Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 2 2018 lúc 13:43

Lập dàn ý thuyết minh về cách làm đèn lồng giấy đón Trung thu

  a, Nguyên liệu:

   + Giấy màu cứng, keo dán, chỉ, kéo

   + Băng dính trong, bút chì, thước kẻ, que gỗ

  b, Cách thực hiện

   Bước 1: Gập đôi tờ giấy màu hình chữ nhật lại

   Bước 2: Dùng thước kẻ và vẽ các đường thẳng song song trên mặt giấy, mỗi đường thẳng cách nhau 2 cm và để chừa lại phần mép giấy phần chiều dài và chiều rộng 3 cm. Sau đó dùng kéo cắt theo những đường thẳng đã vẽ.

   Bước 3: Dùng bút trang trí thêm lên thân đèn.

   Bước 4: Cuộn giấy hình tròn và dán hai mép giấy, sau đó dán thêm phần quai và buộc chỉ vào quai đèn nối lên que gỗ.

  Yêu cầu thành phẩm: Các nang đèn đều đặn, đèn không được méo mó, màu sắc bắt mắt.

Thái Phạm
Xem chi tiết
Trần Đức Huy
12 tháng 2 2022 lúc 15:46

Tham khảo

 

Bài làm:Cách chơi trò chơi "bịt mắt bắt dê"Điều kiện cần có:Người chơi từ 5 đến 10 ngườiĐịa điểm chơi: một khoảng sân rộngLuật chơiBạn đeo bịt mắt không được cởi bịt mắt khi đuổi bắt.Khi bị bắt, người đó se phải thay thế vị trí đuổi bắt.Cách chơi:Một bạn được chọn sẽ phải bịt mắt và đuổi bắt các bạn khác.Các bạn không phải bịt mắt sẽ chạy trốn để không bị bắt.
Night___
12 tháng 2 2022 lúc 15:47

Refer:

Cách chơi trò chơi "bịt mắt bắt dê"

Điều kiện cần có:

-Người chơi từ 5 đến 10 người

-Địa điểm chơi: một khoảng sân rộng

Luật chơi

-Bạn đeo bịt mắt không được cởi bịt mắt khi đuổi bắt.

-Khi bị bắt, người đó se phải thay thế vị trí đuổi bắt.

Cách chơi:

-Một bạn được chọn sẽ phải bịt mắt và đuổi bắt các bạn khác.

-Các bạn không phải bịt mắt sẽ chạy trốn để không bị bắt.

Uyên  Thy
12 tháng 2 2022 lúc 15:58

Tham khảo nhé!
 Lập dàn ý thuyết minh về cách làm đèn lồng giấy đón Trung thu

  a, Nguyên liệu:

   + Giấy màu cứng, keo dán, chỉ, kéo

   + Băng dính trong, bút chì, thước kẻ, que gỗ

  b, Cách thực hiện

   Bước 1: Gập đôi tờ giấy màu hình chữ nhật lại

   Bước 2: Dùng thước kẻ và vẽ các đường thẳng song song trên mặt giấy, mỗi đường thẳng cách nhau 2 cm và để chừa lại phần mép giấy phần chiều dài và chiều rộng 3 cm. Sau đó dùng kéo cắt theo những đường thẳng đã vẽ.

   Bước 3: Dùng bút trang trí thêm lên thân đèn.

   Bước 4: Cuộn giấy hình tròn và dán hai mép giấy, sau đó dán thêm phần quai và buộc chỉ vào quai đèn nối lên que gỗ.

  Yêu cầu thành phẩm: Các nang đèn đều đặn, đèn không được méo mó, màu sắc bắt mắt.

Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Kim Yến Nguyễn
Xem chi tiết
꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
8 tháng 2 2022 lúc 9:33

Tham khảo :

a) Mở bài

- Giới thiệu về trò chơi dân gian sẽ thuyết minh : trò ô ăn quan.

Ví dụ:

Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian ô ăn quan.

b) Thân bài

* Nguồn gốc trò chơi ô ăn quan

- Không một ai hay biết chính xác quãng thời gian trò chơi này ra đời, dân gian cho rằng nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước của đồng bằng dân tộc Kinh tại Việt Nam.

- Có nhiều người cho rằng trò chơi này xuất phát từ bàn cờ mancala ở Ả Rập (khoảng 1580 – 1150 TCN) và được lan truyền đi rất nhiều nơi và đến với nước ta.

