Em hãy lập dàn ý cho việc giải thik câu tục ngữ :"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "
Cho đề bài sau: Hãy giải thích câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " và đề bài: " Chứng minh câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ".
Mục đích của 2 đề trên có gì giống và khác nhau?
Một cái thì bảo giải thích một cái thì bảo chứng minh.Giải thích và chứng minh khác nhau
sai thì thôi nhé!
kia là giải thích
kia là chứng minh
giải thích cũng giống như nội dung của nó
chứng minh là chứng m ấy!
hi!Quên mất.mình mới học lớp 6
tục ngữ có câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
giúp vs.
tham khảo
Dàn ý:
1. Mở Bài
Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
2. Thân Bài
- Giải thích câu tục ngữ:
Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn
Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó
- Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:
Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống
Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu
Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7
3. Kết Bài
Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình
Em hãy lập dàn ý cho câu tục ngữ'' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Giups mình với cần gấp
Lập dàn ý ăn quả nhớ kẻ trồng cây ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
“ uống nước nhớ nguồn”
Từ xa xưa trong thơ ca của dân tộc ta có những kinh nghiệm chia sẻ về lòng biết ơn. “ Uống nước nhớ nguồn” một trong những câu tục ngữ nói về ý đó. Câu tục ngữ dạy ta phải biết ơn, phải nhớ công những người giúp mình. Ngoài câu “ Uống nước nhớ nguồn” thì kho tàng văn học Việt Nam còn một câu cũng nói đến lòng biết ơn đó là “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích nghĩa của câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
a. Nghĩa đen
- Khi ăn quả phải nhớ đến người mà trồng cây, người chăm bón, người chăm sóc cây.
- Khi ăn khoai thì nhớ người cho dây, cho khoai về trồng
- Khi ăn quả, ăn khoai phải nhớ nhớ người cho trái cho khoai
b. Nghĩa bóng
- Khi nhận được một thành quả nào đó phải nhớ đến người giúp đỡ
- Khi vượt qua khó khăn phải nhớ đến người giúp đỡ
- Nhớ đến công lao mà người khác tạo cho mình
- Nhớ ơn những người giúp đỡ mình
- Phải biết trân trọng những người đối xử tốt với mình
2. Ý nghĩa của câu tục ngữ
- Lòng biết ơn
- Không nên phụ bạc, coi thường và không biết ơn
3. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống biết ơn, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người vô ơn, bạc nghĩa
- Cần phê phán những người xa hoa, lãng phí.
4. Chứng minh câu tục ngữ đã được sử dụng trong cuộc sống thường ngày
- Lễ hội: giỗ tổ Hùng vương, lễ thần cơm,…
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất.
- Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay.
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
“ uống nước nhớ nguồn”
Từ xa xưa trong thơ ca của dân tộc ta có những kinh nghiệm chia sẻ về lòng biết ơn. “ Uống nước nhớ nguồn” một trong những câu tục ngữ nói về ý đó. Câu tục ngữ dạy ta phải biết ơn, phải nhớ công những người giúp mình. Ngoài câu “ Uống nước nhớ nguồn” thì kho tàng văn học Việt Nam còn một câu cũng nói đến lòng biết ơn đó là “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích nghĩa của câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
a. Nghĩa đen
- Khi ăn quả phải nhớ đến người mà trồng cây, người chăm bón, người chăm sóc cây.
- Khi ăn khoai thì nhớ người cho dây, cho khoai về trồng
- Khi ăn quả, ăn khoai phải nhớ nhớ người cho trái cho khoai
b. Nghĩa bóng
- Khi nhận được một thành quả nào đó phải nhớ đến người giúp đỡ
- Khi vượt qua khó khăn phải nhớ đến người giúp đỡ
- Nhớ đến công lao mà người khác tạo cho mình
- Nhớ ơn những người giúp đỡ mình
- Phải biết trân trọng những người đối xử tốt với mình
2. Ý nghĩa của câu tục ngữ
- Lòng biết ơn
- Không nên phụ bạc, coi thường và không biết ơn
3. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống biết ơn, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người vô ơn, bạc nghĩa
- Cần phê phán những người xa hoa, lãng phí.
4. Chứng minh câu tục ngữ đã được sử dụng trong cuộc sống thường ngày
- Lễ hội: giỗ tổ Hùng vương, lễ thần cơm,…
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất.
- Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay.
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
“ uống nước nhớ nguồn”
Từ xa xưa trong thơ ca của dân tộc ta có những kinh nghiệm chia sẻ về lòng biết ơn. “ Uống nước nhớ nguồn” một trong những câu tục ngữ nói về ý đó. Câu tục ngữ dạy ta phải biết ơn, phải nhớ công những người giúp mình. Ngoài câu “ Uống nước nhớ nguồn” thì kho tàng văn học Việt Nam còn một câu cũng nói đến lòng biết ơn đó là “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích nghĩa của câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
a. Nghĩa đen
- Khi ăn quả phải nhớ đến người mà trồng cây, người chăm bón, người chăm sóc cây.
- Khi ăn khoai thì nhớ người cho dây, cho khoai về trồng
- Khi ăn quả, ăn khoai phải nhớ nhớ người cho trái cho khoai
b. Nghĩa bóng
- Khi nhận được một thành quả nào đó phải nhớ đến người giúp đỡ
- Khi vượt qua khó khăn phải nhớ đến người giúp đỡ
- Nhớ đến công lao mà người khác tạo cho mình
- Nhớ ơn những người giúp đỡ mình
- Phải biết trân trọng những người đối xử tốt với mình
2. Ý nghĩa của câu tục ngữ
- Lòng biết ơn
- Không nên phụ bạc, coi thường và không biết ơn
3. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống biết ơn, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người vô ơn, bạc nghĩa
- Cần phê phán những người xa hoa, lãng phí.
4. Chứng minh câu tục ngữ đã được sử dụng trong cuộc sống thường ngày
- Lễ hội: giỗ tổ Hùng vương, lễ thần cơm,…
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất.
- Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Tục ngữ: " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó
Tham khảo ( Lấy trên mạng thui đừng tiick )
Lòng biết ơn là một điều tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy. Bởi vậy mà ông cha ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để gửi gắm lời khuyên đến mỗi người.
Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh đơn giản, dễ hiểu. Khi ăn quả ngọt, chúng ta nhớ đến người vun trồng và chăm sóc cây cối phát triển, để cho ra trái ngọt. Con người sống trong cuộc đời cũng vậy, nhận được sự giúp đỡ của người khác hay hưởng thụ thành quả nào đó cần phải nhớ ơn, trân trọng.
Lời khuyên trên là hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ không gì tự nhiên có được. Từ xa xưa, ông cha ta đã thể hiện lòng biết ơn thiên thiên khi có được mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no qua các lễ hội. Hay như cục thờ cúng tổ tiên, hoặc những người anh hùng có công với đất nước. Đến hôm nay, sự biết ơn được thể hiện qua rất nhiều hành động. Các ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 2 để tri ân những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Lời nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, dạy bảo từ người khác. Hoặc thái độ giữ gìn và trân trọng những sản phẩm chúng ta đang được sử dụng. Tất cả hành động đó tuy đơn giản, nhưng lại rất ý nghĩa.
Học cách sống biết ơn sẽ giúp con người biết trân trọng mọi thứ. Từ đó, chúng ta mới có được thành công, hay nhận được sự yêu mến của những người xung quanh. Ngược lại thái độ sống vô ơn, bội bạc cần lên án, và tránh xa. Đặc biệt là đối với học sinh - những chủ nhân của đất nước thì lòng biết ơn là cần thiết.
Tham khảo:
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng nhân nghĩa. Và từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được ông cha ta đề cao và phát huy, đó cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc. Cùng với quan niệm đó, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
Trước hết, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Xét về mặt nghĩa đen, ta có thể hiểu rằng khi ta ăn một trái ngọt nào đó thì ta phải luôn nhớ tới người đã trồng cây. Còn hiểu theo nghĩa bóng thì “Ăn quả” là chỉ người hưởng thụ và nhận được những thành quả; “kẻ trồng cây” là người tạo nên thành quả đó. Vậy ta có thể hiểu được rằng, khi chúng ta hưởng thụ thành quả nào dù là về vật chất hay tinh thần thì phải luôn nhớ tới và biết ơn công lao của người đã tạo nên thành quả đó. Qua câu tục ngữ ngắn gọn mà ý nghĩa trên, ông cha ta đã cho ta một lời khuyên, một bài học sâu sắc về lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước, những người đã cho ta ‘trái ngọt’.
