qua câu chuyện về Dế men trong văn bản "Bài học đường đầu tiên", tác giả muốn gửi đến chúng ta bài học gì?
qua câu chuyện về Dế men trong văn bản "Bài học đường đầu tiên", tác giả muốn gửi đến chúng ta bài học gì?
các tác giả đã gửi gắm cho chúng ta những điều hay lẽ phải về phẩm chất làm người. Qua đó tôi học được những thứ mà ta hay vấp phải trong cuộc sống. Đó là không nên kiêu căng xem thường bạn bè, phải biết tôn trọng người khác tin tưởng vào thực lực của bạn bè, có tấm lòng trong sáng, hồn nhiên nhân hậu, không nên ích kỉ với bạn bè và những người xung quanh. Và điều quan trong nhất là nên cố gắng học hỏi để giúp ích cho xã hội mai sau.
Qua văn bản bài học đường đời đầu tiên tác giả muốn gửi gấm đến chúng ta điều gì?
Qua văn bản bài học đường đời đầu tiên tác giả muốn gửi gấm đế chúng ta điều gì?
Qua những văn bản sau tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?em tự rút ra được bài học gì ?
bài học đường đời đầu tiên, vượt thác, sông nước cà mau, bức tranh của em gái tôi, buổi học cuối cùng
nhanh lên mấy bạn ơi
Thông điệp : Đừng do ganh tị mà tình cảm của anh em bị mờ nhạt, đáng lý người anh phải vui khi người em đoạt giải nhất cuộc thi vẽ, nhưng vì người anh cứ nghĩ minh đã bị bỏ rơi(không có tài năng nào nổi bật), còn ba mẹ thì lại yêu thương em gái hơn, chính vì vậy người anh đã bắt đầu gắt gỏng với em và tình cảm anh em bị mờ nhạt
Kết thúc văn bản " Bài học đường đời đầu tiên ", tác giả có viết: " Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên ". Nếu em là Dế Mèn, em sẽ nói gì với Dế Choắt? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn từ 5 - 7 câu.
Câu 1:Bức chân dung của nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" (trích "Dế Mèn phiêu lưu kí" của tác giả Tô Hoài) được hiện ra như thế nào? Em rút ra cho bản thân bài học gì qua đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên"?
Câu 2:Cảm nhận của em sau khi học xong văn bản "Sông nước Cà Mau" của Đoàn Gioỉ?
Câu 3:Tại sao đứng trước bức tranh đạt giải Nhất của người em Kiều Phương, nhân vật người anh lại cảm thấy ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ? Qua câu chuyện "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh, em rút ra cho bản thân những bài học gì?
Câu 1: Trong Văn bản: "Bức tranh của em gái tôi", em đã có nhận xét gì về nhân vật cô em gái - Kiều Phương?
Câu 2: Trong Văn bản: "Bức tranh của em gái tôi", em đã rút ra bài học gì từ cách ứng xử của cô em gái - Kiều Phương?
Câu 3: Trong Văn bản: "Bài học đường đời đầu tiên", em đã có nhận xét gì về thái độ của nhân vật Dế Mèn?
Câu 4: Trong Văn bản: "Bài học đường đời đầu tiên", em đã rút ra bài học gì từ Dế Mèn?
Câu 5: Trong Văn bản: "Buổi học cuối cùng", ai là người kể? Ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể?
Câu 6: Trong Văn bản :"Bức tranh của em gái tôi", ai là người kể? Ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể?
Câu 7: Trong Văn bản: "Bài học đường đời đầu tiên", ai là người kể? Ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi?
Từ nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" của tác giả Tô Hoài, em rút ra cho bản thân bài học gì? Hãy diễn đạt bằng đoạn văn 4-5 câu.
Bài học về thái độ sống
Dế Mèn vốn là một chú dế bướng bỉnh, kiêu ngạo và hung hăng hay đi bắt nạt người khác. Dưới con mắt Dế Mèn, Dế Choắt chỉ là một kẻ yếu ớt, xấu xí, gầy lêu nghêu như “gã nghiện thuốc phiện”. Dế Mèn luôn chê anh chàng này lười nhác, ngu dốt, hôi như cú mèo. Không chỉ có Dế Choắt, Dế Mèn còn tỏ thái độ ngang ngược, hỗn lão với chị Cốc, dù mỗi lần trêu chị chú đều sợ đến mức chui tọt vào hang nhưng thái độ vẫn vô cùng thách thức thầm: “… mày ghè vỡ đầu mày ra không chui nổi vào tổ tao đâu!”.
