Những câu hỏi liên quan
Shino Asada
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 2 2020 lúc 19:16

1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về phong tục cổ truyền ngày Tết
2. Thân bài
- Phong tục cổ truyền trong ngày Tết của Việt Nam:
+ Tết Nguyên Đán là gì?
+ Phong tục cổ truyền là gì?
- Một số phong tục cổ truyền trong ngày Tết:
+ Gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả, lau dọn nhà cửa.
+ Cúng ông Công ông Táo, làm tất niên, cúng giao thừa.
+ Xông đất, chúc tết, lì xì.
- Ý nghĩa việc duy trì phong tục cổ truyền ngày Tết
+ Giữ gìn nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc.
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em về phong tục cổ truyền ngày Tết.

Khách vãng lai đã xóa
Shino Asada
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
7 tháng 2 2020 lúc 11:39

​Lễ hội là tín ngưỡng văn hoá của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tồ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:

Dù ai buôn đâu, bán đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.

Hội Dâu được tổ chức vào mồng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế ki XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Dàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngàv mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấn no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống... hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi. Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.

Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa làng xã và ý thức cộng đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hoá đặc sắc, phong phú. Đối với Bắc Ninh, cái nôi của Phật giáo thì đây là dịp thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm trong văn hoá ứng xử, giao tiếp. Là một người con của Bắc Ninh, em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương mình và em sẽ luôn có ý thức bảo vệ và gìn giữ những nét văn hoá ấy, đặc biệt là những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hoá dân tộc vào những ngày đầu xuân.

Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
7 tháng 2 2020 lúc 19:16

1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về phong tục cổ truyền ngày Tết
2. Thân bài
- Phong tục cổ truyền trong ngày Tết của Việt Nam:
+ Tết Nguyên Đán là gì?
+ Phong tục cổ truyền là gì?
- Một số phong tục cổ truyền trong ngày Tết:
+ Gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả, lau dọn nhà cửa.
+ Cúng ông Công ông Táo, làm tất niên, cúng giao thừa.
+ Xông đất, chúc tết, lì xì.
- Ý nghĩa việc duy trì phong tục cổ truyền ngày Tết
+ Giữ gìn nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc.
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em về phong tục cổ truyền ngày Tết.

Khách vãng lai đã xóa
기민윤
7 tháng 2 2020 lúc 11:36

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời đóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.

Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ, thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

Khách vãng lai đã xóa
quỳnh nguyễn
Xem chi tiết

Câu 1: Chăn nuôi tôm, làm muối

Bin Mèo
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 19:38

Tham khảo:

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Son Gohan
Xem chi tiết
❤  Hoa ❤
21 tháng 6 2018 lúc 8:14

Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về làng Mái với anh thì về

Làng Mái có lịch có lề

Có ao tắm mát có nghề làm tranh

Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được người biết đến - Làng tranh Đông Hồ.

Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Làng tranh Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái (đôi khi dân địa phương gọi là làng Hồ), là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bên đò Hồ, nay là cầu Hồ. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ gần nhất là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phong đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km  các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) là đến phố Hồ - huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ gặp điểm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ đường xuống làng Đông Hồ.

Tranh của làng Đông Hồ có từ thời Lê. Ở cái làng nghèo mà hào hoa như tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca "Làng Mái có lịch có 26 sông tắm mát, có nghề làm tranh". Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Không khí sẩm uất vào cữ tháng một, tháng chạp, các thuyền từ xứ Đông, xứ Đoài ghé bên "ăn tranh". Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương nắng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ấn hiện la đà các ngọn cây. Làng Đông Hồ ruộng đất ít, sông chủ yếu bằng nghề làm. Nghề làm tranh trong làng rất được trọng vọng. Ai có hoa tay, có thú chơi cấm, kỳ, thi, họa đều được mọi người vị nể (cũng là theo cái thú ta của nhà nho xưa). Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Trước kia tranh được bán chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dung tranh mới. Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50 cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ; hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa... Một nhà xứ Kinh Bắc đã viết:

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong  

Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Đông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân Hàng Trống, Kim Hoàng, Huế... không thể có sắc màu muôn hồng ngàn tía tranh Đông Hồ, cũng không thể có nền giấy điệp quyến rũ đó. Người sành tranh Đông Hồ chính bởi chất dân gian chứa đụng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoà vàng hay vàng đỏ.

Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ - bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Trưng, Bà Triệu...; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh; phổ biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa - Phú quý, Nghi xuân, Gà (xem thêm Bảy bức tranh gà); tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sách. Nhà Nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa... Tranh Đông Hổ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi... thể hiện mong muốn về sự sung túc.

Có một điều đặc biệt là người dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưng chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bán hoặc cho hết. Hàng năm làng Hồ cơ hội làng vào rằm tháng ba âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:

Hỡi anh đi đường cái quan

Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu

Mua tờ tranh điệp tươi màu

Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.

Theo thời gian làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hòi Pháp thuộc, người ở nhà Bác Cổ thỉnh thoảng sẽ đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bàn khắc tranh nữa! Nhà cụ Lừ bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ lại mà tiếc! Còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều. Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày... cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ e phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn. Đã một thời gian tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Nhưng vài năm trở lại đây người Đông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Đông Hồ là không thế thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.

Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến điểm "cực thịnh", đã từng sáng giá trong các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giới với nét vẽ nhuần nhụy, tươi tắn như hồn người đất Việt. Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước yêu thích tranh dân gian Tết Đông Hồ vẽ tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội họa, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Bà con Việt kiều khi về nước cùng phải tìm mua bằng được những bức tranh làng Hồ và cô Tố Nữ dáng quê hương, để khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ, cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.



 

Hàn Tiểu Diệp
21 tháng 6 2018 lúc 8:16

Bài Làm 

Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về làng Mái với anh thì về

Làng Mái có lịch có lề

Có ao tắm mát có nghề làm tranh

Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được người biết đến - Làng tranh Đông Hồ.

Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Làng tranh Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái (đôi khi dân địa phương gọi là làng Hồ), là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bên đò Hồ, nay là cầu Hồ. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ gần nhất là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phong đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km  các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) là đến phố Hồ - huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ gặp điểm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ đường xuống làng Đông Hồ.

Tranh của làng Đông Hồ có từ thời Lê. Ở cái làng nghèo mà hào hoa như tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca "Làng Mái có lịch có 26 sông tắm mát, có nghề làm tranh". Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Không khí sẩm uất vào cữ tháng một, tháng chạp, các thuyền từ xứ Đông, xứ Đoài ghé bên "ăn tranh". Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương nắng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ấn hiện la đà các ngọn cây. Làng Đông Hồ ruộng đất ít, sông chủ yếu bằng nghề làm. Nghề làm tranh trong làng rất được trọng vọng. Ai có hoa tay, có thú chơi cấm, kỳ, thi, họa đều được mọi người vị nể (cũng là theo cái thú ta của nhà nho xưa). Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Trước kia tranh được bán chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dung tranh mới. Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50 cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ; hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa... Một nhà xứ Kinh Bắc đã viết:

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong  

Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Đông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân Hàng Trống, Kim Hoàng, Huế... không thể có sắc màu muôn hồng ngàn tía tranh Đông Hồ, cũng không thể có nền giấy điệp quyến rũ đó. Người sành tranh Đông Hồ chính bởi chất dân gian chứa đụng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoà vàng hay vàng đỏ.

Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ - bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Trưng, Bà Triệu...; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh; phổ biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa - Phú quý, Nghi xuân, Gà (xem thêm Bảy bức tranh gà); tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sách. Nhà Nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa... Tranh Đông Hổ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi... thể hiện mong muốn về sự sung túc.

Có một điều đặc biệt là người dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưng chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bán hoặc cho hết. Hàng năm làng Hồ cơ hội làng vào rằm tháng ba âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:

Hỡi anh đi đường cái quan

Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu

Mua tờ tranh điệp tươi màu

Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.

Theo thời gian làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hòi Pháp thuộc, người ở nhà Bác Cổ thỉnh thoảng sẽ đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bàn khắc tranh nữa! Nhà cụ Lừ bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ lại mà tiếc! Còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều. Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày... cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ e phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn. Đã một thời gian tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Nhưng vài năm trở lại đây người Đông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Đông Hồ là không thế thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.

Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến điểm "cực thịnh", đã từng sáng giá trong các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giới với nét vẽ nhuần nhụy, tươi tắn như hồn người đất Việt. Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước yêu thích tranh dân gian Tết Đông Hồ vẽ tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội họa, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Bà con Việt kiều khi về nước cùng phải tìm mua bằng được những bức tranh làng Hồ và cô Tố Nữ dáng quê hương, để khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ, cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.



 

I don
21 tháng 6 2018 lúc 8:16

Nếu trở lại trang sử xưa, nghề dệt chiếu ở vùng Quáng Nam có từ khá lâu đời cùng thời với nghề chiếu ở Quảng Bình và Thừa Thiên. Trong "Phú biên tạp lực của Lê Ọuý Đôn có ghi:... Xã Hòa Sơn, huvện Tân Phúc, phủ Điện Bàn nộp chiếu hoa thay cho sưu lính, hàng năm trước ngày mồng một tết, dinh Quảng Nam thu chiếu miến lớn 25 đôi, chiếu miến nhỏ năm đôi, chiếu thảm tám đôi, chiếu phản dài tám đôi, chiếu phản ngắn một đôi. chiếu nho dày bốn đôi, chiếu cầu trơn trải ở Văn Miếu một đôi. chiếu thảm cạp lục huyền một đôi, cộng năm mươi ba đôi lại các hạng chiểu trơn phát ở cộng đường phủ và các chùa miếu xứ ấy là 75 đôi"...
Ở Quảng Nam có hai làng làm nghề dệt chiếu nổi tiếng. Ngoài làng Cẩm Nê còn có làng Bàn Thạch. Nhưng làng nào có nghề dệt chiếu trước thì cho đến nay cũng chưa ai rõ. Nhưng về nguồn gốc nghề chiếu ở vùng này, khi đến Cẩm Nê gặp các cụ cao tuổi hỏi chuyện, thì các cụ có kể lại rằng: Câu chuyện truyền miệng từ xa xưa cho tới đời các cụ thì nghe chiếu của vùng này gốc tích từ vùng Nga Sơn Thanh Hóa đưa vào.
Nhân dân Cẩm Nê ngoài nghề dệt chiếu cũng có trồng lúa. Nhưng nguồn sống chính là nghề chiếu vì làng ít ruộng đất. Có điều lạ nữa là quanh cận vùng Cẩm Nê không có chỗ nào trồng cây đay và lác (cói) mà lại cỏ nghề dệt chiếu nổi tiếng và phát đạt. Muốn có nguyên vật liệu để dệt chiếu như đay, lác phái đi đến các vùng xa trong tỉnh mua về sử dụng, Cẩm Nê dệt nhiều loại chiếu, khổ rộng, khổ hẹp, dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa. Chiếu trơn là loại chiếu để nguyên sợi màu trắng không nhuộm màu. Chiếu trơn dệt loại lác dài không chắp, sợi nho bán đắt tiều hơn loại dệt lác chắp, dệt hai sợi lác ngắn tiếp nối nhau. Loại chiêu trơn trắng này dùng loại lác phơi khô vừa phải, khi khô còn ưng màu xanh, đem vào dệt. Chiếu dệt xong đem phơi nắng, vừa để cho lá chiếu trăng sáng bóng, vừa cho khô giòn những đầu thừa thòi ra trên mặt lá chiếu của sợi lác, sợi đay, để dùng dao sắc phạt cho đứt hết.
Loại chiếu hoa ở Cẩm Nê không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên nền như một số vùng khác mà phải chọn sợi lác về nhuộm phẩm, màu sắc tuỳ theo người chủ. Màu đỏ, màu xanh, màu lục, màu vàng,... Phẩm nấu lên và nhúng sợi lác vào, nhúng từng nạm một và đem phơi. Một nạm lác có thể nhuộm một hoặc hai ba lần tuỳ màu phẩm và độ pha chế đậm nhạt. Những sợi lác màu sau khi phơi khô được đem dệt chiếu hoa. Dệt chiếu hoa nhiều công phu. Ngoài việc chọn và nhuộm sợi lác công phu còn phải dùng sợi đay mắc canh cửi thật khéo léo. Mắc cửi