Đúng thật vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc về lòng biết ơn. Ăn một bữa cơm nó đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo thơm ngon; mặc một chiếc áo đẹp phải nhớ tới người đã thêu dệt nên nó hay đạt được những giải thưởng cao quý phải biết ơn những người đã dạy dỗ mình. Vậy nên, ta có thể nói đây là một đạo lý hoàn toàn đúng đắn,bởi lẽ không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như chiếc bút, cái bàn hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập mà ta đang tận hưởng… Tất cả, tất cả những điều đó đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả sự hy sinh xương máu, tính mạng của thế hệ cha anh đi trước. Khi chúng ta nhớ ơn và kính trọng những người đã cho ta thành quả thì lúc đó ta cũng cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy tâm hồn thoải mái, cảm thấy cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Một xã hội có nhiều công dân như vậy cũng sẽ ngày càng tối đẹp và văn minh hơn. Câu tục ngữ này cũng như một lời văn triết lý, nó hướng chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. Bởi lẽ, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người, của dân tộc Việt Nam ta. Ngoài câu tục ngữ trên còn có rất nhiều câu ca dao tục ngữ khác nói về lòng biết ơn như “Uống nước nhớ nguồn”; "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”…
Lòng biết ơn- truyền thống quý báu ấy vẫn được lưu truyền rộng rãi tới ngày nay. Minh chứng cho rằng, hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế
Tìm một câu tục ngữ đồng nghĩa với câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ''
Tìm một câu tục ngữ trái nghĩa với câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ''
hộ mình với mình đang cần gấp
Đồng nghĩa:
-Uống nước nhớ nguồn.
-Ăn cây nào, rào cây ấy.
Trái nghĩa:
-Qua cầu rút ván.
-Aưn cháo đá bát.
1.đồng nghĩa:Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng 2.trái nghĩa:Ăn cháo đá bát
Câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" em hiểu thế nào về nội dung câu tục ngữ trên
Refer
Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó.
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc: Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó.
chắc v
Hãy làm sáng tỏ câu tục ngữ" ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Gợi ý:
a. Đề yêu cầu chứng minh vấn đề: Phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.
- Cả hai câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng "quả" và "cây"; "nước" và "nguồn", vốn có quan hệ nhân quả.
- Lập luận chứng minh ở đây:
+ Trước hết giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh.
+ Sau đó đưa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng dẫn chứng và lí lẽ.
+ Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.
b. Đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","Uống nước nhớ nguồn": là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.
c. Những biểu hiện:
- Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên.
+ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 - 3 âm lịch.
+ Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
+ Lễ hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa.
+ Nhớ tới ông bà cha mẹ - những người đã khuất.
+ Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay.
+ Để cho người đang sống tự nhận ra những gì đã làm tốt và những gì còn thiếu sót trong lúc khấn vái với ông bà tổ tiên.
- Những ngày:
+ Thương binh liệt sĩ: để nhớ những người đã hi sinh đời mình, hi sinh một phần thân thể của mình vì đất nước, vì hạnh phúc hôm nay.
+ Nhà giáo Việt Nam: tôn vinh và để cho học trò được biết ơn công lao của thầy cô.
+ Quốc tế Phụ nữ: để xã hội biết ơn những người phụ nữ có vai trò to lớn đối với xã hội, với cuộc sống hôm nay.
Tất cả những ngày trên là nhắc lại, nhấn mạnh lại ý nghĩa của những câu tục ngữ trên; là hành động phù hợp với truyền thống đạo lí dân tộc.
d. Đạo lí trên cho em những suy nghĩ sâu sắc: về lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cách làm người.
+ Truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Nó cũng luôn cho em tự soi chiếu vào những hành vi hàng ngày; phải biết xấu hổ khi mắc lỗi lầm, biết hạnh phúc hân hoan khi làm được điều tốt.
- Đạo lí trên giúp em phải có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào "đền ơn đáp nghĩa".
Lên goole tra đi mik vừa mới lên có bài đo nè
viết đoạn văn ngắn ( khoảng 7-8 câu)
em hãy nêu ý nghĩa của câu ca dao tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
HELPPPPPPP GẤP GẤP GẤP
Tham khảo
Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế, sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.