Từ câu chuyện "Người ăn xin", em có suy nghĩ gì về lòng nhân ái trong cuộc sống? Hãy trình bày những suy nghĩ đó của em bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.
Từ câu chuyện người ăn xin, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng ½ trang) trình bày suy nghĩ của em về sự cảm thông, chia sẻ trong cuộc sống
Từ đoạn trích Trong lòng mẹ em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
.Từ văn bản: ”Cô bé bán diêm” của nhà văn An- đec- xen, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của mình về lòng nhân ái trong cuộc sống.
Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng nhân ái trong cuộc sống
em có suy nghĩ gì về cách ứng xử giữa người với người trong cuộc sống ? Hãy trình bày suy nghĩ của em khoảng 2/3 trang giấy.
Ai trong chúng ta khi sinh ra cũng đều phải học hỏi rất nhiều kiến thức trong cuộc sống để hoàn thiện mình trong mọi mặt. Trong đó, cách ứng xử là điều vô cùng quan trọng, nó thể hiện con người chúng ta có phải là người có tri thức, được người khác tôn trọng và kính nể cũng do cách cư xử của con người mà ra.
Cách cư xử được thể hiện ra bên ngoài bằng những lời nói hành động, cử chỉ, thái độ của chúng ta với những người xung quanh. Nó thể hiện hành vi trong giao tiếp. Thông qua cách cư xử trong giao tiếp con người ta có thể đoán được tính cách, đạo đức lối sống của một con người. Từ đó, có thể có những cái nhìn thiện cảm hoặc không thiện cảm với một ai đó. Cách ứng xử khôn khéo hòa nhã, sẽ được nhiều người yêu quý, kính nể tôn trọng. Trong công việc làm ăn kinh doanh bạn dễ dàng thiết lập được các quan hệ tốt với đối tác. Trong cuộc sống bạn dễ dàng tạo mối quan hệ thân thiết với những người xung quanh mình, tạo được uy tín, tiếng nói riêng. Trong học tập khi bạn biết cách cư xử, thì được bạn bè nể phục yêu mến. Giỏi mà không kiêu căng tự phụ, biết giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, đó mới là điều đáng trân trọng. Trong xã hội rất nhiều người thiếu may mắn hơn chúng ta, cần sự giúp đỡ của chúng ta. Nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn bần cùng phải đi ăn xin, ăn mày sống cảnh lang thang đầu đường, nhưng không ít nhà hảo tâm đã giúp đỡ họ tạo cho họ những mái nhà chung, những nơi che nắng che mưa, tạo công ăn việc làm cho họ. Những người đó thật sự là những mạnh thường quân khiến người đời phải nể trọng ngưỡng mộ. Những người có nền giáo dục tốt, cha mẹ có cách ứng xử chuẩn mực hướng con cái tới điều hay lẽ phải. Thì những người con trong gia đình đó khi lớn lên cũng sẽ trở thành những người có cách ứng xử văn hóa, lễ nghĩa. Nhiều gia đình giàu có, cha mẹ thương yêu chiều con cái quá mức, cái gì cũng cung phụng đáp ứng yêu cầu của con cái vô điều kiện khiến cho con cái họ mắc bệnh công chúa, hoàng tử, luôn coi mình là trung tâm của vũ trụ, ích kỷ với những người xung quanh, không biết chia sẻ, thương yêu những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, khinh ghét người nghèo hèn, sống ỷ lại vào bố mẹ. Những cách giáo dục như vậy sẽ không cho ra đời những người con biết cách ứng xử tốt được.
Chính vì vậy, để tạo ra những mầm non tương lai tốt thì chính cha mẹ phải uốn nắn con cái mình ngay từ khi còn nhỏ, dạy trẻ biết điều hay lẽ phải, biết phân biệt đúng sai, yêu thương con người.
Câu 3: Từ đọc hiểu nội dung đoạn văn “Chiếc bát vỡ” và hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về vai trò của khát vọng trong cuộc sống con người
Giúp mik vs, mik cần gấp ;-;
Từ văn bản 'Người ăn xin" và bằng hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi (một trang giấy kiểm tra) trình bày suy nghĩ về tình người trong đại dịch Covid-19 hiện nay.
Từ nhân vật chị Dậu, kết hợp với những hiểu biết về xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử của con người trong cuộc sống
Tham khảo:
Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta. Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí. Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quý trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.
