2. Cho 8 g oxit của kim loại hóa trị II tác dụng hết với 0,2 mol axit HCl . Xác định CTHH của oxit của kim loại trên.
giups mik cần gấp
Để hòa tan 9,6g một hỗn hợp đồng mol (cùng số mol) của 2 oxit kim loại có hóa trị II cần 14,6g HCl xác định công thức của 2 oxit trên Biết kim loại hóa trị II có thể là Be Mg Ca Fe Zn Ba
Gọi hai oxit cần tìm là XO, YO
Gọi số mol XO là a → số mol YO là a
→ mhh = a · (X +16) + a · (Y + 16) = 9,6 (gam) (*)
PTHH:
XO + 2HCl → XCl2 + H2O
YO + 2HCl → YCl2 + H2O
Theo PTHH:\(n_{HCl}=2n_{XO}+2n_{YO}=\dfrac{14,6}{36,5}=0,4\left(mol\right)\)
=> \(2a+2b=0,4\left(mol\right)\)
Mà theo đề hỗn hợp 2 oxit đồng mol : a=b
=> a=b=0,1(mol) (**)
Từ (*), (**) => X+Y=64
Vì kim loại có thể là Be, Mg, Ca, Fe, Zn, Ba
=> Hai kim loại thỏa mãn là Mg và Ca
Vậy hai oxit kim loại cần tìm là MgO và CaO
Khử hoàn toàn 6,4 gam một oxit kim loại cần dùng 0,12 mol H2. Kim loại thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,08 mol H2. Xác định công thức hóa học của oxit kim loại trên
Cho 5,6g oxit kim loại hóa trị 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch axit HCL cho 11,1g muối clorua của kim loại đó. Xác định tên kim loại đó
Gọi kim loại đó là A và hóa trị là a
\(A_2O_a\left(\dfrac{5,6}{2A+16a}\right)+2aHCl\rightarrow2ACl_a\left(\dfrac{11,2}{2A+16a}\right)+aH_2O\)
\(n_{A_2O_a}=\dfrac{5,6}{2A+16a}\left(mol\right)\)
⇒ \(m_{ACl_a}=\dfrac{11,2}{2A+16a}.\left(A+35,5a\right)=11,1\)
⇔ A = 20a
Thế a lần lược bằng 1, 2, 3 ta chọn a = 2 ; A = 40
Vậy kim loại đó là Ca
Cho 4,48g một oxit của kim loại hoá trị II tác dụng hết 7,84g axit H2SO4. Xác định công thức của oxit trên.
Gọi CTHH của oxit kim loại là: MO
PTHH: MO + H2SO4 ---> MSO4 + H2O
Ta có: \(n_{H_2SO_4}=\dfrac{7,84}{98}=0,08\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_{MO}=n_{H_2SO_4}=0,08\left(mol\right)\)
=> \(M_{MO}=\dfrac{4,48}{0,08}=56\left(g\right)\)
Ta có: \(M_{MO}=M_M+16=56\left(g\right)\)
=> MM = 40(g)
=> M là canxi (Ca)
=> CTHH là: CaO
Cho 9,4 gam oxit kim loại A có hóa trị I phản ứng hết với dung dịch axit clohidđric HCl, sau phản ứng thu được nước và 14,9 gam muối clorua (tạo bởi kim loại liên kết với clo). Xác định CTHH của oxit kim loại A
\(n_{A_2O}=\dfrac{9,4}{2M_A+16}\left(mol\right)\)
PTHH: A2O + 2HCl --> 2ACl + H2O
\(\dfrac{9,4}{2M_A+16}\)-->\(\dfrac{9,4}{M_A+8}\)
=> \(\dfrac{9,4}{M_A+8}\left(M_A+35,5\right)=14,9\Rightarrow M_A=39\left(g/mol\right)\)
=> A là K
CTHH: K2O
5. Hòa tan 6 gam oxit kim loại hóa trị II cần 300 ml dung dịch HCl 1M. Xác định CTHH của oxit
Cho kim loại M có hóa trị (II). Hòa tan hết 8 gam oxit của M vào dung dịch axit clohiđric. Sau khi kết thúc phản ứng thấy có 0,4 mol HCl đã phản ứng. Kim loại M là ?
Em cần gấp ạ.
`MO + 2HCl -> MCl_2 + H_2O`
Theo PT: `n_(MO) = (n_(HCl))/2`
`<=> 8/(M_M +16) = (0,4)/2`
`<=> M_M = 24`
`=>M` là `Mg`.
\(MO+2HCl\rightarrow MCl_2+H_2O\)
Ta có : \(n_{MO}=\dfrac{1}{2}n_{HCl}=0,2\left(mol\right)\)
=> \(M_{MO}=\dfrac{8}{0,2}=40\)
=> M=24 (Mg)
Cho 3,1 g oxit của kim loại R hóa trị 1 tác dụng hết với nước thu được 4 gam hợp chất hiđroxit của kim loại R xác định công thức hóa học và đọc tên oxit kim loại đó
\(n_{R_2O}=\dfrac{3,1}{2.M_R+16}\left(mol\right)\)
PTHH: R2O + H2O --> 2ROH
__\(\dfrac{3,1}{2.M_R+16}\)----->\(\dfrac{3,1}{M_R+8}\)
=> \(\dfrac{3,1}{M_R+8}\left(M_R+17\right)=4=>M_R=23\left(Na\right)\)
CTHH của oxit là Na2O (natri oxit)
Cho 8,6 gam kim loại gồm M và M2O tác dụng hết , vừa đủ với 0,2 mol HCl . Xác định kim loại M và oxit M2O
Đặt: \(n_M=a\left(mol\right);n_{M_2O}=b\left(mol\right)\)
Từ công thức Oxit cho thấy khả năng cao M là kim loại hoá trị I (Phòng trường hợp các kim loại đa hoá trị, điển hình là Cu có hoá trị I,II)
\(PTHH:\\ M+HCl\rightarrow MCl+\dfrac{1}{2}H_2\left(1\right)\\ M_2O+2HCl\rightarrow2MCl+H_2O\left(2\right)\)
\(\left(1\right)\left(2\right)\Rightarrow a+2b=0,2\left(mol\right)\Rightarrow b< 0,1\)
Theo đề bài ta có phương trình:
\(M.a+\left(2M+16\right)b=8,6\\ \Leftrightarrow0,2M+16b=8,6\\ \Leftrightarrow M+80b=43\left(2\right)\Rightarrow M< 43\)
\(\left(2\right)\Rightarrow b=\dfrac{43-M}{80}< 0,1\Rightarrow M>35\)
Kết hợp 2 bất phương trình ta được: \(35< M< 43\Rightarrow M=39\left(K\right)\)
Vậy kim loại M là Kali (Kí hiệu: K). Công thức oxit: K2O
Đây là cách làm chỉ mang tính chất tham khảo! Nếu có sai sót thì comment cho mình biết và sửa chữa, rút kinh nghiệm
P/s: Mình có làm tắt vài chỗ, nếu thấy chỗ nào khó hiểu vui lòng comment để mình giải đáp sớm nhất. Thấy hay thì cho mình xin 1 like để ủng hộ nha!