* Tìm ít nhất 3 luận cứ cho mỗi luận điểm sau:
a. Tục ngữ thể hiện tình yêu lao động của người dân Việt Nam
b.Tục ngữ đưa ra những lời khuyên về lối sống tốt đẹp cho mọi người.
tục ngữ có câu " Thương người như thể thương thân " đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc việt nam
a) em hãy tìm dẫn chứng chứng minh cho câu tục ngữ ( ít nhất phải được 4 luận điểm có luận cứ minh chứng)
b) viết hoàn chỉnh các đoạn văn theo luận điểm đã tìm theo mô hình từ ...đến theo phép lập luận như bài tinh thần yêu nc của nd ta
Cho các luận điểm và luận cứ sau, hãy sắp xếp lại các luận điểm luận cứ sao cho phù hợp và logic và cho biết những câu tục ngữ đó nghị luận về những vấn đề gì?
a. Có những câu tục ngữ nói về phẩm chất của con người cần phải có.
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, thương người như thể thương thân
c. Có những câu tục ngữ nói về quan hệ ứng xử giữa con người với con người
d. Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, kết tinh của trí tuệ bao đời nay.
e. Một mặt người bằng mười mặt của, đói cho sạch rách cho thơm
g. Có những câu tục ngữ khuyên con người ta cần phải học tập, tu dưỡng bản thân
h. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên lao động sản xuất tục ngữ còn là kho báu về kinh nghiệm xã hội.
i. Học ăn học nói học gói học mở, cái nết đánh chết cái đẹp
k. Những câu tục ngữ đó thường ngắn gọn hàm súc giàu kinh nghiệm sống.
l. Tục ngữ chứa đựng rất nhiều bài học thiết thực, bổ ích trong nhiều lĩnh vực như cách đánh giá con người cách học hành ứng xử hằng ngày.
???????????????????????????
Cho các luận điểm và luận cứ sau, hãy sắp xếp lại các luận điểm luận cứ sao cho phù hợp và logic và cho biết những câu tục ngữ đó nghị luận về những vấn đề gì?
a. Có những câu tục ngữ nói về phẩm chất của con người cần phải có.
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, thương người như thể thương thân
c. Có những câu tục ngữ nói về quan hệ ứng xử giữa con người với con người
d. Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, kết tinh của trí tuệ bao đời nay.
e. Một mặt người bằng mười mặt của, đói cho sạch rách cho thơm
g. Có những câu tục ngữ khuyên con người ta cần phải học tập, tu dưỡng bản thân
h. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên lao động sản xuất tục ngữ còn là kho báu về kinh nghiệm xã hội.
i. Học ăn học nói học gói học mở, cái nết đánh chết cái đẹp
k. Những câu tục ngữ đó thường ngắn gọn hàm súc giàu kinh nghiệm sống.
l. Tục ngữ chứa đựng rất nhiều bài học thiết thực, bổ ích trong nhiều lĩnh vực như cách đánh giá con người cách học hành ứng xử hằng ngày.
toán quy đống mẫu số các phân số
Cho các luận điểm và luận cứ sau, hãy sắp xếp lại các luận điểm luận cứ sao cho phù hợp và logic và cho biết những câu tục ngữ đó nghị luận về những vấn đề gì?
a. Có những câu tục ngữ nói về phẩm chất của con người cần phải có.
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, thương người như thể thương thân
c. Có những câu tục ngữ nói về quan hệ ứng xử giữa con người với con người
d. Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, kết tinh của trí tuệ bao đời nay.
e. Một mặt người bằng mười mặt của, đói cho sạch rách cho thơm
g. Có những câu tục ngữ khuyên con người ta cần phải học tập, tu dưỡng bản thân
h. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên lao động sản xuất tục ngữ còn là kho báu về kinh nghiệm xã hội.
i. Học ăn học nói học gói học mở, cái nết đánh chết cái đẹp
k. Những câu tục ngữ đó thường ngắn gọn hàm súc giàu kinh nghiệm sống.
l. Tục ngữ chứa đựng rất nhiều bài học thiết thực, bổ ích trong nhiều lĩnh vực như cách đánh giá con người cách học hành ứng xử hằng ngày.
sao nhiều vậy bạn
Hãy tìm luận cứ cho luận điểm sau: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, có hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân ta về mọi mặt
Gồm có 2 luận cứ chính và mình đã đưa ra dẫn chứng cụ thể rồi bạn:
Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:– Các câu tục ngữ này đều được người đời xưa đúc kết có cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối. (1)
-Câu tục ngữ chỉ tháng năm đêm ngắn, ngày thì dài còn tháng mười ngày ngắn, đêm dài. Muốn nói đến hiện tượng đối lập, ngược thời tiết giữa mùa đông và mùa hè, sự chênh lệch giữa đêm và ngày.
-Dựa vào kinh nghiệm quan sát này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp giữa ngủ nghỉ và làm việc. Sao cho hợp thời tiết và đạt được hiệu quả.
