a) Tại sao dự báo thời tiết ngày mai 38 độ, ở Việt Nam trời rất nóng bức, ở Mỹ lại là trời lạnh?
Có nhiều nước khác trên thế giới sử dụng độ F. Nếu ở nước Mỹ được dự báo thời tiết là 35 độ F, vậy thì trời nóng hay lạnh? Vì sao?
Khi ở Mỹ dự báo là 35oF, thì trong oC, nhiệt độ này bằng :
\(\frac{35-32}{1,8}=\frac{3}{1,8}\approx1,66^oC\)
Vậy ở Mỹ, lúc này trời đang lạnh.
Các bạn hãy dịch cho mình câu này sang tiếng anh :
chào buổi sáng ! chúng ta sẽ đến với chương trình dự báo thời tiết của hôm nay và ngày mai . Hôm nay ở hà nôi trời mát mẻ và có nắng . Còn ngày mai sẽ ra sao , xin mọi người xem . Ngày mai ở hà nội sẽ nắng và nóng . Đâu là dự báo thời tiết ngày hôm nay và ngày mai . Chương trình dự báo tới đây kết thúc . Hãy đón xem vào chương trình ngày mai .Chúc mọi người một ngày tốt lành . Tạm biệt !
kb với mình nhé . Mình k cho
Good morning ! Welcome to the weather forecast. Let's take a look at the weather today and tomorrow. Today, it's cool and sunny in Ha Noi. What will the weather be tomorrow ? Well, it will be hot and sunny. This is the weather forecast of today and tomorrow. The program is coming to an end. Please watch the show tomorrow. Have a nice day. Good bye !
Good morning ! We will come to weather forecasts today and tomorrow .Today in Hanoi it's cool and sunny. What will tomorrow be? Watch ! Tomorrow in Hanoi it's hot and sunny .This is the weather forecast today and tomorrow . The weather forecast program here comes to end . Please watch the show tomorrow. Have a nice day ! Goodbye .
Vào ngày hạ chí (22 tháng 6), ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc ở chí tuyến Bắc, tại sao ngày đó lại chưa phải là ngày nóng nhất trong năm ở nửa cầu Bắc?
Cũng như vậy, vào ngày xuân phân (21 tháng 3) và thu phân (23 tháng 9), khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc ở xích đạo, tại sao ngày xuân phân lại tương đối lạnh, còn ngày thu phân lại tương đối nóng?
Ánh sáng Mặt Trời khi chiếu xuống mặt đất phải đi qua lớp khí quyển. Không khí chỉ hấp thu được một lượng nhiệt rất nhỏ, không đáng kể. Chỉ sau khi mặt đất hấp thu phần lớn lượng nhiệt của ánh sáng Mặt Trời thì không khí mới nóng lên nhờ lượng nhiệt từ mặt đất phát tán ra, gọi là bức xạ mặt đất (bức xạ sóng dài). Như vậy, là không khí nóng lên không phải do trực tiếp thu nhận nhiệt từ ánh sáng Mặt Trời (bức xạ sóng ngắn) mà gián tiếp qua bức xạ mặt đất.
Nếu mặt đất có tích được một lượng nhiệt lớn của Mặt Trời thì nó mới nóng lên và sau đó mới có khả năng bức xạ một lượng nhiệt lớn ra không trung.
Trong một ngày, Mặt Trời cao nhất vào lúc giữa trưa. Góc chiếu trên mặt đất lớn nhất. Lúc đó mặt đất cũng hấp thu được một lượng nhiệt lớn nhất.
Nhưng nhiệt độ không khí chưa cao nhất, vì mặt đất phải tích được một lượng nhiệt lớn nhất thì sau đó mới có lượng nhiệt bức xạ cao nhất. Vì vậy, phải vào khoảng từ 13 giờ trở đi thì nhiệt độ không khí mới đạt đến mức cao nhất. Ban đêm, mặt đất chỉ có tác dụng phóng nhiệt mà không thu nhiệt.
Đến gần sang thì lượng nhiệt của mặt đất tích được còn ít nhất. Lúc đó cũng là lúc nhiệt độ không khí trong ngày thấp nhất.
Chính vì lí do đó, mà trong một ngày nhiệt độ không khí cao nhất không phải là lúc giữa trưa, mà là vào khoảng từ 13 đến 15 giờ. Lúc nhiệt độ không khí thấp nhất cũng không phải là lúc giữa đêm, mà là vào lúc gần sáng.
Cũng giống như vậy, trong một năm nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo lượng nhiệt của mặt đất tích luỹ được nhiều hay ít. Sau ngày hạ chí, ở nửa cầu Bắc mặt đất sau khi tích luỹ được nhiều nhiệt, mới có bức xạ lớn, làm cho nhiệt độ không khí tăng cao. Thời kì nóng nhất trong năm như vậy phải vào vài tuần sau ngày hạ chí. Thông thường trên lục địa, tháng nóng nhất trong năm là tháng 7. Tháng lạnh nhất là tháng 1.
Trên đại dương sự hấp nhiệt và phóng nhiệt so với lục địa ôn hoà hơn, nên thời gian có sự thay đổi nhiệt độ cũng dài hơn.