Thậm chí, Mèn đã vô tình gây tai họa khiến người láng giềng tội nghiệp bị chết thê thảm. Lời trăn trối của Dế Choắt, mãi là một bài học dành cho Dế Mèn và mọi người: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy!”. Đồng thời đó cũng là cách nhà văn Tô Hoài nhắc nhở mọi người phải sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. Đặc biệt khi phạm lỗi lầm, phải biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống.
Bài học về lòng tốt với những người xung quanh
Dế Mèn từng là một anh chàng kiêu căng, hợm hĩnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của Mèn vẫn luôn có lòng nhân hậu, cậu có tính thương người, thấy chuyện bất bình chẳng tha. Trên đường về quê hương, Dế Mèn đã cứu giúp chị Nhà Trò vốn bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát xóa nợ và xóa bỏ hiềm khích, cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Lòng tốt giữa người với người luôn luôn quý giá bởi “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Bài học về cách đánh giá người khác
Trên chuyến hành trình của mình, Dề Mèn kết tình anh em cùng Dế Trũi. Trước khi quen Trũi, Mèn thường có ý xem thường đối với những anh chàng Dế Trũi vì vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch của họ. Nhưng rồi Mèn mới nhận ra, đằng sau vẻ ngoài quê mùa đó là một người bạn tốt, giỏi võ, vui tính. Một bài học đắt giá cho Mèn đó là “Tôi hiểu rằng không nên chỉ xem vẻ bề ngoài mà coi thường ai một cách hồ đồ như vậy”. Đó là bài học về cách đánh giá người khác không phải từ vẻ bề ngoài mà phải là con người bên trong của họ.
Bài học về tình bạn chân thành
Lúc Trũi bị mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, nhiều lần Mèn ngửa mặt vào không, gọi tên Trũi thảm thiết. Tình bạn phải qua biến cố, thử thách mới hiểu hết được nhau. Và tình bạn là phải luôn hết lòng vì nhau, đừng nên ích kỷ sống cho riêng mình. Cuộc sống nếu không có bạn bè, thân thích thì luôn khiến người ta cảm thấy lẻ loi, cô độc.
Bài học về ý thức kỷ luật và sự đoàn kết
Đó là bài học qua những chú Kiến bé nhỏ cần cù, chăm chỉ. Kiến rất có ý thức kỷ luật và trong mỗi chi phái của Kiến luôn được phân công những công việc khác nhau: Kiến Gió chuyên nghề xây đắp, Kiến Lửa đào cát xây lũy, Kiến Đen làm công việc của một thám tử. Điều quan trọng học được ở Kiến đó là tinh thần đoàn kết, luôn gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau khi có kẻ thù. Trong cuộc sống đừng bao giờ vì việc của cá nhân mà ảnh hưởng đến lợi ích tập thể, sống không phải chỉ cho mình mà cho cả những xung quanh ta nữa.
thông qua hình ảnh Dế Mèn trong văn bản "Bài học đời đường đầu tiên" em rút ra bài học gì cho bản thân? trình bày bằng 1 đoạn văn từ 5 đến 6 câu?
Dù ân hận đã muộn màng nhưng Dế Mèn cũng sớm thấy được sai trái, không nản chí trước những sai lầm mà mình đã phạm phải. Mèn đã thay đổi tính cách, quyết tâm lên đường phiêu lưu để mở rộng tầm nhìn, tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Hình ảnh Dế Mèn với Bài học đường đời đầu tiên thể hiện bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về đạo lý làm người. Phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, phải có lòng nhân ái trong cuộc đời. Bài học đường đời đã giúp Mèn hoàn thiện nhân cách và có được một cuộc sống giàu ý nghĩa. Đây cũng chính là bài học làm người dành cho thế hệ trẻ hôm nay.
Dù ân hận đã muộn màng nhưng Dế Mèn cũng sớm thấy được sai trái, không nản chí trước những sai lầm mà mình đã phạm phải. Mèn đã thay đổi tính cách, quyết tâm lên đường phiêu lưu để mở rộng tầm nhìn, tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Hình ảnh Dế Mèn với Bài học đường đời đầu tiên thể hiện bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về đạo lý làm người. Phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, phải có lòng nhân ái trong cuộc đời. Bài học đường đời đã giúp Mèn hoàn thiện nhân cách và có được một cuộc sống giàu ý nghĩa. Đây cũng chính là bài học làm người dành cho thế hệ trẻ hôm nay