Lhdfyuj
Câu 1: Dòng nào dưới đây định nghĩa đúng về tục ngữ? A. Tục ngữ là cụm từ cố định, có nghĩa, truyền đạt kinh nghiệm của nhân dân từ đời này sang đời khác. B. Tục ngữ là câu hoàn chỉnh, ngắn gọn, có vần, có hình ảnh, dùng để nói năng cho ngắn gọn, cô đọng. C. Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm mọi mặt, được vận dụng trong đời sống và giao tiếp. D. Tục ngữ là câu nói diễn đạt trọn vẹn một phán đoán, lời khuyên về tự nhiên, xã hội, được n...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đỗ Nam Trâm
Xem chi tiết
Tryechun🥶
11 tháng 3 2022 lúc 14:01

C

Bình luận (0)
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
11 tháng 3 2022 lúc 14:02

C

Bình luận (0)
Li An
11 tháng 3 2022 lúc 14:02

C

Bình luận (0)
_____Teexu_____  Cosplay...
Xem chi tiết
Huy
Xem chi tiết
_Yumami Gacha_
11 tháng 2 2020 lúc 19:55

TL :

a.Là câu nói, ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện khinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lương Thị Miến
Xem chi tiết
Nya arigatou~
12 tháng 5 2016 lúc 22:36

tick cho mk nhé

 

Bình luận (0)
Yugi Oh
12 tháng 5 2016 lúc 22:37

Ethnic Vietnam with four thousand year history of building and defending the country, during his long history with the good traditions handed down from generation to generation. One of them is the traditional loving human spirit of solidarity is expressed through the proverb: "aches tear".

As noted above, traditional human love, the spirit of solidarity, mutual assistance difficult times is one of the oldest traditions of our nation.

About proverb, this question has two layers of meaning, in terms of class layers literally means that we can see that it is right in every word that we do not need to infer anything. This class can understand the meaning of a tree, the fresh leaves can "cover" for the leaves do not heal torn to jointly overcome a rain storm that leaves do not fall off the other tear. From this literal class, we can infer the metaphoric layers proverb - a layer that is not shown directly, and the reader must infer based on class literally. With this proverb one can understand its allusions are talking about love, the spirit of solidarity to help each other when in trouble, tribulation. The rich shall help the poor, incomplete, help the needy. There are also many fishing knives, proverbs speak of this spirit as saying: "My Voting trade secrets taken along / But that other varieties but share the same platform," or "government interference that takes the mirror / person in a country must trade together ".

Bình luận (0)
Yugi Oh
12 tháng 5 2016 lúc 22:38

nếu mk đúng thì tick cho mk nha

Bình luận (0)
_____Teexu_____  Cosplay...
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Dũng
14 tháng 6 2021 lúc 19:55

Đề bài là gì vậy chị?????????

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
đáng yêu
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
17 tháng 2 2020 lúc 8:35

a. Câu tục ngữ trên thuộc nhóm tục ngữ về xã hội.

b. Nghĩa đen: khi ăn quả chín phải biết nhớ ơn người trồng.

Nghĩa bóng: nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn với những người đã có công giúp đỡ, nuôi dạy mình.

c. Chứng minh câu tục ngữ chính là chứng minh lòng biết ơn là phẩm chất đạo lí truyền thống, tốt đẹp của dân tộc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HentiMan69
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hà
9 tháng 3 2022 lúc 15:12

D

ý kiến rg của mk

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Thiên Nhi
Xem chi tiết
Diệp Vi
4 tháng 2 2021 lúc 7:35

Gồm có 2 luận cứ chính và mình đã đưa ra dẫn chứng cụ thể rồi bạn:

Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:– Các câu tục ngữ này đều được người đời xưa đúc kết có cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối. (1)

-Câu tục ngữ chỉ tháng năm đêm ngắn, ngày thì dài còn tháng mười ngày ngắn, đêm dài. Muốn nói đến hiện tượng đối lập, ngược thời tiết giữa mùa đông và mùa hè, sự chênh lệch giữa đêm và ngày.

-Dựa vào kinh nghiệm quan sát này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp giữa ngủ nghỉ và làm việc. Sao cho hợp thời tiết và đạt được hiệu quả.