Em tham khảo:
Cách ứng xử là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi con người trong cuộc sống. Ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi, là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Thông qua đó, tình cảm, khả năng biểu đạt và sự thiết lập mối quan hệ giữa mọi người được hình thành. Một người cư xử đúng mực luôn biết cách tuân thủ những lễ nghi, chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, không tạo nên những hành động thô lỗ, phản cảm. Nhờ vậy, họ dễ dàng nhận được yêu quý và tôn trọng, khiến người đối diện hài lòng, từ đó có thể có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp cũng như các mối quan hệ xã hội. Vậy nhưng, trong xã hội ngày nay, không khó để bắt gặp những cách cư xử thiếu văn hóa, thậm chí là thô thiển, đáng chê trách. Chẳng hạn, trong đám tang nghệ sĩ Minh Thuận, rất nhiều người đã gọi tên, xin chữ kí, đòi chụp ảnh với những người nổi tiếng tham dự, gây mất trật tự an ninh cũng như thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đã khuất. Cha ông ta đã dậy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tất cả chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử hằng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công viêc và trong cuộc sống.
Tục ngữ có câu: Một sự nhịn, chín sự lành. Từ lời khuyên dạy của cha ông, em có suy nghĩ gì về “văn hóa nhường nhịn” trong cuộc sống hiện nay. Viết một bài văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ ấy
Em tham khảo dàn ý nhé:
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về sự nhường nhịn
II. Thân bài:
* Giải thích và nêu biểu hiện của sự nhường nhịn:
- Sự nhường nhịn là gì?
Nhường nhịn đó là một phẩm chất đáng quý trong cuộc sống, cần nhường nhịn với tất cả mọi người, nghĩa đen của nhường nhịn đó là những đức tính tốt mà mỗi người cần phải rèn luyện và có được nó, mỗi phẩm chất đều phải trong quá trình rèn luyện và tu dưỡng nó, ở đây nhường nhịn không phải là chấp nhận thua cuộc mà là sự cảm thông đối với đối phương, việc nhường nhịn sẽ tạo nên những phẩm chất vô cùng đáng quý và góp phần tạo nên cho mình những điều đáng quý hơn, ngoài những điều đó bản thân mỗi người đều phải ra sức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của mình, mỗi người là một tấm gương cho việc học tập và tu dưỡng đạo đức, nhường nhịn sẽ tạo nên cho mình một phẩm chất cao quý đó là sự cảm thông thấu hiểu và những hiểu biết chi tiết về bản chất của sự vật và sự việc.
- Biểu hiện của người biết sống nhường nhịn: Nhường nhịn không chỉ được áp dụng trong một ngôi nhà để thấy được sự hạnh phúc và ấm áp trong mỗi thành viên trong gia đình mà nó hiện hữu trong những trường hợp riêng và nó góp phần tạo nên một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nó tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn, không chỉ trong gia đình nó tạo nên một cảm giác gần gũi mà nó tạo nên những cảm giác gần gũi giữa các thành viên trong gia đình, những sự nhường nhịn đó sẽ làm nên cho chúng ta được những điều tuyệt vời nhất, gia đình lúc nào cũng có những cảm giác êm ấm và hạnh phúc, mỗi người đều biết nhường nhịn và cảm thông cho nhau thì gia đình sẽ mãi luôn được hạnh phúc và nó phát triển một cách toàn diện hơn, mỗi người đều tạo nên những không gian riêng và nó to lớn ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi người, chúng ta thấy được sự nhường nhịn đó sẽ làm cho mỗi người luôn luôn có cảm giác an toàn hạnh phúc và không gian trong gia đình lúc nào cũng ấm áp và không có những tranh cãi riêng nó tạo nên cảm giác hạnh phúc và vô cùng ý nghĩa.
* Trình bày ý nghĩa của sự nhường nhịn:
- Sự nhường nhịn sẽ bảo vệ mối quan hệ giữa người với người thông qua việc bảo vệ và gìn giữ hòa khí, đồng thời thiết lập nên tinh thần gắn kết, đoàn kết.
- Sự nhường nhịn còn giúp con người vượt thoát khỏi những bon chen, ích kỷ, toan tính của cuộc sống xô bồ, tấp nập thường ngày.