- Có một điều chứng minh rằng trò chơi này đã có từ rất lâu chính là những câu chuyện xoay quanh vị trạng nguyên năm 1086 là Mạc Hiển Tích, ông có một cuốn sách bàn về các phép tính và các số ẩn trong trò chơi này.

 

- Hiện tại trò chơi này được trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn cách chơi tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

* Đặc điểm của trò chơi

+ Số lượng người chơi: 2 đến 4 người chơi

+ Độ tuổi thường chơi: trẻ em

+ Thời gian chơi: không giới hạn

+ Các kỹ năng cần thiết: chiến thuật, đếm

* Cách thức chơi và luật chơi

- Chuẩn bị: bàn chơi, quân chơi, người chơi và bố trí quân chơi.

+ Bàn chơi:

Bàn chơi ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng...Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau.Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài.Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.

+ Quân chơi:

Vật dụng có thể làm quân chơi có thể là đá, sỏi... miễn sao vừa tay người chơi cầm là được.Ô quan luôn chỉ có 2 viên và lớn hơn hẳn so với các quân chơi trong ô dân.Số dân thì không giới hạn, nhưng thường là 50 và được chia đều ra các ô vuông.Biến thể: Số dân ở mỗi ô vuông là 10 và / hoặc ở ô quan ngoài quan còn có thêm 20 hay 30 dân...

+ Người chơi:

Thường có 2 người chơi ngồi đối diện nhau.Ô ăn quan cũng có thể được chơi với 3 hoặc 4 người chơi trong đó cách di chuyển quân, thể thức tính điểm cũng giống như khi chơi hai người nhưng bàn chơi được thiết kế khác đi cho phù hợp.

- Cách chơi và luật chơi:

+ Người giành chiến thắng sẽ là người có số dân được quy đổi cùng số dân của mình cộng lại là nhiều nhất.

+ Đầu tiên người chơi sẽ thoả thuận với nhau xem ai đi trước, thường thì cả hai sẽ oẳn tù tì, ai thắng sẽ được đi trước. Người này sẽ lựa chọn một ô dân bất kỳ của mình, nắm hết số dân trong đó rồi lựa chọn lối đi mà rải từng quân xuống một ô. Cứ 1 viên sẽ đặt trong 1 ô.

+ Nếu sau khi rải hết mà ô tiếp theo là một ô vuông thì lại tiếp tục như thế theo chiều bản thân đã chọn. Còn nếu rải hết mà tiếp theo là 2 ô trống thì sẽ mất lượt và dành cho người tiếp theo.

+ Nếu liền sau đó là một ô vuông trống rồi tiếp đến là một ô có quân thì người chơi được lấy hết số quân trong đó và để ra ngoài, khi kết thúc sẽ tính điểm cho mình.

+ Còn nếu đến lượt đi mà 5 ô của người chơi đối diện mình lại không có bất kỳ một quân nào thì bản thân phải đem quân của mình ra rải mỗi ô 1 quân. Nếu không đủ thì phải vay quân của đối phương rồi sẽ trả lại khi tính điểm.

+ Trò chơi sẽ dừng lại khi mà ô quan và ô dân không còn quân nào cả. Hoặc ô quan không còn quân nào, ô dân vẫn còn quân thì ô quan ở phía người nào sẽ tính số quân về bên người đó.

* Ý nghĩa của trò chơi ô ăn quan

- Là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc với trẻ em Việt Nam xưa.

- Là một nét đẹp trong văn hoá dân gian của đất nước ta.

- Ô ăn quan còn đi vào trong văn học, nghệ thuật:

+ Các nhà thơ như Xuân Quỳnh, Lữ Huy Nguyên đã có những bài thơ về trò chơi này như:

“Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát

Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô

Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa

Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ…”

(Thời gian trắng - Xuân Quỳnh)

Bên rìa hầm trú ẩn

Em chơi ô ăn quan

Sỏi màu đua nhau chạy

Trên vòng ô con con.

Sỏi nằm là giặc Mỹ

Sỏi tiến là quân mình

Đã hẹn cùng nhau thế...

Tán bàng nghiêng bóng xanh...

(Chơi ô ăn quan, Lữ Huy Nguyên)

+ Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh có bức tranh lụa nổi tiếng Chơi Ô ăn quan (1931).

c) Kết bài

- Khái quát lại và nêu lên suy nghĩ của bản thân, tình cảm của mình với trò chơi dân gian này.