-Đối với người nông dân thì câu tục ngữ giúp họ ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ, có những hoạt động nông nghiệp hợp lý.

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. (2)

-Câu tục ngữ có nội dung là khi thấy trời nhiều (dày) sao hôm sau sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì sẽ mưa.

-Đúc kết kinh nghiệm của người xưa để dự báo thời tiết, đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng, phân bố công việc cho hợp lý tránh để thời tiết làm hỏng mùa vụ.

-Giá trị của kinh nghiệm câu tục nữ thể hiện là nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. (3)

-Câu tục ngữ mang ý nghĩa là khi có ráng mỡ gà chính là sắc màu phía chân trời do ánh mặt trời chiếu vào có sắc vàng nhìn tựa như mỡ gà thì sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

-Giá trị kinh nghiệm là nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. (4)

-Câu tục ngữ có nội dung: Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thường lên vị trí cao hơn thì khả năng trời sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

-Cơ sở thực tiễn đó là: Kiến là loại côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao tránh lụt lội, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.

-Giá trị kinh nghiệm câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta vào mùa mưa.

Tấc đất, tấc vàng. (5)

-Câu tục ngữ muốn so sánh giá trị của tất đất quý như vàng. Tấc là muốn tính đơn vị rất nhỏ để nói về đơn vị đo đất. Vàng là kim loại quý giá người ta dùng cân tiểu li để cân đong.

-Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ là: Đất quý như vàng vì đất có khả năng nuôi sống con người, nơi con người cư trú cũng như nơi nuôi dưỡng động, thực vật, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

-Trong một đất nước nông nghiệp như nước ta thì đất luôn được đề cao giá trị, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. (6)

-Nội dung câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng như sự khó khăn theo cấp độ khai thác kinh tế theo từng địa hình, kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Ruộng thì phổ biến chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ…. Ao nuôi cá,…. Ông cha ta đã có những đúc kết về kinh nghiệm đánh giá giá trị kinh tế cũng như độ khó của việc canh tác các mô hình.

-Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. (7)

-Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước của nhân dân ta.

-Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu vì đặc thù trong nông nghiệp lúa nước, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Yếu tố công chăm bón, sự cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư trong việc tạo ra mùa màng bội thu. Có thể thấy cả 4 yếu tố đều quan trọng và không thể thiếu bất cứ cái nào.

-Câu tục ngữ nhắc nhở người nông dân phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên những yếu tố quan trọng, không tràn lan, tránh lãng phí không cần thiết.

Nhất thì, nhì thục. (8)

-Câu tục ngữ nêu vai trò của việc trồng trọt đúng thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận sẽ giúp cây trồng dễ dàng lấy được chất dinh dưỡng cũng như đất không bị cằn cỗi. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa, nếu sớm quá, muộn quá thì cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm dẫn đến mất mùa.

-Câu tục ngữ muốn nhắc nhở người làm nông nghiệp về vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác là hai yếu tố quan trọng trong trồng trọt.

Đặc điểm hình thức của tục ngữ:-Đặc điểm nổi bật của những câu tục ngữ trên là ngắn gọn. Mỗi câu tục ngữ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn chỉ có 4 tiếng như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.

-Các câu tục ngữ thường có vần, nhất là vần lưng. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa;

-Các vế trong câu đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.

-Câu tục ngữ nói về thiên nhiên và con người thường rất nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ và hàm súc về ý nghĩa: chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,…. Câu có lập luận chặt chẽ, ngắn gọn.

Bình luận (0)
Hoàng 14 7/2 Tiến
Xem chi tiết
Rhider
10 tháng 1 2022 lúc 7:37

c

Bình luận (0)
Bùi Kim Ngân
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
15 tháng 2 2021 lúc 11:43

Phân tích từng câu tục ngữ:

*Phân tích câu 1: “Một mặt người bằng mười mặt của”:

- Nghĩa của câu tục ngữ: Con người quý hơn tiền bạc.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: đề cao giá trị của con người.

