Nguyễn Thị Thu Hà
Phần I: Đọc - hiểuĐọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Tổ quốc tôi như một con tàuMũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau..........Những dòng sông rộng lớn ngàn thướcTrùng điệp một màu xanh lá đước Đước thân cao vút, rễ ngang mìnhTrổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!..........Tổ quốc tôi như một con tàuMũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau(Ngữ văn 6- tập 2, trang 23)Câu 1: Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2? Văn bản ấy được trích ra từ tác phẩm nào...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Tiểu Thư Họ Đinh
Xem chi tiết
Đào Nhật Minh
2 tháng 2 2018 lúc 14:53

Em thấy bài thơ rất hay.Từ sự yêu Cả Màu của tác giả mà ra một bài thơ mà ai nghe cũng phải về Cà Mau một lần trong đời.

Bình luận (0)
Hà Thị Vân Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Công	Vinh
26 tháng 3 2020 lúc 22:12

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao! Mik chỉ bt cảm nhận thôi mong bn thông cảm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
withluv
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Phong Nguyễn
29 tháng 8 2016 lúc 11:05

Khác với những vùng ven biển miền Trung khô cằn, “đất mặn đồng chua, cày lên sỏi đá” , Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi cho một hệ thống sông ngòi dày đặt… Và cũng nhờ thế mà lượng phù sa của song đã bồi đắp cho mảnh đất này trở nên màu mỡ, trù phú vô cùng. Tác giả đã mượn một hình ảnh hết sức đặc trưng để nói về Cà Mau. Đó là cây đuớc! Ở Cà Mau thì đước nhiều vô kể…Chúng có một sức sống mãnh liệt nên dù mọc trên đất phèn hay đất mặn cũng có thể tồn tại và phát triển được. Cây đước quen thuộc và bình dị ấy, lại có them chút thô kệch với “rễ ngang mình” đã được Xuân Diệu đem vào thơ… Làm cho thi vị vô cùng! Hình ảnh rừng đước xanh thẳm trùng điệp với bộ rễ mọc từ thân rũ loà xoà xuống đất đã trở nên thật đẹp, thật sinh động! Những nhánh rễ đã được tác giả nhân hoá thành “nghìn tay” trổ xuống để “ôm đất nước” … Đây thật sự là một hình ảnh thơ độc đáo và giàu sức gợi. Xuân Diệu đã thổi chính tình cảm của mình vào cho cây đước, làm đước cũng thành ra yêu quê hương, yêu xứ sở như tác giả. 
 

Bình luận (0)
Phạm Nguyễn Tuấn Minh
Xem chi tiết
Bùi Châu Anh
Xem chi tiết
Đặng Trung Hiếu
14 tháng 1 2018 lúc 17:09

Việt Nam từ Cà mau lúc đầu chỉ tròn bây giờ nó càng lấn ra biển như vậy có thể nói rằng : Nước Việt Nam rất có chí cao lớn

Bình luận (0)
Charlotte
Xem chi tiết
Đinh Xuân Thiện
23 tháng 3 2020 lúc 18:38

1. Đoạn văn được trích từ văn bản nào ? Ai là tác giả ?

Đoạn văn được trích từ văn bản Sông nước Cà Mau. Đoàn Giỏi là tác giả.

2. Chủ đề của đoạn văn trên là gì ? Nếu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Chủ đề của đoạn văn trên là miêu tả dòng sông Năm Căn và xung quanh dòng sông ấy ( cá nước, cây đước,.. ) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Miêu tả.

3. Các cụm từ " chèo thoát ", " đổ ra ", " xuôi về " trong câu đầu đoạn văn có tác dụng gì ?

Các cụm từ " chèo thoát " , " đổ ra " , " xuôi về " trong câu đầu đoạn văn có tác dụng miêu tả, diễn tả trạng thái con thuyền trong mỗi quang cảnh.

4. Trong đoạn văn có mấy phép so sánh ? Chỉ rõ và nêu tác dụng của từng phép so sánh.

 Trong đoạn văn có 4 hình ảnh so sánh : 

- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất hùng vĩ → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất trù phú → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Thuyền xuôi giữa lòng con sông rộng hơn ngàn thước.