-Đối với người nông dân thì câu tục ngữ giúp họ ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ, có những hoạt động nông nghiệp hợp lý.
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. (2)
-Câu tục ngữ có nội dung là khi thấy trời nhiều (dày) sao hôm sau sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì sẽ mưa.
-Đúc kết kinh nghiệm của người xưa để dự báo thời tiết, đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng, phân bố công việc cho hợp lý tránh để thời tiết làm hỏng mùa vụ.
-Giá trị của kinh nghiệm câu tục nữ thể hiện là nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. (3)
-Câu tục ngữ mang ý nghĩa là khi có ráng mỡ gà chính là sắc màu phía chân trời do ánh mặt trời chiếu vào có sắc vàng nhìn tựa như mỡ gà thì sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.
-Giá trị kinh nghiệm là nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. (4)
-Câu tục ngữ có nội dung: Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thường lên vị trí cao hơn thì khả năng trời sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.
-Cơ sở thực tiễn đó là: Kiến là loại côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao tránh lụt lội, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.
-Giá trị kinh nghiệm câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta vào mùa mưa.
Tấc đất, tấc vàng. (5)
-Câu tục ngữ muốn so sánh giá trị của tất đất quý như vàng. Tấc là muốn tính đơn vị rất nhỏ để nói về đơn vị đo đất. Vàng là kim loại quý giá người ta dùng cân tiểu li để cân đong.
-Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ là: Đất quý như vàng vì đất có khả năng nuôi sống con người, nơi con người cư trú cũng như nơi nuôi dưỡng động, thực vật, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.
-Trong một đất nước nông nghiệp như nước ta thì đất luôn được đề cao giá trị, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. (6)
-Nội dung câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng như sự khó khăn theo cấp độ khai thác kinh tế theo từng địa hình, kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Ruộng thì phổ biến chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ…. Ao nuôi cá,…. Ông cha ta đã có những đúc kết về kinh nghiệm đánh giá giá trị kinh tế cũng như độ khó của việc canh tác các mô hình.
-Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. (7)
-Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước của nhân dân ta.
-Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu vì đặc thù trong nông nghiệp lúa nước, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Yếu tố công chăm bón, sự cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư trong việc tạo ra mùa màng bội thu. Có thể thấy cả 4 yếu tố đều quan trọng và không thể thiếu bất cứ cái nào.
-Câu tục ngữ nhắc nhở người nông dân phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên những yếu tố quan trọng, không tràn lan, tránh lãng phí không cần thiết.
Nhất thì, nhì thục. (8)
-Câu tục ngữ nêu vai trò của việc trồng trọt đúng thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận sẽ giúp cây trồng dễ dàng lấy được chất dinh dưỡng cũng như đất không bị cằn cỗi. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa, nếu sớm quá, muộn quá thì cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm dẫn đến mất mùa.
-Câu tục ngữ muốn nhắc nhở người làm nông nghiệp về vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác là hai yếu tố quan trọng trong trồng trọt.
Đặc điểm hình thức của tục ngữ:-Đặc điểm nổi bật của những câu tục ngữ trên là ngắn gọn. Mỗi câu tục ngữ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn chỉ có 4 tiếng như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.
-Các câu tục ngữ thường có vần, nhất là vần lưng. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa;
-Các vế trong câu đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.
-Câu tục ngữ nói về thiên nhiên và con người thường rất nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ và hàm súc về ý nghĩa: chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,…. Câu có lập luận chặt chẽ, ngắn gọn.
Mọi người ơi, giúp em vs ạ! Help!!!
Đề bài: Đánh giá tục ngữ về con người và xã hội, sgk ngữ văn 7 có viết:
"Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có"
Bằng những hiểu biết của mình về những câu tục ngữ đã được học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên
(viết thành bài văn nha mọi người. Mọi người giúp em vs ạ. Please!!!)
Em tham khảo nhé !
Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.
Trong cuộc sống nhiều khi người ta vin vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.
Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.
Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.
Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.
viết một đoạn văn chứng minh luận điểm sau: Đến với tục ngữ, ta có thể tìm thấy lời khuyên quý báu về phẩm chất, lối sống mà con người cần phải có
Mọi người giúp mình với nha mai mình nộp bài cho cô rồi...........
Mình xin cảm ơn trước.
Tìm 5 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống làm mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam. Đặt câu với 1 thành ngữ vừa tìm
refer
Lá lành đùm lá rách.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Thương người như thể thương thân.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Để thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách, học sinh trường em đã quyên góp sách vở ủng hộ đồng bào lũ lụt
-Lá lành đùm lá rách.
-Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
-Có công mài sắt có ngày nên kim.
-Thương người như thể thương thân.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây rách
Tham khảo:
Lá lành đùm lá rách.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Thương người như thể thương thân.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Để thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách, học sinh trường em đã quyên góp sách vở ủng hộ đồng bào lũ lụt.
Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.