Cho tam giác ABC có AB=BC=AC.Gọi O là 1 điểm bất kì nằm trong tam giác sao cho OA=OB=OC.CMR O là giao điểm 3 tia phân giác của các góc A,B,C
Cho tam giác ABC có AB = BC = AC. Gọi O là một điểm bất kỳ nằm trong tam giác sao cho OA = OB = OC. Chứng minh rằng O là giao điểm 3 tia phân giác của các góc A; B; C.
Vì OA=OB=OC
nên O là tâm đường tròn ngoại tiếp ΔABC
mà ΔABC đều
nên O là giao điểm của ba tia phân giác của các góc A,B,C
Cho tam giác ABC có 3 cạnh bằng nhau. O là một điểm trong tam giác sao cho OA = OB = OC. Chứng minh rằng O là giao 3 tia phân giác các góc A, B, C của tam giác. (tức là OA là phân giác góc A, OB là phân giác góc B, OC là phân giác góc C)
Ta có AB=AC (GT), AO chung, OB=OC (GT) suy ra tam giác ABO=tam giác ACO (c.c.c)
suy ra góc BAO=góc CAO
mà O là điểm nằm trong tam giác ABC nên tia AO nằm giữa hai tia AB và AC
suy ra AO là tia phân giác của góc BAC (1)
chứng minh tương tự BO là tia phân giác của góc ABC (2)
CO là tia phân giác của góc ACB (3)
Từ(1), (2), (3) suy ra điều phải chứng minh
cho tam giác abc(ab < ac).trên tia đối của tia ac lấy điểm d sao cho ad = ab.trên tia đối của tia ab lấy điểm e sao cho ae = ac.gọi o là giao điểm của bc và de.chứng minh :
a) góc ade = góc abc
b) od = ob
c)oa là phân giác của góc coe
Bài 1: Cho tam giác ABC cân (AB=AC), O là giao điểm 3 trung trực 2 cạnh của tam giác ABC (O nằm trong tam giác). Trên tia đối của các tia AB và CA ta lấy 2 điểm M, N sao cho AM=CN. Chứng minh:
a) Góc OAB = góc OCA
b) Tam giác AOM = tam giác CON
c) Hai trung trực OM, ON cắt nhau tại I. Chứng minh OI là tia phân giác của góc MON
Bài 2: Cho góc nhọn xOy; trên tia Ox lấy 2 điểm A và B (A nằm giữa O, B). Trên Oy lấy 2 điểm C, D (C nằm giữa O, D) sao cho OA=OC và OB=OD. Chứng minh:
a) Tam giác AOD = tam giác COB
b) Tam giác ABD = tam giác CDB
c) Gọi I là giao điểm của AD và BC. Chứng minh IA=IC; IB=ID
Bài 3: Cho tam giác ABC. Qua A kẻ đường thẳng song song với BC, qua C kẻ đường thẳng song song với AB, hai đường thẳng này cắt nhau tại D
a) Chứng minh: AD=BC và AB=DC
b) Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC và AD. Chứng minh: AM=CN
c) Gọi O là giao điểm của AC và BD. Chứng minh: OA=OC và OB=OD
d) Chứng minh: M, O, N thẳng hàng
Bài 4: Cho góc xOy = 60 độ. Vẽ Oz là tia phân giác của góc xOy
a) Tính góc xOy?
b) Trên Ox lấy điểm A và trên Oy lấy điểm B sao cho OA=OB. Tia Oz cắt AB tại I. Chứng minh tam giác OIA = tam giác OIB
c) Chứng minh OI vuông góc AB
d) Trên tia Oz lấy điểm M. Chứng minh MA=MB
e) Qua M vẽ đường thẳng song song với AB cắt tia Ox, Oy lần lượt tại C và D. Chứng minh BD=AC
Mọi ng giúp mình giải bài này nhé! Cảm ơn mn <3
Mình nghĩ khó mà có người giải hết chỗ bài tập đấy của bạn, nhiều quá
3/ (Bạn tự vẽ hình giùm)
a/ \(\Delta ABC\)và \(\Delta ADC\)có:
\(\widehat{BAC}=\widehat{ACD}\)(AB // DC; ở vị trí so le trong)
Cạnh AC chung
\(\widehat{CAD}=\widehat{ACB}\)(AB // DC; ở vị trí so le trong)
=> \(\Delta ABC\)= \(\Delta ADC\)(g. c. g)
=> AD = BC (hai cạnh tương ứng)
và AB = DC (hai cạnh tương ứng)
b/ Ta có AD = BC (cm câu a)
và \(AN=\frac{1}{2}AD\)(N là trung điểm AD)
và \(MC=\frac{1}{2}BC\)(M là trung điểm BC)
=> AN = MC
Chứng minh tương tự, ta cũng có: BM = ND
