Cho biết tên tác phẩm có cùng chủ đề với "Mùa xuân nho nhỏ " trong chương trình ngữ văn lớp 9
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Mùa xuân luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Thanh Hải cũng góp vào đề tài này thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ.
1. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.
2. Trong khổ đầu, tác giả đã đón nhận mùa xuân về với “ dòng sông xanh” , “bông hoa tím biếc”, “con chim chiền chiện”, “giọt long lanh” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, đảo ngữ “mọc” giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?
3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong hai câu thơ:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”.
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
1,
- Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" được sáng tác theo thể thơ thất ngôn
- Hai tác phẩm khác: Ánh trăng, Sang thu
2,
- Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận mùa xuân với “dòng sông xanh", “bông hoa tím", "từng giọt long lanh rơi" bằng những giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác
- đảo ngữ 'mọc' đứng đầu câu như một sự đột hiện, sự ngạc nhiên vui thú trước tín hiệu xuân về, đồng thời nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của mùa xuân.
3,
“Ơi” là từ cảm thán biểu đạt sự xúc động bồi hồi khi nghe tiếng chim chiền chiện hót. Tiếng chim hót như khúc nhạc đồng quê. Hai tiếng “hót chi” rất gợi cảm, là cách nói dịu ngọt của con người cố đô. Âm thanh rộn rã của tiếng chim gợi một nét vui. Qua tiếng chim hót, ta cảm nhận được cái không khí rộn ràng, cái mênh mông trong sáng của bầu trời xuân. Ta cảm được tấm lòng hồn hậu của người con xứ Huế.
câu thơ nào thể hiện rõ nhất cách sống đẹp mà nhà thơ muốn nhắn nhủ.Câu thơ ấy khiến em nhớ tác phẩm nào trong chương trình ngữ văn 9 cũng có cùng chủ đề với bài thơ này(bài tập về mùa xuân nho nhỏ)
Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Kể tên một văn bản đã học trong chương trình THCS cũng có cùng thể thơ với bài thơ trên và cho biết tên tác giả bài Mùa xuân nho nhỏ.
Liên hệ các tác phẩm cùng chủ đề chỉ nằm trong chương trình lớp 6,7,8,9 đã học
Mùa xuân nho nhỏ:
Viếng lăng Bác:
Sang thu:
Nói với con:
Đồng chí:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính:
Đoàn thuyền đánh cá:
Bếp lửa:
Ánh trăng:
Liên hệ các tác phẩm cùng chủ đề chỉ nằm trong chương trình lớp 6,7,8,9 đã học
Mùa xuân nho nhỏ: SANG THU
Viếng lăng Bác: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
Sang thu: MÙA XUÂN NHO NHỎ
Nói với con: BẾP LỬA
Đồng chí: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Bài thơ về tiểu đội xe không kính: ĐỒNG CHÍ
Đoàn thuyền đánh cá: LẶNG LẼ SA PA
Bếp lửa: NÓI VỚI CON
Ánh trăng: TĨNH DẠ TỨ
kể tên một tác phẩm trong chương trình ngữ văn 9 cùng đề tài với truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi"
Đó là tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng viết về tuổi trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Nêu hoàn cảnh sáng tác mùa xuân nho nhỏ và cho biết ý nghĩa của hoàn cảnh đó trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác : Sáng tác trong khi tác giả đang nằm trên giường bệnh
Ý nghĩa : Muốn thể hiện một sức sống mãnh liệt , yêu đời , yêu thiên nhiên đất nước
tham khảo
- Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nức đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời
Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng viết về đề tài người nông dân. Cho biết tên tác giả.
Làng của Kim Lân
Lão Hạc của Nam Cao
Tắt đèn của Ngô Tất Tố
Văn bản"Tức nước vỡ bờ" của nhà văn Ngô Tất Tố
Văn bản"Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao
tắt đèn của Ngô Tất Tố
làng của Kim Lân
lão Hạc của Nam Cao
“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
(Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
1. Tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” viết về chủ đề gì? Kể tên một tác phẩm
khác đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về chủ đề đó và ghi rõ tên tác giả.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên.
Bài thơ đã xây dựng một hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng thơ đó
1. Bài thơ viết về chủ đề người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Một tác phẩm khác trong chương trình lớp 9 cũng viết về đề tài đó là "Những ngôi sao xa xôi", tác giả Lê Minh Khuê.
2. Biện pháp tu từ: hoán dụ “trái tim” – chỉ người lính.
- Tác dụng:
+ Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
+ Trái tim là hình ảnh biểu trưng cho người lính lái xe với tình yêu nước và lí tưởng với cách mạng.
+ Đồng thời ca ngợi ý chí quyết tâm bất chấp mọi khó khăn, thử thách, quyết hi sinh vì miền Nam thân yêu.
Ý nghĩa của hình tượng chiếc xe không kính:
- Chiếc xe không kính là hình ảnh tả thực gợi sự tàn khốc của chiến tranh. Không có kính vì bom giật, bom rung và đó cũng là nguy hiểm hằng ngày những người lính phải đối mặt.
_ Chiếc xe không kính làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính lái xe: vẻ đẹp của tư thế hiên ngang và lòng dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu vì tinh thần yêu nước và lí tưởng cách mạng.
viết đoạn văn từ 5-7 câu giới thiệu tác giả Thành Hải và tác phẩm Mùa Xuân Nho Nhỏ trong đó có sử dụng khởi ngữ, có ít nhất 2 phép liên kết