→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất rộng → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

→ Tác dụng : Cho ta thấy rừng đước rất cao, rất dài như vô tận không thấy điểm kết thúc → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

5. Hãy viết một đoạn văn 6 - 8 câu nêu cảm nhận của mình về cảnh sắc thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau, đoạn văn sử dụng một từ láy và một phó từ. Gạch chân và chú thích.

Như chúng ta đã học trong sách giáo khoa tập 2 lớp 6 bài " Sông nước Cà Mau " thì văn bản này tả về vùng Cà Mau sông nước rộng lớn hùng vĩ với những câu văn tác giả đã chứng minh : " Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác " hay " thuyền chúng tôi xuôi qua con sông rộng hơn ngàn thước". Ở đây có rất nhiều màu xanh như màu xanh cây lá, màu xanh đất trời đã ru ngủ con người đất cuối bản đồ Việt Nam này. Con người tại đây cũng rất mộc mạc, giản dị điều đó chứng tỏ ở cách đặt tên con rạch, con kênh là đặt tên dựa vào điểm riêng biệt của chúng. Ví dụ như đặt tên kênh Bọ Mắt vì có nhiều chú bọ mắt nhỏ bé con, li ti và qua đó, ta biết cảnh sắc ở đây rất hoang sơ. Chợ Năm Căn khắc họa nên hình ảnh đặc trưng của một khu chợ vùng sông nước. Đó là đầu mối tập kết và vận chuyển hàng hóa cho cả miền Nam. Cách mua bán chỗ này cũng có điểm thuận lợi : trên thuyền xuôi theo dòng sông đến từng nhà mà người ta không cần bước ra khỏi thuyền, người mua, người bán cũng đến từ nhiều địa phương, dân tộc. Từ những điều đó đã tạo nên nét đông vui, tấp nập, nhộn nhịp, độc đáo ở đây. Văn bản này được trích từ chuơng 18 của truyện " Đất rừng phương Nam " và nó đem đến cho độc giả những hiểu biết phong phú về vùng đất đáng yêu này.

Chú thích : Từ in đậm : Từ láy và phó từ.

*Cụ thể hơn :

- Li ti : Từ láy.

- Cũng : Phó từ.

Chúc bn hok tốt :)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Charlotte
23 tháng 3 2020 lúc 18:40

Ukmm, hình như bn hơi lạc đề

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H o o n i e - )
27 tháng 3 2020 lúc 8:32

1. Đoạn văn được trích từ văn bản nào ? Ai là tác giả ?

Đoạn văn được trích từ văn bản Sông nước Cà Mau. Đoàn Giỏi là tác giả.

2. Chủ đề của đoạn văn trên là gì ? Nếu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Chủ đề của đoạn văn trên là miêu tả dòng sông Năm Căn và xung quanh dòng sông ấy ( cá nước, cây đước,.. ) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Miêu tả.

3. Các cụm từ " chèo thoát ", " đổ ra ", " xuôi về " trong câu đầu đoạn văn có tác dụng gì ?

Các cụm từ " chèo thoát " , " đổ ra " , " xuôi về " trong câu đầu đoạn văn có tác dụng miêu tả, diễn tả trạng thái con thuyền trong mỗi quang cảnh.

4. Trong đoạn văn có mấy phép so sánh ? Chỉ rõ và nêu tác dụng của từng phép so sánh.

 Trong đoạn văn có 4 hình ảnh so sánh : 

- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất hùng vĩ → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất trù phú → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Thuyền xuôi giữa lòng con sông rộng hơn ngàn thước.

→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất rộng → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

→ Tác dụng : Cho ta thấy rừng đước rất cao, rất dài như vô tận không thấy điểm kết thúc → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

5. Hãy viết một đoạn văn 6 - 8 câu nêu cảm nhận của mình về cảnh sắc thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau, đoạn văn sử dụng một từ láy và một phó từ. Gạch chân và chú thích.