Lihnn_xj
8 tháng 2 2022 lúc 9:34

Tham khảo bài này nhé bạn!!
Nguồn: vndoc.com

 

1. Mở bài

Giới thiệu trò chơi dân gian kéo co bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ví dụ: Một trong những giá trị tinh thần quan trọng trong cuộc sống con người chính là trò chơi văn hóa dân gian mà nổi bật là trò chơi kéo co.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Trò chơi này đã xuất hiện từ lâu đời và trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ta.

        VDO.AI

Trên khắp dải đất hình chữ S này, đâu đâu con người cũng biết đến trò chơi thân quen đó.

Nó xuất hiện trong các lễ hội, trong nhà trường, trong các buổi sinh hoạt văn hóa thậm chí là trò các em nhỏ thường xuyên chơi với nhau.

Dù tồn tại ở thể nào hay dịp nào thì nó vẫn mang một màu sắc, một đặc điểm riêng biệt không lẫn lộn với bất cứ một trò chơi nào khác.

b. Thuyết minh chi tiết

Cần chuẩn bị một sợi dây thừng đủ vững chắc, chia thành hai phần bằng nhau và đánh dấu điểm chính giữa bằng một chiếc khăn hoặc mảnh vải khác màu.

Hai đội chơi đứng cách đoạn chính giữa đó một khoảng bằng nhau được kẻ vạch sẵn từ trước.

Trò chơi này không giới hạn số lượng người tham gia nhưng với điều kiện thành viên của hai đội phải bằng nhau.

Thành viên hai đội sau khi được sắp xếp vào vị trí thì nắm lấy sợi dây, đứng sau vạch kẻ ở tư thế sẵn sàng kéo.

Người trọng tài sau khi thấy hai đội đã ổn định thì thổi một tiếng còi thật to. Tiếng còi của trọng tài vừa dứt cũng là lúc hai đội dùng hết sức của mình để kéo sợ dây về phía mình.

 

Đội nào kéo khỏe hơn để điểm đánh dấu chính giữa chạm qua vạch kẻ bên mình hoặc thành viên đứng đầu của đội còn lại vượt qua vạch kẻ của họ thì đội đó giành chiến thắng và tiếng còi của trọng tài vang lên báo hiệu hiệp đấu kết thúc.

Trò chơi thường có ba hiệp, đội nào giành số hiệp thắng nhiều hơn thì thắng chung cuộc.

Đối với trò chơi kéo co có nhiều đội tham gia thì đội nào giành chiến thắng sẽ được vào vòng tiếp theo và đấu với những đội mạnh hơn để tìm ra đội chiến thắng cuối cùng.

c. Yêu cầu của trò chơi

Các thành viên phải có sức khỏe và sự dẻo dai nhất định. Những người tham gia trò chơi này thường có sức khỏe và sức chịu đựng tốt cũng như tinh thần, ý chí kiên cường, vững vàng.

d. Tác dụng của trò chơi

Trò chơi dân gian này giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, tinh thần đồng đội đoàn kết.

Giúp chúng ta có những giây phút vui vẻ bởi những pha ngã nhào hài hước của các đội thi.

Ngoài ra, nó còn giúp cho con người gần gũi với nhau hơn, từ cuộc thi chúng ta có thể giao lưu và có thêm những người bạn mới.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị của trò chơi dân gian này.

Hoàng Quỳnh Trâm
Xem chi tiết
Tzngoc
Xem chi tiết
Homin
25 tháng 9 2023 lúc 0:30

(1) Mở đầu: Nêu các thông tin chung về cuốn truyện.
(2) Triển khai: Trình bày các nội dung chính; nêu một vài nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện.
(3) Kết luận: Nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của cuốn truyện.

32.Thuỳ 7/2
Xem chi tiết
Đỗ Thị Quỳnh Như
Xem chi tiết
Hoàng hôn  ( Cool Team )
31 tháng 10 2019 lúc 20:50

dàn ý thuyết minh về cây Dừa số 1

Mở bài

Giới thiệu cây dừa

Thân bài

– Tả và biểu cảm cây dừa

 Lựa chọn: Tả thân, lá, hoa, quả

– Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

Đua xe bằng tàu dừa.Làm cào cào bằng lá dừa.Trèo dừa bắt tổ chim.Mỗi buổi chiều học bài dưới gốc dừaCó những niềm vui, nỗi buồn gì cũng tâm sự với cây dừa.