\(\Delta AMB\)và \(\Delta CND\)có:
BM = ND (cmt)
\(\widehat{ABM}=\widehat{NDC}\)(AB // CD; ở vị trí so le trong)
AB = CD (\(\Delta ABC\)= \(\Delta ADC\))
=> \(\Delta AMB\)= \(\Delta CND\)(c. g. c)
=> \(\widehat{BAM}=\widehat{NCD}\)(hai góc tương ứng)
và \(\widehat{BAC}=\widehat{ACN}\)(\(\Delta ABC\)= \(\Delta ADC\))
=> \(\widehat{BAC}-\widehat{BAM}=\widehat{ACN}-\widehat{NCD}\)
=> \(\widehat{MAC}=\widehat{ACN}\)(1)
Chứng minh tương tự, ta cũng có \(\widehat{AMC}=\widehat{ANC}\)(2)
và AN = MC (cmt) (3)
=> \(\Delta MAC=\Delta NAC\)(g, c. g)
=> AM = CN (hai cạnh tương ứng) (đpcm)
c/ \(\Delta AOB\)và \(\Delta COD\)có:
\(\widehat{BAO}=\widehat{OCD}\)(AB // DC; ở vị trí so le trong)
AB = CD (cm câu a)
\(\widehat{ABO}=\widehat{ODC}\)(AD // BC; ở vị trí so le trong)
=> \(\Delta AOB\)= \(\Delta COD\)(g. c. g)
=> OA = OC (hai cạnh tương ứng)
và OB = OD (hai cạnh tương ứng)
d/ \(\Delta ONA\)và \(\Delta MOC\)có:
\(\widehat{AON}=\widehat{MOC}\)(đối đỉnh)
OA = OC (O là trung điểm AC)
\(\widehat{OAN}=\widehat{OCM}\)(AM // NC; ở vị trí so le trong)
=> \(\Delta ONA\)= \(\Delta MOC\)(g. c. g)
=> ON = OM (hai cạnh tương ứng)
=> O là trung điểm MN
=> M, O, N thẳng hàng (đpcm)
cho tam giác abc (ab<ac) trên tia đối của ac lấy d sao cho ad=ab.trên tia đối của ab lấy e sao cho ae=ac.gọi o là giao điểm của bc và de
chứng minh
a) góc ade=góc abc
b)od=ob
c)oa là phân giác của góc coe
Cho tam giác có AB<AC<BC.Trên tia BC lấy điểm M sao cho BM=AB.Trên tia CB lấy điểm M sao cho BM=AB.Trên tia BC lấy điểm N sao cho CN=AC.Gọi O là giao điểm của 3 đường phân giác trong tam giác ABC.OE,OF,OG thứ tự là đạn vuông góc kẻ từ O đến BC,AC,AB.CMR a,AGEM ,AFEN là các hình thang cân.b,tam giác OMN là tam giác cân
1) Cho góc xOy=110 độ. LẤy 2 điểm A và B thuộc tia Ox(Oa<OB). Lấy điểm C, D thuộc tia Oy sao cho Oc=Oa, OB=OD.Gọi G là giao điểm của AD và BC. Số đo góc GOX=
2) Cho tam giác ABC, I LÀ giao điểm dường phân giác trong của góc B và C. J là giao hai dường phân giác ngoài của B và C. Biết góc BIC=125 Độ
3)Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC), Dla2 điểm trên cạnh AC sao cho góc DBC=45 độ. Vẽ DE vuông góc với BC tại E. Góc BAE =?
cho tam giác ABC có AB=AC.gọi N là trung điểm của BC
và M là điểm nằm trong tam giác sao cho MB=MC.chúng minh:
a)tam giác ABC=tam giác ACM
b)AM là tia phân giác của góc BAC
c) AM⊥BC
a: Sửa đề: ΔABM=ΔACM
Xét ΔABM và ΔACM có
AB=AC
MB=MC
AM chung
Do đó: ΔABM=ΔACM
b: ΔABM=ΔACM
=>\(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\)
=>AM là phân giác của \(\widehat{BAC}\)
c: AB=AC
MB=MC
Do đó: AM là đường trung trực của BC
=>AM\(\perp\)BC
Cho tam giác ABC. Trên tia phân giác của góc B, lấy điểm O nằm trong tam giác ABC sao cho O cách đều hai cạnh AB, AC. Khẳng định nào sau đây sai ?
(A) Điểm O nằm trên tia phân giác của góc A
(B) Điểm O không nằm trên tia phân giác của các góc C
(C) Điểm O cách đều AB. BC
(D) Điểm O cách đều AB, AC, BC
Ta có điểm O cách đều AB ,AC nên O thuộc tia phân giác của góc A . Mặt khác , O thuộc tia phân giác của góc B nên O là giao điểm của 3 đường phân giác trong tam giác ABC .
Vậy khẳng định sai đó là khẳng định (B) _ Điểm O không nằm trên tia phân giác của góc C