Bài 4: Số học sinh của ba khối 6, 7, 8 tỉ lệ thuận với 10; 9; 8. Tính số học sinh của mỗi khối biết số học sinh khối 8 ít hơn số học sinh khối 6 là 50 HS.
Bài 3: Biết số học sinh khối 6, khối 7, khối 8 của một trường tỉ lệ thuận với các số 6; 5; 4 và tổng số học sinh ba khối là 450 học sinh. Tính số học sinh mỗi khối
Câu 1: Tìm ba số x; y; z biết rằng: 2x + 3y + 4z = -54; x và y tỉ lệ nghịch với 5 và 3; y và z tỉ lệ thuận với 10 và 3.
Câu 2: Cho tam giác có ba cạnh tỉ lệ thuận với 3; 4; 5 và chu vi là 60cm. Tính độ dài các cạnh của tam giác đó.
Câu 3: Số học sinh khối 6; 7; 8; 9 tỉ lệ thuận với 11; 10; 9; 8. Tính số học sinh mỗi khối biết tổng số học sinh cả bốn khối là 720.
Câu 4: Số học sinh mỗi khối 6; 7; 8 tỉ lệ thuận với 15; 14; 12. Tính số học sinh mỗi khối biết số học sinh khối 8 ít hơn số học sinh khối 7 là 66 học sinh.
câu 1 ko bt
Câu 2 :
Gọi độ dài của các cạnh tam giác lần lượt là ,x,y,z.
Vì các cạnh của tam giác tỉ lệ thuận với 3,4,5 nên ta có :
\(\dfrac{x}{3}=\dfrac{y}{4}=\dfrac{z}{5}\Rightarrow\dfrac{x}{3}=\dfrac{y}{4}=\dfrac{z}{5}=\dfrac{x+y+z}{3+4+5}\)
= \(\dfrac{60}{12}=5\)
Với : \(\dfrac{x}{3}=5\Rightarrow x=15\)
Với : \(\dfrac{y}{4}=5\Rightarrow y=20\)
Với : \(\dfrac{z}{5}=5\Rightarrow z=25\)
Vậy độ dài của các cạnh trong tam giác lần lượt là : 15 cm ; 20 cm ; 25 cm
Câu 4:
Gọi số hs mỗi khối lần lượt là a,b,c, d
Vì số hs của 4 khối tỉ lệ thuận vs 15;14;12 nên ta có :
\(\dfrac{a}{15}=\dfrac{b}{14}=\dfrac{c}{12}\) mà số hs khối 8 it hơn số hs khối 7 nên : b - c = 66 (hs)
=> \(\dfrac{a}{15}=\dfrac{b}{14}=\dfrac{c}{12}\Rightarrow\dfrac{b-c}{14-12}=\dfrac{66}{2}=33\)
Với : \(\dfrac{a}{15}=66\Rightarrow a=990\)
\(\dfrac{b}{14}=66\Rightarrow b=924\)
Do b - c = 66 => 924 - 66 =858
mk chỉ lm đc thế này th chắc sai r đó xl bn nhìu
Câu 1
Vì x và y tỉ lệ nghịch với 5 và 3
\(\Rightarrow\) 5x = 3y = \(\dfrac{x}{3}=\dfrac{y}{5}\) = \(\dfrac{x}{6}=\dfrac{y}{10}\) = \(\dfrac{2x}{12}=\dfrac{3y}{30}\) (1)
Vì y và z tỉ lệ thuận với 10 và 3
\(\Rightarrow\) \(\dfrac{y}{10}=\dfrac{z}{3}\) = \(\dfrac{3y}{30}=\dfrac{4z}{12}\) (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\)\(\dfrac{2x}{12}=\dfrac{3y}{30}\) \(=\dfrac{4z}{12}\)
Mà 2x + 3y + 4z = -54
Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có :
\(\dfrac{2x}{12}=\dfrac{3y}{30}\)\(=\dfrac{4z}{12}\) = \(\dfrac{2x+3y+4z}{12+30+12}\) = \(\dfrac{-54}{54}\) = -1
Do đó : \(\dfrac{2x}{12}=-1\Rightarrow x=-1.12:2=-6\)
\(\dfrac{3y}{30}=-1\Rightarrow y=-1.30:3=-10\)
\(\dfrac{4z}{12}=-1\Rightarrow z=-1.12:4=-3\)
Vậy x = -6 ;y = -10 ; z = -3
Bài 1: Cho biết đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tie lệ k và khi x = 4 thì y = 12.
a) Tìm hệ số tỉ lệ k
b) Viết công thức tính y theo x
c) Tính giá trị của y khi x = -2 và x = 6
Bài 2: Hãy chia số 210 thành ba số tỉ lệ với 4; 7; 10. Tìm ba số đó
Bài 3: Hai thanh chì có thể tích là : 12 cm3 và 17 cm3. Hỏi mỗi thanh nặng bao nhiêu gam, biết rằng thanh thứ hai nặng hơn thanh thứ nhất là 56, 5 gam.