– Lợi ích kinh tế

 Nước dừa tươiMứt dừa.Các bà, các mẹ, các chị khi nấu chè hay xôi không thể thiếu nước cốt dừa.Trong các món ăn làm từ dừa, tôi thích nhất là món thịt kho dừa.Kẹo dừa là đặc sản Bến Tre.Dừa làm đũa, muỗng, dép trong nhà.

Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa

Khách vãng lai đã xóa
duy
31 tháng 10 2019 lúc 21:03

dàn ý thuyết minh về cây dừa sô 1

Mở bài 

Giới thiệu cậy dừa

Thân bài

-Tả và biểu cảm cây dừa 

.Lựa chọn: Tả thân ,lá,hoa,quả

-Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

. Đua xe bằng tàu dừa

. tự làm nha

Kết bài 

nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Thị Quỳnh Như
1 tháng 11 2019 lúc 20:26

thuyết minh về chiếc võng hay đôi đũa ăn cơm mà

sao ai cx cây dừa vậy ?

Khách vãng lai đã xóa
LỢI
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
25 tháng 2 2022 lúc 5:46

1. Mở bài

Giới thiệu chung:

- Chùa Hội Khánh là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.

- Sau Tết Nguyên Đán là dịp chùa Hội Khánh  mở hội. Hội chùa  kéo dài gần như suốt mùa xuân.

 2 .THân bài:

Ngôi chùa Hội Khánh tọa lạc dưới chân đồi, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 500m về hướng Đông, số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một, là một công trình kiến trúc tôn giáo, nhệ thuật lớn nhất tỉnh, được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia ngày 07/01/1993.

gt chùa:

Chùa Hội Khánh là một ngôi chùa cổ Phật giáo được Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) khai sơn năm Cảnh Hưng thứ 2, đời Lê Hiển Tông, tức năm Tân Dậu (1741) ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

+ Vị trí của chùa Hội Khánh:

Chùa nằm cách đường cái 150 m. Sau cổng Tam Quan có chạm rồng phụng chùa tọa trên một vùng dất yên tỉnh với nhiều cây cối, đặc biệt là có bốn cây dầu đã được trồng hơn một thế kỷ không bao lâu sau khi chùa được xây lại.

+

Đặc biệt, Chùa Hội Khánh ở Bình Dương còn gắn với hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Năm 1923 – 1926, cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng với cụ Tú Cúc (Phan Đình Viện) và Hòa thượng Từ Văn đã sáng lập ra Hội Danh Dự tại đây.

Năm 1993, Chùa đã được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

+ Kiến trúc của chùa:

Dù được trùng tu và mở rộng nhiều lần nhưng về cơ bản đây là ngôi chùa hiếm hoi vẫn còn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu. Nét nỗi bật của ngôi cổ tự này là giá trị phong phú về mặt lịch sử văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt phần lớn những di tích, cổ vật hàng mấy trăm năm được bảo tồn lưu giữ cho đến nay. Hội Khánh còn được xem là ngôi chùa tiêu biểu cho đặc điểm chung của các ngôi chùa cổ Bình Dương.

 

Về cấu trúc chùa gồm bốn phần chính:

Tiền điện – chánh điện.giảng đường kiến trúc này có 92 cột gỗ quý.Đông lang.Tây lang chùa bố trí theo kiểu “sắp đôi” nối liền nhau với kiến trúc “trùng thềm, trùng lương”.

Đây là biến tấu đặc biệt trong kiến trúc theo truyền thống chùa cổ xứ Nam Kỳ.

+Chính điện và giảng đường được bố trí theo kiểu “sấp đội”, nối liền nhau theo thức “trùng thềm điệp ốc”, một dạng thức kiến trúc phổ biến đối với đình, chùa ở xứ Đàng Trong bấy giờ

+ Trong khuôn viên Chùa có 4 kiến trúc mang tên 4 thánh tích gắn với Đức Phật, gồm vườn Lâm Tỳ Ni (nơi Đức Phật đản sinh); Bồ Đề đạo tràng (nơi Đức Phật thành đạo), vườn Lộc Uyển (nơi Đức Phật giảng kinh Chuyển pháp luân) và Câu Thi Na (nơi Đức Phật nhập niết bàn).

 Kết bài:

*Cảm nghĩ của bản thân.