Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 4 2019 lúc 7:32

a,

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

b, Biện pháp ước lệ tượng trưng trong câu thơ “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”. Vẻ đẹp của Vân được so sánh với những điều đẹp đẽ nhất của tự nhiên: hoa, ngọc.

Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp nền nã, hiền dịu, quý phái.

c, Gợi ý viết: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân

    - Câu thơ mở đầu đoạn khái quát vẻ đẹp của nhân vật, hai chữ “sang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái.

    - Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, vẻ đẹp của Vân được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc.

       + Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ khuôn mặt tới làn da, mái tóc, nụ cười, giọng nói.

    - Tác giả sử dụng những từ ngữ trau chuốt, chọn lọc: khuôn mặt phúc hậu, đầy đặn, tươi sáng như trăng tròn.

    - Chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận. Vân đẹp hơn những vẻ đẹp trong tự nhiên. Vẻ đẹp của nàng khiến tự nhiên “thua”, “nhường” dự báo cuộc đời êm đềm, không sóng gió.

Hunter
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
3 tháng 8 2023 lúc 16:14

Dàn ý phân tích:

Mở đoạn:

- Giới thiệu đoạn thơ trên:

+ Có người từng nói rằng văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Và chính nhà thơ Nguyễn Du đã làm được điều đó, đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong các đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm nổi tiếng của ông - "Truyện Kiều". Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về tài lẫn sắc. 

Thân đoạn:

Nội dung thơ: Tả và bật nên tài sắc vẹn toàn của nàng Kiều.

- "Kiều càng sắc sảo, mặn mà" - So bề tài, sắc, lại là phần hơn.": nghệ thuật đòn bẩy được nhà thơ sử dụng điêu luyện làm nẩy nên vẻ đẹp của nàng Kiều đồng thời dễ dàng dẫn người đọc đến khung nghĩ tưởng hình ra Kiều.

- "Làn thu thủy, nét xuân sơn": tác giả tập trung lực bút của mình để tả đến "cửa sổ tâm hồn" đẹp đẽ của Kiều - như làn nước mùa thu dịu nhẹ long lanh, còn đôi lông mày thì thanh thao của nét của núi khi xuân đến.

- "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh": nhà thơ dùng bút pháp ước lệ tượng trưng vẻ đẹp của nàng bằng sự nhân hóa những cái đẹp ở thiên nhiên nhưng lại với từ "ghen", "hờn".

+ Người ta thường nói "Đẹp như hoa", "thắm như hoa", "tươi như hoa" nhưng đến hoa còn ghen tị vì thua với sắc đẹp của Kiều. Từ đó ta thấy rằng cái đẹp của Nàng kiều quá đỗi hoàn hảo.

+ Liễu lại hờn giận vì kém xanh, xanh ở đây không phải xanh xao mà là xanh tươi, tươi tắn tức chỉ cái đẹp của Kiều như mùa xuân vậy, lúc nào cũng "thắm" hơn hoa và "tươi" hơn liễu.

=> Nguyễn Du không giành những từ "nghưỡng mộ", "yêu thích",.. mà dùng ganh ghét hờn thua của thiên nhiên với Kiều cho thấy được sự dự đoán về số phận tương lai bạc mệnh, bấp bênh của nàng tố nga.

=> Bởi vậy mới nói vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp của sắc và vẻ đẹp của cả tài, hoàn toàn hơn hẳn nét đẹp của Thúy Vân. 

- "Một hai nghiêng nước nghiêng thành - Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.": tác giả dùng điển cố "nghiêng nước nghiêng thành" để càng tôn nên cái đẹp đẽ, sự sắc sảo của Kiều rồi lại so sánh cùng điệp ngữ "đành" rằng vẻ đẹp của nàng lớn đến nhường nào thì họa mà nàng gặp phải sẽ gấp đôi nên chừng ấy.

+ Số phận của một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, tài hoa trong xã hội phong kiến là đón nhận một tương lai không được bình yên.