- Sống nhường nhịn còn giúp con người bao dung, sẻ chia với những khó khăn, hoạn nạn của người khác và là biểu hiện của lối sống vị tha cao đẹp: "Mình vì mọi người".
* Lật lại vấn đề:
- Những người sống ích kỷ, bon chen, tranh giành quyền lợi trong xã hội.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Chúng ta cần mở rộng lòng mình để sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác
- Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của lòng khoan dung. Liên hệ bản thân.
THAM KHẢO
Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ vẫn có sức giáo dục vô cùng mạnh mẽ, giúp mỗi con người hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cùng với bao thăng trầm của lịch sử, những câu tục ngữ vẫn luôn là một phần quan trọng trong tâm thức của những người dân Việt Nam. Một trong số đó là câu: “Một điều nhịn chín điều lành”. Trước tiên, chúng ta hãy cùng giải thích câu tục ngữ. “Nhịn” ở đây là sự nhường nhịn, nhẫn nại trong giao tiếp và hành động. Còn “lành” là kết quả tốt đẹp, như mọi người mong muốn. “Một” và “chín” đều là những số từ phiếm chỉ. Vậy, ý của câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng: Nên nhường nhịn, nhún nhường một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau. Câu tục ngữ đã thể hiện được sự tinh tế trong cách ứng xử của người xưa. Vậy tại sao ông cha ta lại khuyên như thế? Trong cuộc sống, mọi chuyện không phải lúc nào cũng êm đẹp hay thuận buồn xuôi gió. Đôi lúc chúng ta cũng sẽ gặp phải những chuyện không đâu, những bất đồng làm cho bản thân khó chịu, tức giận, không giữ nổi bình tĩnh. Trong các trường hợp ấy, nếu chúng ta vội vàng, hấp tấp, cố tìm hiểu, điều tra đến cùng, kết quả chẳng những không được như mong muốn mà còn làm rạn nứt các mối quan hệ. Những lúc như thế, điều cần làm là ta phải bình tĩnh, suy xét đầu đuôi kĩ càng, lời lẽ nhã nhặn, thậm chí có thể chịu thua thiệt về mình để lợi ích và những mối quan hệ được bền lâu. Khi làm việc trong một tập thể mà không biết nhường nhịn nhau thì sẽ dẫn đến nội bộ lục đục. Vợ chồng, bạn bè cãi nhau mà không ai chịu nhường ai thì tình cảm đi xuống, khó có thể chung sống lâu dài. Vậy nên, chúng ta cần dĩ hòa vi quý để tránh những tranh cãi, xô xát không đáng có. Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một nhà quân sự tài ba mà còn rất tinh tế trong cách hành xử. Ông đã biết gạt bỏ tư thù, ân oán trong gia đình, cùng với Trần Quang Khải phò tá vua Trần, ba lần đánh thắng giặc Mông Nguyên. Hay trong các cuộc thương lượng, đàm phán, các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận, nhún nhường nhau từng chút một để đi đến đạt được lợi ích chung. Tuy nhiên, nói “một điều nhịn chín điều lành” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, chỉ biết chiều theo ý người khác. Nhường nhịn ở đây là lùi một bước để tiến hai bước. Tuy nhiên, để bảo vệ danh dự cũng như lợi ích cá nhân, chúng ta cũng phải đấu tranh đến cùng để người khác không vì thấy ta nhẫn nhục mà làm càn tiến tới. Nhẫn nhịn chỉ phát huy tác dụng khi ta bảo vệ cái đúng chứ không phải là điều vô lí. Qua câu tục ngữ, ta cũng cần phê phán những người không biết nhường nhịn, hay so đo, tính toán, chấp vặt. Những con người ấy sẽ dễ làm mếch lòng người khác trong cuộc sống, không thể đắc nhân tâm vì đã đi ngược lại bài học mà người xưa răn dạy. Mỗi chúng ta cần vận dụng những điều hay mà ông cha truyền lại để có thể thu phục lòng người, đạt được những kết quả tốt đẹp trong các mối quan hệ và trong công việc. Chi khi ta biết dĩ hòa vi quý đúng lúc thì mới có thể bình yên lâu dài. Câu tục ngữ là hành trang quý báu sẽ theo ta đi suốt cuộc đời. Qua câu tục ngữ, ta cũng phần nào thấy được sự uyên thâm trong trí tuệ cùng cách ứng xử tinh tế, phù hợp của người xưa.