Như chúng ta đã học trong sách giáo khoa tập 2 lớp 6 bài " Sông nước Cà Mau " thì văn bản này tả về vùng Cà Mau sông nước rộng lớn hùng vĩ với những câu văn tác giả đã chứng minh : " Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác " hay " thuyền chúng tôi xuôi qua con sông rộng hơn ngàn thước". Ở đây có rất nhiều màu xanh như màu xanh cây lá, màu xanh đất trời đã ru ngủ con người đất cuối bản đồ Việt Nam này. Con người tại đây cũng rất mộc mạc, giản dị điều đó chứng tỏ ở cách đặt tên con rạch, con kênh là đặt tên dựa vào điểm riêng biệt của chúng. Ví dụ như đặt tên kênh Bọ Mắt vì có nhiều chú bọ mắt nhỏ bé con, li ti và qua đó, ta biết cảnh sắc ở đây rất hoang sơ. Chợ Năm Căn khắc họa nên hình ảnh đặc trưng của một khu chợ vùng sông nước. Đó là đầu mối tập kết và vận chuyển hàng hóa cho cả miền Nam. Cách mua bán chỗ này cũng có điểm thuận lợi : trên thuyền xuôi theo dòng sông đến từng nhà mà người ta không cần bước ra khỏi thuyền, người mua, người bán cũng đến từ nhiều địa phương, dân tộc. Từ những điều đó đã tạo nên nét đông vui, tấp nập, nhộn nhịp, độc đáo ở đây. Văn bản này được trích từ chuơng 18 của truyện " Đất rừng phương Nam " và nó đem đến cho độc giả những hiểu biết phong phú về vùng đất đáng yêu này.

Chú thích : Từ in đậm : Từ láy và phó từ.

*Cụ thể hơn :

- Li ti : Từ láy.

- Cũng : Phó từ.

@Min_ngu_ngục

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Đức Hiếu
Xem chi tiết
minh nguyet
17 tháng 1 2023 lúc 21:48

a, Đoạn văn được trích trong văn bản ''Sông nước Cà Mau'' của Đoàn Giỏi.

b, PTBĐ chính: Miêu tả

c, mũi Cà Mau: Phần đất nhô ra bên ngoài ở bờ biển

Từ ''mũi'' được dùng với nghĩa chuyển

d, Khiến cho người đọc cảm nhận rõ hơn về vùng đất ở tận cùng tổ quốc và vẻ đẹp của nơi đây

Bình luận (0)
Bùi Thị Thu Trang
Xem chi tiết
Bùi Thị Thu Trang
30 tháng 6 2021 lúc 18:05

" Tổ quốc tôi như một con tàu " 

 Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau 

 ... ....

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước 

Trùng điệp một màu xanh lá đước !

Đước thân cao vút , rễ ngang mình 

Trổ xuống nghìn tay ôm đất nước !

.....

Tổ quốc tôi như một con tàu 

Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau .

Dạ thơ đây ạ ! em cảm ơn trước ngaingung

 

Bình luận (0)
Phong Thần
30 tháng 6 2021 lúc 20:19

Tham khảo một số ý phân tích rồi em tự viết thành đoạn nha!

- Hình ảnh Tổ quốc đẹp như con thuyền luôn tiến về phía trước, vượt mọi sóng gió thác ghềnh. Mảnh đất Cà Mau như mũi con thuyền vinh dự và tự hào mang trên vai trách nhiệm đi tiên phong trong việc dựng xây và bảo vệ tổ quốc. Mũi tàu luôn đi trước, luôn hứng chịu gian lao thử thách trước và rẽ sóng mở đường cho thân.

- Cây đuớc, ở Cà Mau thì đước nhiều vô kể. Chúng có một sức sống mãnh liệt nên dù mọc trên đất phèn hay đất mặn cũng có thể tồn tại và phát triển được. Cây đước quen thuộc và bình dị ấy, lại có them chút thô kệch với “rễ ngang mình”. Hình ảnh rừng đước xanh thẳm trùng điệp với bộ rễ mọc từ thân rũ loà xoà xuống đất đã trở nên thật đẹp, thật sinh động! Những nhánh rễ nghìn tay” trổ xuống để “ôm đất nước”. 

Bình luận (1)