẽ
A. Giảm đi 10 lần
B. Tăng lên 10 lần
C. Giảm đi 100 lần.
D. Tăng lên 100 lần.
Câu 33: Một nhà máy điện truyền tải một công suất điện là 1500000W điện trên đường dây với hiệu điện thế 25000V. Biết điện trở của dây là 25Ω. Hao phí trên đường dây là
A. 90.000W
B. 9000W
C. 900.000W
D. 900 W
Câu 34: Máy biến thế dùng để
A. Biến đổi cường độ dòng điện một chiều.
B. Biến đổi cường độ dòng điện xoay chiều.
C. Biến đổi hiệu điện thế dòng điện một chiều.
D. Biến đổi hiệu điện thế dòng điện xoay chiều.
Câu 35: Máy biến thế hoạt động dựa trên hiện tượng
A. Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện chạy qua.
B. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. Tác dụng của từ trường lên cuộn dây dẫn.
Câu 36: Một máy biến thế hạ hiệu điện thế từ 120V khi đi vào cuộn sơ cấp xuống còn 12V khi ra cuộn thứ cấp. Cuộn sơ cấp gồm 550 vòng. Số vòng dây cuộn thứ cấp là
A. 55 vòng
B. 110 vòng.
C. 550 vòng
D. 5500 vòng.
Câu 37: Hãy chọn phương án trả lời đúng trong các phát biểu sau
A. Máy biến thế có thể dùng với dòng điện một chiều và xoay chiều.
B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng giống hệt dòng điện một chiều.
C. Máy biến thế tăng thế khi số vòng cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng cuộn thế cấp.
D. Tần số của dòng điện trên lưới điện quốc gia là 50Hz.
Câu 38: Một bạn học sinh sử dụng máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp là 750 vòng, cuộn thứ cấp là 45 vòng để biến đổi hiệu điện thế 220V xuống thấp hơn cho thí nghiệm của mình. Hiệu điện thế thu được ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu?
A. 13,2 V.
B. 5V.
C. 4V.
D. 132V.
Câu 39: Một nhà máy sản xuất điện năng trước khi truyền tải muốn tăng hiệu điện thế từ 2500V lên cao hơn nữa để giảm hao phí. Họ đã dùng một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp là 1250 vòng và cuộn thứ cấp là 62500 vòng. Hỏi họ tăng hiệu điện thế lên đến giá trị bao nhiêu trước khi truyền tải?
A.12 500V.
B. 125 000V.
C.1 250 000V.
D.1 250V.
Câu 40: Trên một trang quảng cáo, nhà cung cấp giới thiệu các loại máy biến thế 220V/12V với các công suất định mức khác nhau: 15W; 30W, 60W, 150W.
Muốn thắp sáng một bóng đèn 12V-5A ta cần mua loại máy biến thế nào?
A. 15W
B. 30W
C. 60W
mn ơi giúp mk vs ạ
Thank!!!