Hoang the anh
Câu 1: Em hãy chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của hai khổ thơ 3, 4 trong bài thơ “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên. Nhưng mỗi năm mỗi vắng …. Ngoài giời.mưa bụi bay. Câu 2: Câu thơ “Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?” nêu sửa lại thành “Nhừng mỗi năm một vắng…” thì giá trị biểu cảm của câu thơ có thay đổi không ? Câu 3: Xác định câu nghi vấn trong bài...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
I Love Literature
Xem chi tiết
Đặng Phương Nam
25 tháng 10 2016 lúc 17:42

Nghệ thuật

- Từ "nhưng" bắt đầu khổ thơ như 1 cánh cửa khép lại thời kì hoàng kim, mở ra 1 thời kì khác với bao thay đổi

- Từ "mỗi" lặp lại 2 lần trong dòng thơ đầu, nhịp thơ chậm gợi bước đi của thời gian tring sự mòn mỏi, suy thoái "mỗi năm mỗi vắng", từ "vắng" khép lại câu thơ như 1 sự hụt hẫng, chơi vơi

- Câu hỏi tu từ: "Người thuê viết nay đâu?" -> 1 câu hỏi không có lòi đáp vừa khắc họa cảnh buồn vắng thê lương của ông đồ khi khách thuê chữ chẳng còn, vừa thể hiện sự ngậm ngùi, tiếc nuối của tác giả

- 2 câu thơ thứ 3 và 4 là 2 câu thơ tả cảnh ngụ tình vô cùng đặc sắc, tác giả đã mượn đồ vật để gửi gắm tâm sự của con người

 

Chúc bạn học tốt ^^

Thảo Phương
25 tháng 10 2016 lúc 17:53

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi cảu thời gian.Nếu như trước đây : “Mỗi năm hoa đào nở” lại đưa đến cho ông đồ già “bao nhiêu người thuê viết” thì giờ đây “mỗi năm” lại “mỗi vắng”. Nhịp đi của thời gian bao hàm cả sự mài mòn, suy thoái.Thanh “sắc” kết hợp với âm “ắng” khép lại câu thứ nhất như một sự hẫng hụt, chênh chao, như đôi mắt nhìn lên đầy băn khoăn. Để rồi một cách tự nhiên, câu thứ hai phải bật ra thành câu hỏi: Những người thuê ông đồ viết chữ khi xưa nay đâu cả rồi? Câu hỏi buông ra không bao giờ có lời đáp nên cứ chạp chớn, cứ ám ảnh mãi. Người thuê viết không còn, giấy đỏ, mực thơm không được dùng đến nên:
Giáy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri vô giác cũng như buồn lây. Mực ssầu tủi đọng lại trong nghiên, giấy điều phôi pha buồn không muốn thắm.Biện pháp nhân hoá góp phần nhấn mạnh tâm trạng của con người. Bởi chẳng phải mực và giấy là những đồ vật gắn bó thân thiết nhất với ông đồ hay sao?

Linh Phương
25 tháng 10 2016 lúc 18:36

Viết về thời thế biến thiên khiến những nhà nho cũ trở thành người sinh bất phùng thời, Vũ Đình Liên đã có một thi phẩm được coi là kiệt tác sinh ra từ hai nguồn thi cảm lòng thương người và tình hoài cổ. Đó là bài thơ Ông đồ mà linh hồn của bài thơ chính là hình ảnh ông đồ một di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn.

Trong xã hội xưa, ông đồ là người có đi học chữ Nho song không đỗ đạt, sống thanh bần giữa những người dân thường bằng nghề dạy học. Chữ nghĩa thánh hiền và nghề dạy học trong xã hội tôn sư trọng đạo được mọi người kính nể. Theo phong tục, ngày tết đến mọi nhà lại sắm câu đối hoặc một đôi chữ nho để trang hoàng nhà cửa, khi đó ông đồ lại có dịp trổ tài. Chính vì thế mỗi năm tết đến, xuân về, hình ảnh ông đồ cùng với nét chữ của ông trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong bức tranh xuân của mọi gia đình Việt nam.

chúc bn hx tốt!

Đặng Thị Tú Linh
Xem chi tiết
Theooo Phun
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
25 tháng 1 2022 lúc 11:08

ND chính : nói về những người thuê viết ngày trước giờ sao không thấy chỉ còn bóng dáng của của ông đồ và những đồ vật buồn hiu.

Lê Thị Quý Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
Ngủ ✰_
19 tháng 3 2022 lúc 12:54

“Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”.

“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.

💠꧁༺๖ۣۜYuikoshi༻꧂💠
19 tháng 3 2022 lúc 12:57

-Thể thơ ngũ ngôn (năm chữ): đây là thể thơ linh hoạt có khả năng biểu hiện phong phú, rất thích hợp với việc thể hiện tâm trạng và diễn tả những tâm tình cảm xúc sâu lắng. Trong bài thơ, thể thơ này được sử dụng và khai thác đạt hiệu quả nghệ thuật: bài thơ ngũ ngôn bình dị, cô đọng mà đầy gợi cảm. Toàn bài thơ có giọng điệu chủ âm là trầm lắng, ngậm ngùi. Giọng thơ này rất phù hợp trong việc thể hiện tâm tư, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của con người đặc biệt là trước tình cảnh đáng thương của những lớp đang tàn lụi như ông đồ.

Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

-Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ:

+ Kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là Mỗi năm hoa đào nở – Lại thấy ông đồ già, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở – Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Tứ thơ “cảnh cũ người đâu” trong thơ cổ được sử dụng gợi một sự thương cảm sâu sắc.

+ Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập – hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người.

-Ngôn ngữ thơ trong sáng, bình dị đồng thời cô đọng, có sức gợi lớn trong lòng người {vẫn ngồi đấy – không ai hay, người muôn năm cũ – hồn ở đâu,…).

-Biện pháp nhân hóa được sử dụng rất thành công: Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu giấy, mực không được động đến nên buồn, nên sầu, chúng cũng có tâm hồn, có cảm xúc như con người).

-Hình ảnh thơ giản dị nhưng hàm súc, không mới mẻ nhưng gợi cảm: Lá vàng rơi trên giấy / Ngoài giời mưa bụi bay. Hình ảnh lá vàng có một sức gợi lớn. Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ, cảm giác buồn. Giữa mùa xuân mà tác giả lại cảm nhận lá vàng rơi. Đó là sự cảm nhận từ trong tâm hồn về một sự tàn tạ, sự kết thúc của một kiếp người tàn. Hình ảnh mưa bụi bay nhẹ nhưng ảm đạm lòng người.

Đây là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại. Tất cả cảnh vật ấy để thể hiện tâm trạng buồn của con người.

– Hình thức nghệ thuật bài thơ rất bình dị nhưng có một sức truyền cảm nghệ thuật lớn để cho nội dung, cảm xúc của bài thơ có sức sống bền bỉ lâu dài trong lòng người đọc.

Lê Thị Quý Uyên
Xem chi tiết
Hiền Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Đức Huy
2 tháng 2 2022 lúc 17:30

Tham khảo

Câu 1: Mục đích của câu nói là hình ảnh ông đồ đang dần trở nên phai mờ trong kí ức mỗi người

Câu 2:Trường từ vựng là sách vở( có : viết,giấy,mực,nghiên)

Cau3:Nếu hai khổ thơ đầu nói về khung cảnh tấp nập của không gian đi xin chữ với cảnh nhộn nhịp, đông vui, thì đến hai khổ thơ sau tác giả lại thể hiện một nỗi buồn man mác, đó là cảnh vật cũng đang dần xa vắng đi, mỗi năm khách đến viết chữ lại vắng, người thuê viết, tác giả tự hỏi nay đâu, không thấy, và những nghiêng mực, và tàu giấy đỏ nay không còn tươi thắm như trước nữa, nó đang đọng lại những nỗi sầu không lối, tất cả những hình ảnh đó đã thể hiện một cảm xúc dạt dào trong con mắt của thi sĩ, tác giả đang thể hiện sự tiếc nuối của những giá trị truyền thống, con người đang dần mất đi những nét cổ truyền và giá trị về cội nguồn. Nguồn gốc lịch sử của dân tộc Việt Nam, trong những truyền thống đó con người cũng đang dần bị mai một đi giá trị về cội nguồn, hình ảnh ông đồ đang buồn man mác, với sự xa vắng, xưa và nay, hình ảnh đó đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc: Ông đồ vẫn ngồi đó Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Hình ảnh ông đồ đang bị lạc lõng trong cuộc đời, không gian rộng lớn đó, con người đang dần lãng quên đi hình ảnh ông đồ, ông đồ vẫn đang ngồi đó trên nghiêng bút và tấm mực tàu, nhưng nay người viết đã đi đâu hết rồi chỉ còn lại hình ảnh của ông đồ xưa, ngoài trời từng chiếc lá bay rơi rụng trên giấy, nhưng tâm hồn của chính tác giả, cũng đang thể hiện một cái nhìn mới mẻ về sự vật và nó thể hiện sự man mác trong tâm hồn của chính tác giả.

Bài 2:Bài thơ có kết cấu độc đáo, đầu cuối tương ứng. Mở đầu bài thơ là “Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già”, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, tương phản rõ nét, làm nổi bật chủ đề của bài thơ, từ đó khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc về một văn hóa truyền thống giờ đây đã bị thay đổi. Quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học

Bài 3:

Ông đồ giàxuất hiện trong khổ thơ đầu, gọi theo tuổi tác, thể hiện sự tôn trọng, gợi về thời gian của phong tục viết câu đối Tết và thưởng thức câu đối.

Ông đồ xưaxuất hiện trong khổ thơ cuối, của thời đã qua. Cách gọi này thể hiện hình ảnh ông đồ đã lùi hẳn vào quá khứ, gợi được sự thương cảm, xót xa.

lê duy khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Hồ Quế Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hồ Quế Anh
5 tháng 1 2022 lúc 23:01

mn giúp em/mih vs ạ

cảm ơn mn nhiều ( ^ . ^ )

Hảo Tanker Nguyễn
Xem chi tiết
Phong Thần
21 tháng 6 2021 lúc 20:42

Tham khảo

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.