dựa vào bài ánh trăng viết đoạn văn 10-12 câu về tình cảm con người với vầng trăng
Viết đoạn văn phân tích cảm nghĩ của tác giả về vầng trăng quá khứ ( bài ánh trăng )
Tham khảo nhé !
Trong bài thơ ” ánh trăng” của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang nhiều ý nghĩa, trước hết vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên, hồn nhiên tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi rồi thời chiến tranh ở rừng với con người, không chỉ vậy, vầng trăng còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống. Ở khổ cuối, ánh trăng tượng trưng cho quá khứ nguyên vẹn chẳng thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên nghĩa tình, quá khứ thì luôn tràn đầy, bất diệt. Với ý nghĩa như vậy nên ta hiểu được chủ đề của bài thơ, ánh trăng chính là tiếng lòng, là những suy nghĩ thấm thía, nhắc nhở ta về thái độ sống và những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa với thiên nhiên, đất nước bình dị, hồn hậu, bài thơ cũng có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống ” uống nước nhớ nguồn”, thủy chung với quá khứ đặc biệt là quá khứ gian lao, tốt đẹp.
Bài 1: Lập dàn ý cho đề bài sau
Viết đoạn văn khoảng 15-> 20 dòng phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí trong bài Đồng Chí của Chính Hữu
Bài 2: Tìm ý cho đề bài sau:
Phân tích bài thơ Ánh Trăng để thấy rõ câu chuyện về mối quan hệ giữa nhà thơ với vầng trăng, hình tượng vầng trăng và cảm xúc suy nghĩ của nhà thơ
viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu tronh bài ánh trăng trong đó có sử dụng ( thành phần tình thái,phụ chú,1 câu ghép)
Dựa vào bài thơ" Ngắm Trăng " hãy viết đoạn văn khoảng 7-10 câu cảm của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Bài thơ "Vọng nguyệt - Ngắm trăng" nằm trong tập "Nhật kí trong tù", được Người viết vào giai đoạn 1942 - 1943, khi đang bị cầm tù trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Tập thơ ấy không chỉ ghi lại những gian khổ Người trải qua mà còn ghi lại cả hình ảnh một thi nhân với tấm lòng yêu thiên nhiên đầy mãnh liệt nữa. Và "Vọng nguyệt - Ngắm trăng" chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. Nó vừa là bức tranh hiện thực chốn lao tù, vừa là tình yêu thiên nhiên, vừa chứa đựng tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác ở trong đó. Hồ Chí Minh qua "Vọng Nguyệt" đã cho chúng ta một bài học về nhân sinh trong cuộc sống. Đó là dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn lạc quan, yêu đời, vượt lên trên hoàn cảnh. Ngay trong ngục tù, Người vẫn có thể ngắm trăng, thưởng trăng, tâm hồn ấy thật lạc quan biết mấy. Đó là tâm hồn tràn ngập tự do, tràn ngập tình yêu đời, lạc quan về cuộc sống, vượt mọi hoàn cảnh để tìm đến với tự do, đúng như tinh thần mà tiêu để của tập thơ "Nhật kí trong tù" đề cập đến.
viết đoạn văn khoảng 200 về bài thơ nếu mẹ là ...
Nếu mẹ bỗng hoá thành vầng trăng
Thì con xin được làm dòng suối mát
Suối chan hoà trong ánh trăng bát ngát
Con ngoan hiền trong tình mẹ bao la
Nếu mẹ bỗng là một vầng dương
Con xin làm một loài cây cỏ
Cây không thể thiếu mặt trời đỏ
Cũng như con chẳng thể thiếu người
Nếu mẹ bỗng tan thành cơn gió
Con sẽ là đồng ruộng xanh tươi
Gió mơn man ngọn lúa vui cười
Hai mẹ con ta cùng ca hát
Nếu mẹ bỗng…
Thôi mẹ ơi mẹ đừng là gì nữa
Con muốn mẹ chỉ là mẹ thôi
Mẹ của con có một trên đời
viết đoạn văn khoảng 200 về bài thơ nếu mẹ là ...
Nếu mẹ bỗng hoá thành vầng trăng
Thì con xin được làm dòng suối mát
Suối chan hoà trong ánh trăng bát ngát
Con ngoan hiền trong tình mẹ bao la
Nếu mẹ bỗng là một vầng dương
Con xin làm một loài cây cỏ
Cây không thể thiếu mặt trời đỏ
Cũng như con chẳng thể thiếu người
Nếu mẹ bỗng tan thành cơn gió
Con sẽ là đồng ruộng xanh tươi
Gió mơn man ngọn lúa vui cười
Hai mẹ con ta cùng ca hát
Nếu mẹ bỗng…
Thôi mẹ ơi mẹ đừng là gì nữa
Con muốn mẹ chỉ là mẹ thôi
Mẹ của con có một trên đời
viết đoạn văn khoảng 200 về bài thơ nếu mẹ là ...
