Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (1)

Mai Thị Phương

Đang theo dõi (1)

minh nguyet

Bài 1: Đọc ngữ liệu  sau và trả lời câu hỏi:

       Mùa thu, bầu trời rực rỡ một màu xanh như ngọc, cánh đồng lúa đương thì đang ngả sang màu hung hung, rồi màu vàng rực. Một mùa gặt bội thu đang về với làng quê. Con đường đất trải dài những sợi rơm vàng óng như tơ, như khoảng sân gạch vuông vắn đã đầy ắp những thóc mới vàng như kén. Mùi rơm mới nồng nồng, ngai ngái theo cả vào trong giấc ngủ, hiện hữu trong giấc mơ tôi suốt thời thơ ấu. Nhớ làm sao những buổi sáng tinh sương trở dậy, đón bát xôi nếp thơm phức, còn bốc hơi nghi ngút từ bàn tay mẹ, cả nhà quây quần bên ngọn đèn dầu thật ấm cúng biết bao. Phải chăng đó là những khoảnh khắc vô giá của mỗi con người khắc sâu vào miền kí ức để ta nhớ mãi không quên, cho dù cuộc sống đưa đẩy đến những chân trời góc bể nào…”

                                           (Phố xinh, làng xinh- Nguyễn Thị Hồng Vân”

 

Câu 1: Biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn ngữ liệu trên? Hãy chỉ rõ các câu văn sử dụng biện pháp tu từ đó?  Việc sử dụng phép tu từ đó có tác dụng gì?

Câu 2: Chỉ ra các câu ghép trong đoạn ngữ liệu trên? Phân tích cấu tạo ngữ pháp?

Câu 3: Tìm 5 từ đơn, 5 từ ghép chính phụ, 5 từ ghép đẳng lập, 5 từ láy?

Câu 4: Tình cảm của tác giả dành cho miền quê của mình được thể hiện như thế nào?

giúp mình nhé mn thak you 

Bài 1:

 Phần I: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

    Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chổng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến, giơ gậy trực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được đầu gậy của hắn, hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ kêu khóc om sòm. Kết cục anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.

                                                                          (Sách Ngữ văn 8 tập 1 - NXB Giáo dục)

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai?

Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản?

Câu 3: Tìm 1 trường từ vựng có trong đoạn trích và đặt tên?

Câu 4: Cho câu chủ đề sau: “Chị Dậu là người phụ nữ vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ”. Em hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu để làm sáng tỏ nhận xét trên; trong đoạn có sử dụng 1 tình thái từ (gạch chân và chỉ rõ).

Câu 5:

Tìm một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 8 (ghi rõ tên tác giả) có cùng đề tài?

Chủ đề:

Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

Câu hỏi:

BÀI TẬP 1: Cho đoạn văn

            …(1) Không gia yên tĩnh bỗng bừng lên  những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. (2)Nhạc công dùng các nghón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. (3) Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.

Câu 1: Nêu ngắn gọn nội dung cơ bản của văn bản chứa đoạn trích trên?

Câu 2: Xác định câu có sử dụng nghệ thuật liệt kê và câu mở rộng thành phần trong đoạn văn đã cho? Chỉ rõ cụm C- V được dùng để mở rộng câu.

Câu 3:Theo em câu văn “Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người” có phải là câu bị động không? Vì sao?

BÀI TẬP 2: Cho đoạn văn

Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của tác giả nào?

Câu 2:  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 3:  Dấu chấm phẩy trong đoạn văn có tác dụng gì?

Câu 4: Theo em, câu văn “Gần một giờ đêm”thuộc kiểu câu gì xét về cấu tạo?

Câu 5: Bằng sự hiểu biết của mình về tác phẩm có đoạn trích trên, hãy nêu suy nghĩ của em về nhân vật quan phụ mẫu bằng đoạn văn từ 10-12 câu.

BÀI TẬP 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

            Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay”                                    

                                                                           (Ngữ văn 7- tập 2, trang 53)                                                                                      

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác.

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được?

Câu 3: Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận chủ yếu nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác?

Câu 4: Phân tích cấu tạo của câu: Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. Cho biết đó là kiểu câu nào theo cấu tạo?

Câu 5: Qua đoạn văn, em học tập được từ Bác đức tính tốt đẹp nào?

Câu 6: Từ văn bản có đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn từ 10- 12 câu chứng minh rằng Bác Hồ có lối sống vô cùng giản dị và thanh bạch.

 

mong các bạn giúp mình 

các bạn ghi bài ra nhé

mình cảm ơn