Những câu hỏi liên quan
Khanh Tran Khanh
Xem chi tiết
Chanh Xanh
27 tháng 1 2022 lúc 16:14

Tham khao

 

Bài thơ Nhớ rừng in trong tập Mấy vần thơ, là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ mang tính hàm nghĩa, có hình tượng tráng lệ, nhạc điệu du dương, lôi cuốn hấp dẫn.

Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ rừng của con hổ bị sa cơ, qua đó nói lên nỗi tủi nhục uất hận bị tù hãm và khát vọng sống tự do. Nhớ rừng gồm có năm đoạn thơ, mỗi đoạn thơ là một nét tâm trạng của chúa sơn lâm. 

Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm sống mãi trong tình thương nỗi nhớ…. Nhớ cảnh rừng thiêng bóng cả, cây già nơi hùm thiêng từng ngự trị. Rồi nhớ đến những kỉ niệm một thời oanh liệt. Nhớ những đêm vàng bên bờ suối. Nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…. Nhớ những chiều lênh láng máu sau rừng… Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có

minh nguyet
27 tháng 1 2022 lúc 16:15

Em tham khảo:

     Nhớ rừng không chỉ để lại trong lòng người đọc những tâm sự của chú hổ trong những tháng ngày giam hãm, đầy căm hận và uất ức, Đó còn là bức tranh tranh thiên nhiên tuyệt sắc về núi rừng, được tác giả khắc họa qua khổ 3 của bài thơ. Đó là những đêm trăng thơ mộng, huyền ảo giữa núi rừng. Ánh trăng vàng trên bầu trời tự do tỏa ánh sáng chan hòa lên cảnh vật và thả bóng xuống dòng suối mát trong. Sau một ngày kiếm mồi no nê, chú hổ như say đắm, ngất ngây trước trước ánh trăng đầy mơ mộng. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Hay những ngày mưa giữa núi ngàn, trong tiếng mưa thét gào, dữ dội, chú hổ lặng yên ngắm nhìn giang sơn đổi mới. Và trong ngày mới trong ánh bình minh tinh khôi, muôn loài cỏ cây, chim ca thức giấc, âm thanh của ngày mới như bản hòa ca của núi rừng cho giấc ngủ của hổ thêm “tưng bừng”. Bức tranh có màu, có sắc, có thanh thật sống động và vui tươi biết mất. Và bức tranh cuối khép lại là ánh đỏ rực của máu và mặt trời sắp tắt. Hình tượng chú hổ hiện lên là một loài mãnh thú, là bá chủ của của muôn loài chốn rừng xanh. Chẳng thế mà mặt trời trong đôi mắt của vị chúa sơn lâm cũng trở nên nhỏ bé, chỉ còn là “mảnh mặt trời”. Chỉ bằng vài nét họa, tác giả đã vẽ lên được bức tranh thiên nhiên bao la, rộng lớn, sống động với những nét đẹp tuyệt sắc dù ngày nắng hay mưa, dù khoảnh khắc bình minh hay đêm tối  huyền bí. Và trong nỗi nhớ mong khôn nguôi đó, chú hổ càng thêm buồn bã, tuyệt vọng với hoàn cảnh thực tại để rồi thốt lên tiếng than đau đớn:”Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.  Phải chăng đó cũng là tiếng than của nhà thơ trước thực tại đất nước, sống trong cảnh gôn cùm, mất tự do. Khổ thơ thứ ba là  đã vẽ lên bức tranh tứ bình tuyệt sắc của núi rừng và qua đó cũng bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của chúa sơn lâm về quá khức vàng son của mình. 

Lê Thị Hoa Lê
Xem chi tiết
Việt Anh
30 tháng 1 2019 lúc 21:12

Thế Lữ tác giả nổi tiếng trong phong trào thơ mới và được nhiều người phong tặng là “đệ nhất thi sĩ”, bài thơ Nhớ rừng của ông in trong tập “May vần thơ” xuất bản vào năm 1935 nói về sự tù túng, căm hờn, niềm khát khao được tự do của con người. Bài thơ còn toát lên bức tranh tứ bình vẻ đẹp tuyệt trần của thiên nhiên.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.

Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.

Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.

Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.

Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.