- Sáu câu thơ cuối đoạn:

+ Gợi đến cái đẹp trong tâm hồn, suy nghĩ, tài năng của nàng Kiều không chỉ là bình hoa rỗng mà thực như viên ngọc sáng bên ngoài đẹp đẽ bề trong.

+ Nàng thông rõ, giỏi cả về thơ ca vẽ vời lại còn biết đánh đàn hay nức tiếng không ai bì kịp.

+ Thế nhưng cuối cùng những tất cả điều ấy lại góp nên sóng gió cho chặng đường tương lai của nàng Kiều: bạc mệnh lại càng não nhân.

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vẻ đẹp, tài năng của nàng Kiều qua sự miêu tả của nhà thơ.

Ctuu
Xem chi tiết
9A Lớp
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 11 2021 lúc 15:18

Đoạn thơ nói về vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều, vẻ đẹp của nàng khiến thiên nhiên ''hờn, ghen''. Qua đây, tác giả muốn dự báo rằng số phận của nàng sẽ gặp nhiều sóng gió.

Cuuemmontoan
9 tháng 12 2021 lúc 7:28

Nói về vẻ đẹp của Kiều , nàng không chỉ sắc sảo về trí tuệ mà còn mặn mà về tâm hồn, vẻ đẹp làm chao đảo lòng người, đẹp đến mức thiên nhiên phải ghen hờn, phải đố kị. Ngoài ra còn dự báo một cách chính xác số phận truân chuyên, đầy sóng gió của nàng Kiều.

Mèo Dương
Xem chi tiết
Phạm Thúy Ngự
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
1 tháng 11 2023 lúc 14:52

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự, miêu tả.

uyên trần
Xem chi tiết
Thị Hồng Ngân Nguyễn
Xem chi tiết

Tham khảo:

 

Câu 1:

 Những câu thơ trên thuộc : Truyện Kiều của Nguyễn Du 

                Đôi nét về tác giả : 

+ Ông sinh sống trong một gia đình đại quý tộc , nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học 

=> Bước nền để Nguyễn Du trở thành một nhà thơ ( Ông được lưu truyền " máu văn " từ gia đình mình ) 

+ Nguyên Du ( 1765-1820) tên chữ là Tố Như , hiệu là Thanh hiên , quê ở làng Tiên Điền , huyện Nghị Xuân , tỉnh Hà Tĩnh . 

+ Ông phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắt và được củ làm chánh sứ sang Trung Quốc (từng trải , đi nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ của nhân dân . 

Câu 2 :

- Hình tượng ước lệ khi miêu tả Thúy Vân

    + Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang: Khuôn mặt tròn như mặt trăng, lông mày sắc, đậm

    + Hoa cười ngọc thốt đoan trang: Miệng cười như hoa nở, đoan trang thanh khiết như ngọc

 

Thúy Vân là một cô gái đẹp, phúc hậu, đoan trang, quý phái

 

- Kiều càng sắc sảo mặn mà: Vẻ đẹp đằm thắm

- So bề tài sắc lại là phần hơn: Kiều vừa có sắc vừa có tài

- Làn thu thủy nét xuân sơn: Mắt trong như nước, lông mày nét núi mùa xuân

- Hoa ghen thua thắm liễu hơn kém xanh: Vẻ đẹp đến tạo hóa cũng phải ghen tị

- Giống: Đều dùng hình ảnh của thiên nhiên để ước lệ vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều. ( Chọn ra nhưng câu nào bạn thấy hợp lí nhé! Mik chỉ tổng hợp lại thôi!)

Câu 3 :

"Sắc đành đòi một tài đành họa hai" 
Sắc đành đòi một:là nhan sắc ở vị trí số 1 không ai sánh bằng
Tài đành họa hai:tài năng may ra có người bằng
=>"Sắc đành đòi một tài đành họa hai" nghĩa là tài năng của Kiều thì có thể bằng còn nhan sắc của Kiều thì tuyệt trần không ai có thể sánh vai

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 5 2017 lúc 9:45

c, Phép nói quá: Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm đổ cả nước, nghiêng cả thành

- Tác dụng: ngợi ca vẻ đẹp của Kiều không gì sánh bằng, vẻ đẹp hiếm có