- Trường hợp ứng dụng: Cha mẹ yêu con, muốn con được sống và học tập tốt. Xã hội quan tâm đến quyền con người.

*Phân tích câu 2: “Cái răng, cái tóc là góc con người”:

- Nghĩa của câu tục ngữ: Hàm răng, cái tóc là góc con người. Răng với tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.

- Trường hợp ứng dụng: Rèn luyện từ cái nhỏ nhất, chú ý lời nói, cử chỉ…

*Phân tích câu 3: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

- Nghĩa của câu tục ngữ: Dù khó khăn về vật chất vẫn phải trong sạch, không được làm điều xấu.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ nhân cách tốt đẹp.

- Trường hợp ứng dụng:  giữ mình, tránh xa những cám dỗ, tệ nạn trong xã hội: nghiện hút, bỏ bê học hành…

*Phân tích câu 4: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”

- Nghĩa của câu tục ngữ: cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mực.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: cần phải học cách cư xử có văn hóa. Con người cần thành thạo mọi việc, khéo léo trong giao tiếp.

- Trường hợp ứng dụng: Giao tiếp, cư xử đúng mực với thầy cô, cha mẹ, bạn bè.

*Phân tích câu 5: “Không thầy đố mày làm nên”.

- Nghĩa của câu tục ngữ: Muốn làm được việc gì cũng cần phải có người hướng dẫn.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Muốn nên người thành đạt thì cần có người thầy, cô hướng dẫn. Vì vậy, phải ghi nhớ công lao của người thầy.

- Trường hợp ứng dụng: Tìm thầy học để có có hội hiểu biết, thành công. Ngoài ra, phải biết tôn trọng và biết ơn thầy cô bằng những việc làm cụ thể.

*Phân tích câu 6: “Học thầy không tày học bạn”.

- Nghĩa của câu tục ngữ: Học thầy không bằng học bạn.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện:  Phải tích cực chủ động trong học tập. Muốn học tốt phải mở rộng sự học ra xung quanh nhất là với bạn bè.

- Trường hợp ứng dụng: Học hỏi bạn bè ở lớp và tự học để nâng cao.

*Phân tích câu 7: “Thương người như thể thương thân”.

- Nghĩa của câu tục ngữ: Khuyên con người biết yêu thương người khác như chính bản thân mình.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Đề cao cách ứng xử nhân văn. Hãy sống bằng lòng vị tha, nhân ái.

- Trường hợp ứng dụng: Biết giúp đỡ mọi người nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

*Phân tích câu 8: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

- Nghĩa của câu tục ngữ: Được hưởng thành quả phải biết ơn, nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Mọi thứ ta có, hưởng thụ là do sức người khác làm ra. Chính vì thế, cần trân trọng, biết ơn người đi trước.

- Trường hợp ứng dụng: Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.

*Phân tích câu 9: “Một cây…núi cao”

- Nghĩa của câu tục ngữ: việc lớn, việc khó không thể một người mà xong được, cần nhiều người hợp sức.

- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

- Trường hợp ứng dụng: Nhắc nhở về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân, ích kỉ.

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Chiến
15 tháng 2 2021 lúc 10:40

*Một mặt người bằng mười mặt của

Nghĩa của câu: con người đáng quý hơn tiền bạc, của cảiGiá trị kinh nghiệm: Đề cao giá trị của con người,Ứng dụng cụ thể:Có thể dùng câu tục ngữ khi an ủi một ai bị mất mát tài sản, tiền bạc “của đi thay người”.phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người.Dạy con cái biết quý trọng giá trị con người.

*Cái răng, cái tóc là góc con người

Nghĩa của câu: Theo nghĩa đen, răng và tóc là bộ phận ngoài cơ thể, nhìn vào đó có thể biết được tình hình sức khỏe của con người, Theo nghĩa bóng, câu tục ngữ có nghĩa thể hiện hình thức, tính nết con người.Giá trị kinh nghiệm: thể hiện cách nhìn của nhân dân ta về hình thức bên ngoài của con người. Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người cần phải biết chăm chút vẻ bề ngoài, lo lắng sức khỏe.Rèn luyện từ cái nhỏ nhất. Chú ý lời nói, cử chỉ, bước đi.