Nếu mẹ bỗng hoá thành vầng trăng
Thì con xin được làm dòng suối mát
Suối chan hoà trong ánh trăng bát ngát
Con ngoan hiền trong tình mẹ bao la
Nếu mẹ bỗng là một vầng dương
Con xin làm một loài cây cỏ
Cây không thể thiếu mặt trời đỏ
Cũng như con chẳng thể thiếu người
Nếu mẹ bỗng tan thành cơn gió
Con sẽ là đồng ruộng xanh tươi
Gió mơn man ngọn lúa vui cười
Hai mẹ con ta cùng ca hát
Nếu mẹ bỗng…
Thôi mẹ ơi mẹ đừng là gì nữa
Con muốn mẹ chỉ là mẹ thôi
Mẹ của con có một trên đời
1. Hình ảnh "vầng trăng" trong bài thơ có ý nghĩa gì? Tại sao trong bài thơ tác giả có tới 4 lần gọi là "vầng trăng" mà nhan đề và khổ thơ cuối lại viết "ánh trăng"?
2. Em hiểu thế nào về cái "giật mình" của nhân vật trữ tình? Viết 1 câu khái quát nhất về cái giật mình của người trong thơ?
3. Đọc bài thơ "Ánh trăng" em cảm nhận được bài học sâu sắc nào? Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu?
1)
- Hình ảnh vầng trăng có nghĩa như một người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, từ lúc ở chiến khu cho đến khi về thành phố.
- Bởi lẽ vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung, vẹn nghĩa, còn ánh trăng là cái vầng sáng của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi làm thức tỉnh và xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người. Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý: ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống. Ánh trăng cứ lặng lẽ, biểu tượng cho sự trong sáng vô tư, không đòi hỏi. Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
2)
- "Giật mình" đó là lúc tác giả đã hoàn toàn tỉnh thức, không còn sống trong xa hoa, lộng lẫy, tức là đã nhận ra sự bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình với quá khứ.
3)
- "Ánh trăng" - hành trình về sự thức tỉnh hoàn thiện mình, không chỉ là miền thức tỉnh của chính nhân vật trữ tình mà còn cho chính chúng ta. Bài thơ đã để lại cho độc giả bài học nhân văn sâu sắc: hãy trân trọng và sống nghĩa tình với quá khứ, cảm ơn những gì đã cùng ta trải qua vì nhờ có những điều như thế mới có ta của hiện tại. Và dù thời gian trôi đi, cuộc sống còn đổi thay nhưng những giá trị tinh thần, những tư tưởng đạo lý sẽ không thay đổi, sẽ còn mãi với thời gian bởi đó là một nét đẹp của người Việt, của dân tộc Việt.
Tham khảo nha em:
1.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:
- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.
- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.
- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.
- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.
- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.
- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.
2.Nếu như hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ này diễn tả sự tròn vẹn, đủ đầy, nguyên vẹn như xưa của vầng trăng, hay quá khứ nghĩa tình thì dòng thơ cuối lại là cái "giật mình" mang ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm. Đối diện với vầng trăng nghĩa tình, với quá khứ mà mình đã trót lãng quên, nhân vật trữ tình đã có cái giật mình. Theo em, đây là sự giác ngộ về mặt nhận thức, là sự giác ngộ về sự vô tâm của mình đối với quá khứ của nhân vật trữ tình. Trong khoảnh khắc ấy, nhân vật trữ tình đã nhận ra được sự vô tâm, sự bội bạc của mình đối với quá khứ và vầng trăng nghĩa tình hay quá khứ tươi đẹp hiện về đủ để làm cho nhân vật trữ tình giác ngộ ra thái độ sống vô tâm của mình. Sự giật mình còn là sự ăn năn, ân hận, là sự giác ngộ trong phút giây bất chợt vì đối diện với vầng trăng, với quá khứ ngày xưa. Tóm lại, phút giây giật mình của nhân vật trữ tình mà tác giả muốn gửi gắm là sự giật mình mang thông điệp sâu sắc về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung trong quá khứ.
3.Thái độ sống:
- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.
1. Viết 1 đoạn văn từ 7 đến 10 dòng nhận xét về ánh trăng trong thơ Bác
2. Viết 1 đoạn văn từ 7 đến 10 câu nhận xét mối giao hòa giữa người tù thi sĩ với ánh trăng
Tham khảo:
Câu 2:
Có thể nói rằng trăng và người ngắm trăng trong bài Ngắm trăng của HCM có quan hệ vô cùng thân thiết. Người ngắm trăng trong bài chính là Bác Hồ. Bác phải sống trong cảnh ngục tù, sống với sự nung nấu căm thù quân giặc và sống trong cảnh "không rượu, không hoa". Nhưng với Bác cảnh đẹp không thể làm phai mờ đi tình cảm của Bác và thiên nhiên "khó hững hờ" đó chính là trăng. Đây chính là cuộc vượt ngục tinh thân của Bác. Có thể thấy được mối giao hòa của trăng và Bác qua nghệ thuật đối:
Nhân - song - minh nguyệt
Nguyệt - song - thi gia
Bác dưới qua khung cửa sổ ngắm nhìn trăng và rồi trăng cũng qua khung cửa sổ để đến thăm Bác cho thấy một tình yêu tha thiết, mối quan hệ mật thiết của trăng với Bác.