Bài 4: Số học sinh của ba khối 6, 7, 8 tỉ lệ thuận với 10; 9; 8. Tính số học sinh của mỗi khối biết số học sinh khối 8 ít hơn số học sinh khối 6 là 50 HS.
Giả sử đại lượng y tỉ lệ vs đại lượng x theo hệ số tỉ lệ là k (k ≠ 0 )
⇒ y = xk (1)
Thay x = 4 và y = 12 vào (1) ta có
12 = 4.k
=> k = 3 ( thỏa mãn k khác 0 )
Vậy k = 3
b) Thay k = 3 vào (1) ta có y = 3x
Vậy y = 3x
c) Thay x = - 2 vào công thức y = 3x ta có
y = 3 . ( - 2 )
=> y = - 6
Vậy x = - 2 <=> y = - 6
Thay x = 6 vào công thức y = 3x ta có
y = 6 . 3 = 18
Vậy x = 6 <=> y = 18
## Học tốt
Bài 1:
a) Giả sử đại lượng y tỉ lệ vs đại lượng x theo hệ số tỉ lệ là k (k ≠ 0 )
⇒ y = xk (1)
Thay x = 4 và y = 12 vào (1) ta có
12 = 4.k
=> k = 3 ( thỏa mãn k khác 0 )
Vậy k = 3
b) Thay k = 3 vào (1) ta có y = 3x
Vậy y = 3x
c) Thay x = - 2 vào công thức y = 3x ta có
= 3 . ( - 2 )
=> y = - 6
Vậy x = - 2 <=> y = - 6
Thay x = 6 vào công thức y = 3x ta có
y = 6 . 3 = 18
Vậy x = 6 <=> y = 18
Bài 3:
gọi khối lượng của hai thanh chì là m1 và m2 ( gam )
Do khối lượng và thể tích của vật thể là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau
⇒ \(\frac{m_1}{12}=\frac{m_2}{17}\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau , ta có :
\(\frac{m_1}{12}=\frac{m_2}{17}=\frac{m_1+m_2}{12+17}=\frac{56,5}{5}=11,3\)
\(\Rightarrow m_1=135,6\)
\(m_2=192,1\)
Vậy.......................................
Số học sinh khối 6; 7; 8 tỉ lệ thuận với 13; 10; 12. Tính số học sinh khối lớp 8 biết số học sinh khối 7 ít hơn số học sinh khối 6 là 60 học sinh?
Gọi số hs của khối 6,7,8 lần lượt là a,b,c (em); a,b,c lớn hơn 0
Ta có:
a/13=b/10=c/12=(a-b)/(13-10)=60/3=20
=>c=20.12=240 (em)
Vậy khối 8 có 240 học sinh
Gọi a, b, c lần lượt là số học sinh khối 6, 7, 8
Theo đề bài ta có: \(\dfrac{a}{13}\)=\(\dfrac{b}{10}\)=\(\dfrac{c}{12}\)và a-b=60
áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta đc:
\(\dfrac{a}{13}\)=\(\dfrac{b}{10}\)=\(\dfrac{c}{12}\)=\(\dfrac{a-b}{13-10}\)=\(\dfrac{60}{3}\)=20
=> a= 20x13=260
b=20x10=200
c=20x12=240
Vậy số hs khối 6 là:260(hs)
số hs khối 7 là:200(hs)
số hs khối 8 là:240(hs)
Số học sinh của 4 khối 6; 7; 8; 9 lần lượt tỉ lệ với 8; 9; 7; 10. Biết số học sinh khối 8 ít hơn số học sinh khối 6 là 23 em. Tính số học sinh mỗi khối.