*Đói cho sạch, rách cho thơm

Nghĩa của câu: Theo nghĩa đen, khuyên con người phải ăn uống sạch sẽ, giữ gìn quần áo cho thơm to. Nghĩa bóng: cuộc sống dù có nghèo khổ vẫn phải giữ mình sống cho trong sạch, giữ gìn nhân cách tốt đẹp.Giá trị kinh nghiệm: câu tục ngữ đề cao lối sông đạo đức, trong sạch của ông cha ta, đồng thời qua đó giáo dục con người cần phải đề cao lòng tự trọng và phải biết vượt lên hoàn cảnh để giữ gìn nhân cáchỨng dụng cụ thể:Khuyên răn con người giữ gìn nhân cách dù rơi vào hoàn cảnh khó khănPhê phán những con người vì nghèo khó mà làm điều bất chính.

*Học ăn, học nói, học gói, học mở

Nghĩa của câu:nghĩa đen của câu tục ngữ là khuyên con người phải học hỏi mọi điều trong cuộc sống, từ những điều nhỏ nhất: cách ăn, cách nói.. đến những điều phức tạp nhất.Nghĩa bóng: Con người cần phải học hỏi mọi điều để ứng xử lịch thiệp, có văn hóa trong cuộc sốngGiá trị kinh nghiệm: Khuyên răn con người cần phải biết học hỏi từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống để ứng xử có văn hóa.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người phải biết nói năng đúng mực, lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi.Phê phán những con người có hành vi ứng xử thiếu văn hóa.

*Không thầy đố mày làm nên.

Nghĩa của câu: Con người muốn làm gì cũng cần có người hướng dẫn, chỉ bảo.Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ nhắc nhở con người cần biết kính trọng, ghi nhớ công ơn thầy cô đã dạy dỗ chúng ta nên người.Ứng dụng cụ thể:Phê phán những trường hợp coi nhẹ sự dạy dỗ của các thầy cô giáoĐề cao công lao của người thầy trong cuộc đời của mỗi con người.

*Học thầy không tày học bạn.

Nghĩa của câu: học thầy không bằng học bạnGiá trị kinh nghiệm:  Câu tục ngữ khuyên răn con người nên học hỏi từ bạn bè những điều tốt đẹp, những kinh nghiệm sống…Ứng dụng cụ thể:Nhấn mạnh việc học hỏi bạn bè trong lớp, ở những người có kiến thức hơn mình.

*Thương người như thể thương thân.

Nghĩa của câu: Khuyên răn con người phải biết yêu quý người khác như yêu chính bản thân mình.Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ nói lên triết lí sống, đề cao cách ứng xử nhân văn, mở rộng lòng mình để chia sẻ với mọi người.Ứng dụng cụ thể:Phê phán những con người có lối sống ích kỉ, chỉ vì lợi ích của bản thân.Kêu gọi mọi người tích cực giúp đỡ, chia sẻ với mọi người: hoạt động ủng hộ những người có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn, bão lụt…

*Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Nghĩa của câu: khi được hưởng thụ thành quả do người khác mang lại thì cần ghi nhớ công ơn của người đó.Giá trị kinh nghiệm: câu tục ngữ khuyên răn con người sống có đạo lí, có trước có sau. Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

*Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao.

Nghĩa của câu: Một cá nhân đơn lẻ thì không thể làm nên việc lớn, ngược lại nhiều người hợp sức với nhau sẽ làm nên việc lớn lao, khó khăn một cách dễ dàng.Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ nêu lên bài học kinh nghiệm quý báu, đó là sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể sẽ góp phần làm nên thành công chung.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người cần biết đoàn kết, hợp tác trong công việc, lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.Phê phán những cá nhân sống ích kỉ, đơn lẻ, tách mình ra khỏi tập thể và không muốn đóng góp công sức vì sự phát triển chung

Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn thế hệ sau phải biết ghi nhớ công lao của những người đi trước đã gây dựng nên.Phê phán những con người sống vô ơn bạc nghĩa, quên đi công lao của người khác mà chỉ lo hưởng thụ cho bản thân

Bình luận (0)