Kiệt Nguyễn
30 tháng 1 2019 lúc 21:28

Thế Lữ tác giả nổi tiếng trong phong trào thơ mới và được nhiều người phong tặng là “đệ nhất thi sĩ”, bài thơ Nhớ rừng của ông in trong tập “May vần thơ” xuất bản vào năm 1935 nói về sự tù túng, căm hờn, niềm khát khao được tự do của con người. Bài thơ còn toát lên bức tranh tứ bình vẻ đẹp tuyệt trần của thiên nhiên.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.

Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.

Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.

Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.

Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.

Nhật Hạ
Xem chi tiết
Hàng Tô Kiều Trang
2 tháng 2 2023 lúc 22:25

Đưa khổ thơ luôn khi đăng câu hỏi nhé.

Nhật Nguyễn
Xem chi tiết
Tuệ Nhi nguyễn thị
Xem chi tiết
minh nguyet
13 tháng 2 2023 lúc 21:41

Khổ 1: 

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Giới thiệu về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ ''Nhớ rừng'' 

TB: 

Phân tích các câu thơ + bptt... 

''Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt 

=> Tác giả sử dụng động từ ''gậm'', danh từ ''khối căm hờn'' cho thấy sự uất ức tích tụ thành một khối nhưng không thể làm gì được của hổ khi bị nhốt trong cũi sắt. 

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua, 

=> Tình thế ngao ngán, ngột ngạt của con hổ khi phải nằm im đếm ngày tháng trôi. 

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ 

=> Hổ cảm thấy chán ghét những con người giam cầm nó, khiến nó mất đi tự do 

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm 

=> Những con người đó không chỉ giam cầm hổ mà còn dùng ánh mắt khinh thường nhìn nó. Tính từ ''giễu'' cho thấy sự khinh bỉ, hiếu thắng của con người khi bắt được hổ vào lồng. 

Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm 

=> Hổ không may bị con người lấy mất đi tự do, phải chịu càng nhục khi bị nhốt, làm nó mất đi sự oai linh của một vị chúa sơn lâm. 

Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi 

=> Hổ bị nhốt để làm trò tiêu khiển cho con người, bị biến thành ''đồ chơi'' 

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi 

=> Hổ cảm thấy mình bị hạ thấp xuống ngang bầy cùng gấu 

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự'' 

=> Cặp báo không phải lo nghĩ gì nên chẳng quan tâm đến thế giới xung quanh 

Nêu cảm nhận của hổ trong đoạn thơ 

Nêu cảm xúc của em về đoạn thơ'' 

KB: Tình cảm của em dành cho hổ 

_mingnguyet.hoc24_ 

Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
hùng ham học
Xem chi tiết
︵✰Ah
19 tháng 1 2021 lúc 21:12

Ông đồ hình ảnh quen thuộc trong mỗi dịp tết xưa, nhiệm vụ của ông trong mỗi dịp tết đó là viết câu đối chúc tết bán cho người dân trang trí nhà cửa để mong một năm mới may mắn, an lành. Vị trí Ông đồ chính là tầng lớp trí thức được nhiều người tôn trọng.

Những hình ảnh ông đồ xuất hiện như một quy luật:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Sự xuất hiện của ông đồ báo hiệu xuân về, gắn liền với vòng quay của thời gian luôn lặp lại, từ “mỗi” xuất hiện cho thấy hình ảnh này luôn quen thuộc với mọi người dân, màu đỏ của giấy màu đen của mực cùng với sự đông vui của phố xá giáp tết càng khiến không khí thêm rộn ràng. Thơ nhẹ nhàng nhưng vẫn toát lên được niềm vui của không gian xuân đang tràn ngập, trong đó hình ảnh ông đồ là trung tâm.

Ông đồ thảo những nét rồng bay phượng múa cho mọi người:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”.

 

Với tài năng của mình ông được rất nhiều người thuê viết, họ đều thể hiện kính trọng, yêu mến, có thể nói ông chính là trung tâm thu hút chú ý của mọi người. Nét chữ đẹp của ông được so sánh với những gì tinh túy và đẹp nhất “như phượng múa rồng bay”. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh đẹp, có giá trị tạo hình, mô tả hết những nét chữ đẹp, tao nhã. Với hình ảnh so sánh đó tác giả đã ca ngợi ông đồ là một người tài năng và hết lòng vì nghệ thuật.

 

Hiền Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Phương Phương
Xem chi tiết