Gọi số học sinh của các khối 6,7,8,9 lần lượt là: a,b,c,d
Theo bài ra, ta có: \(\frac{a}{8}=\frac{b}{9}=\frac{c}{7}=\frac{d}{10}\) và a - c = 23
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\(\frac{a}{8}=\frac{b}{9}=\frac{c}{7}=\frac{d}{10}=\frac{a-c}{8-7}=\frac{23}{1}=23\)
* Số học sinh khối 6 là: 23.8=184 (học sinh)
* Só học sinh khối 7 là: 23.9= 207(học sinh)
* Số học sinh khối 8 là: 23.7= 161(học sinh)
* Số học sinh khối 9 là : 23.10= 230(học sinh)
Vậy số học sinh khối 6,7,8,9 lần lượt là: 184,207,161,230 học sinh
gọi số học sinh 4 khối lần lượt là a,b,c,d
Vì a,b,c,d lần lượt tỉ lệ với 8,9,7,10
\(\Rightarrow\text{ }\frac{a}{8}=\frac{b}{9}=\frac{c}{7}=\frac{d}{10}\)và \(a-c=23\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có :
\(\frac{a}{8}=\frac{b}{9}=\frac{c}{7}=\frac{d}{10}=\frac{a-c}{8-7}=\frac{23}{2}\)
đề bài sai
Gọi a, b, c, d lần lượt là số học sinh các khối 6, 7, 8, 9
Theo đề bài ta có:
\(\frac{a}{8}=\frac{b}{9}=\frac{c}{7}=\frac{d}{10}\) và a - c = 23
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau:
\(\frac{a}{8}=\frac{c}{7}=\frac{a-c}{8-7}=\frac{23}{1}=23\)
=> a = 23 x 8 = 184
=> c = 23 x 7 = 161
\(\frac{b}{9}=\frac{a}{8}\Rightarrow\frac{b}{9}=\frac{184}{8}=23\Rightarrow b=9.23=207\)
\(\frac{d}{10}=\frac{c}{7}=\frac{161}{7}\Rightarrow d=23.10=230\)
Bài 1: Một trường phổ thông có ba lớp 7 .Tổng số học sinh ở hai lớp 7A và 7B là 85 học sinh .Nếu chuyển 10 học sinh từ lớp 7A sang lớp 7C thì số học sinh 3 lố 7A,7B,7C tỉ lệ thuận với 7;8;9. Hỏi lúc đầu mỗi lớp có bao nhiêu học sinh ?
Bài 2: a) tìm 3 số x,y,z có tổng bằng 456 , x và y Tỉ lệ Nghịch với 3 và 5 ; y và z tỉ lệ thuận với 4 và 5
b) Tìm 4 số a,b,c,d có tổng bằng 210, a và b tỉ lệ thuận với 2 và 3 , b và c tỉ lệ thuận với 4 và 5 , c và d tỉ lệ thuận với 6 và 7
MỌI NGƯỜI ƠI LÀM ƠN HÃY GIẢI GIÚP MÌNH DÙM 2 BÀI NÀY NHÉ .CẢM ƠN MỌI NGƯỜI NHIỀU Ạ !!
: Số học sinh của ba khối 7, 8, 9 lần lượt tỉ lệ nghịch với 1/6 1/3 1/4 . Tính số học sinh mỗi khối biết rằng số học sinh của khối 7 hơn số học sinh của khối 8 là 93 học sinh.
Số học sinh 4 khối 6; 7; 8; 9 của 1 trường THCS tỉ lệ thuận với 11; 9; 8; 7. Tính số học sinh của mỗi khối lớp. Biết rằng tổng số học sinh của hai khối 6 và 7 là 320 em
giúp mình nhé !
Gọi số hs 4 khối 6 ; 7; 8 ; 9 lần lượt là : a , b , c , d (học sinh) và a + b = 320
Vì a , b , c .d tỉ lệ với 11 ; 9 ; 8 ; 7 nên : a/11 = b/9 = c/8 = d/7
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau
a/11 = b/9 = c/8 = d/7 = a+b/ 11+9 = 320/20 = 16
a/11 = 16 (dấu suy ra) a = 176
b/9 = 16 (dấu suy ra) a = 144
c/8 = 16 (dấu suy ra) a = 128
d/7 = 16 (dấu suy ra) a = 112
Vậy số học sinh 4 khối là : hs khối 6 : 176 học sinh
hs khối 7 : 144 học sinh
hs khối 8 : 128 học sinh
hs khối 9 : 112 học sinh