Nhiệt độ không khí trong ngày thu phân cao hơn trong ngày xuân phân cũng là kết quả của bứcxạ nhiệt của mặt đất chậm hơn so với bức xạ nhiệt của Mặt Trời.
Tuy nhiên, sự thay đổi nhiệt độ không khí nói trên nhiều hay ít, còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố ở địa phương như: vĩ độ, sự phân bố lục địa – biển, địa hình và các hiện tượng thời tiết ở các nơi khác nhau…
Câu hỏi:
Tại sao nhiệt độ cơ thể là 370 C mà:
a) Khi xuống nước (với nhiệt độ nước = nhiệt độ cơ thể người) thì ta sẽ cảm thấy dễ chịu hoặc thậm chí lạnh?
b) Khi ở ngoài trời (nhiệt độ ngoài trời = nhiệt đọ cơ thể) thì ta sẽ cảm thấy nóng bức, kho chịu?
do tỏa nhiệt , nếu ta ở không khí thì chúng ta sẽ ít tỏa nhiệt hơn , đây là môi trường tỏa nhiệt kém , còn nước hấp thụ nhiệt ta mạnh nếu ở nhiệt độ nói trên ta sẽ cảm thấy nóng
Câu 1: Kể tên các mảng kiến tạo lớn của vỏ trái đất? Cho biết Việt Nam thuộc mảng nào? Câu 2: Tại sao trái đất chuyển động quanh mặt trời lại sinh ra hai thời kỳ nóng, lạnh luân ghiên nhau ở cả hai nửa cầu trong một năm? Câu 3: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy kể về một thảm họa động đất hoặc núi lửa gây ra gần đây nhất đối với con người? Câu 4: Trình bày hình dạng và kích thước của trái đất? Câu 5: Phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh? Câu 6: Trình bày sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến? Câu 7: Ở khu vực giờ gốc (GMT) là 11 giờ. Hội Việt Nam (múi giờ số 7) Hoa Kỳ ( múi giờ 5) lúc đó là mấy giờ?
1. TĐ được cấu tạo bởi 7 mảng lớn:
- Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.
- Âu - Á.
- Thái Bình Dương.
- Bắc Mỹ.
- Nam Mỹ.
- Nam Cực.
- Phi.
2. TĐ chuyển động quanh MT
=> Có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía MT, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía MT.
=> Thời kì bán cầu nào ngả về phía MT => Được chiếu sáng nhiều hơn => Mùa nóng của bán cầu đó.
=> Thời kì bán cầu nào chếch xa phía MT => Được chiếu sáng ít hơn => Mùa lạnh của bán cầu đó.
4. Trái Đất có dạng hình cầu, có bán kính xích đạo là 6 378km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2. Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ bảo vệ mình.
5.
- Nội sinh:
+ Là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.
+ Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...
+ Tạo ra các dạng địa hình lớn.
- Ngoại sinh:
+ Là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
+ Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.
+ Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.
6.
- Do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Lực làm lệch hướng gọi là lực Cô-ri-ô-rít.
- Lực Cô-ri-ô-rít có tác động đến hướng di chuyển của dòng sông, dòng biển, gió.. trên Trái Đất.
7.
- VN - khu vực giờ gốc chênh lệch nhau: 7 - 0 = 7 (múi) => Ở Việt Nam là: 11 + 7 = 18 (giờ).
- Hoa Kỳ - khu vực giờ gốc chênh lệch nhau: 5 - 0 = 5 (múi) => Ở Hoa Kỳ là: 11 + 5 = 16 (giờ).
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
Nguyên nhân Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm là do:
- Do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì sẽ có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều ánh sáng và có nền nhiệt cao hơn.
- Do đó, vào thời điểm này, nửa cầu được chiếu sáng chính là mùa nóng. Nửa cầu còn lại không ngả về phía mặt trời thì góc chiếu nhỏ hơn, nhận được ánh sáng cũng như lượng nhiệt ít hơn nên lúc này nửa cầu ấy sẽ là mùa lạnh.
Chính vì vậy, trong năm thời kì nóng và lạnh ở hai nửa cầu thay đổi luân phiên nhau.
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
-Do khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi.
+ Nửa cầu ngả về phía Mặt trời sinh ra mùa nóng, do góc chiếu lớn.
+ Nửa cầu không ngả về phía Mặt trời sinh ra mùa lạnh, do góc chiếu nhỏ.
Hôm nay trời lạnh 0 độ C, ngày mai trời lạnh gấp đôi hôm nay, hỏi ngày mai trời lạnh bao nhiêu độ C (lời giải đầy đủ, chi tiết, ko ghi CHTT)
0 độ C =32 độ F
lạnh gấp 2 chia 2 thì 32:2=16
16 độ F -8,9 độ C
chắc cậu hok giỏi lắm nhỉ lớp phó hok tập luôn
Vì ngày mai trời lạnh gấp 2 lần hôm nay
nên Ngày mai trời sẽ lạnh
0 độ C x 2 = 2 độ C
Đáp số 2 độ C
Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra) ?
A. Mặc đồng phục.
B. Đi học mang theo áo mưa.
C. Ăn sáng trước khi đến trường.
D. Hẹn bạn Trang cùng đi học.
Khi ghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, ta sẽ xử lý thông tin và quyết định đi học mang theo áo mưa (thông tin ra).
Đáp án: B