đơn hay kép, mặt cửi chạm khô (go) dệt sẽ điều khiển khổ cho nổi lên những hình hoa văn trên mặt chiếu. Công phu nữa là người cầm khô dệt ngồi trêu và giữa mặt cửi đay. Với sự sắp xếp hình dáng hoa văn và bông hoa hoặc chữ nghĩa (như chữ Thọ, chữ Song Hỷ) trong đầu, khi ngồi vào khung dệt, tay cầm khô dệt đồng thời các ngón tay phải điều khiển các sợi đanh đay hoặc nâng lên đè xuống, hoặc cải ba cải hai để khi con thoi đưa sợi lác vào cho ăn khớp tạo nên hoa trên mặt chiếu. Có thể nói người cầm cái khố dệt chiếu đồng thời là một họa sĩ trang trí trên mặt chiếu. Không phải bằng bút lông mà là bằng đôi tay điều khiển cái khô và mũi thoi của mình. Thường thường trên một chiếc chiếu hoa. ở giữa là chữ Thọ. dùng trải ở đình làng, các phản nhà lớn... hoặc chữ Song Hỷ nếu dệt cho đám cưới... Còn ở bốn góc thì là tứ linh hoặc bốn hoa văn lớn, bốn góc chung quanh có hoa văn trang trí nhiều kiểu, nẹp ngoài hai đường kẻ hoặc đỏ hoặc xanh, trông rất trang nhã hài hoà. Chiếu hoa dệt lát nhuộm sần. hoa văn nổi cả hai mặt chiếu, một mặt chính một mặt phụ chứ không như chiếu in hoa chi có hoa ở một mặt trên.
Một công phu của nghề dệt chiếu ở đây nữa là chọn cây để làm khố (go) và thoi dệt. Phải chọn loại cây nào thật thẳng, nhẹ và bền... Vùng Cẩm Nê, người ta thường dùng cây cau già để làm go và thoi dệt.
Hai người, một người giữ khổ, một người cầm thoi, dệt liên tục trong mười tiếng đồng hồ dược một đôi rưữi hoặc hai đôi chiếu, tùy loại đó là chiếu hoa hay chiếu trơn, khổ rộng hay khổ hẹp. Chiếu dệt xong đem trãi khắp sân: khắp vườn, phơi để cho chiếu nguội và hoàn tất một phần việc cuối cùng: ghim các đầu dây đay để cho các sợi lác hai đầu chiếu khỏi bung ra. Công việc này cũng phải khéo tay và có cặp mắt mỹ thuật, không thì chiếc chiếu sẽ lệch.
Ngoài những loại chiếu người ta đặt dệt hoặc chiếu thường để bán quanh vùng, trong làng có một số người mua sỉ chiếu để dồn lại và đóng gói từng bó mười đôi một, thuê ghe bầu hoặc tàu hỏa chở ra vùng Thừa Thiên. Quảng Trị bán. Nếu thị trường Ọuảng Trị ưa thích chiếu Cẩm Nê trơn, thì thị trường Thừa Thiên, nhất là Huế lại thích dùng chiếu hoa có chữ Thọ.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng chiếu Cẩm Nê cũng bao phen lận đận với nghề. Tuy nhiên, đến nay, nhờ những đôi bàn tay khéo léo, đức tính cần cù và sự sáng tạo của người dân Hòa Tiến, làng chiếu Cẩm Nê vẫn ngày một phát triển và sản phẩm chiếu cẩm Nê vẫn là một trong những sản phẩm được người dân miền Trung nói riêng, nhân dân cả nước nói chung rất ưa chuộng, tin dùng.

#

Bảo ngọc lớp 6a3 Nguyễn
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
28 tháng 2 2022 lúc 20:34

Bạn cần trình bày à

qlamm
28 tháng 2 2022 lúc 20:35

Liệt kê hay trình bày toàn bộ?

Trang Tong thi
Xem chi tiết
lạc lạc
12 tháng 11 2021 lúc 7:14

tham Khảo

 

Những ngày Tết đến, xuân về, có lẽ là những ngày mà nhiều đứa trẻ vùng quê nghèo như em luôn chờ đón. Bởi khi Tết đến, chúng em sẽ được diện quần áo mới đi chơi, được mọi người mừng tuổi lì xì cho nhiều tiền tiêu vặt. Được ăn rất nhiều món ngon mà chỉ dịp Tết mới thường hay có. Khi Tết đến, mỗi nhà đều trang trí cho gia đình mình thật đẹp, nhà nào cũng sắm sửa, hoa đào, hoa mai, cây quất…Trên bàn thờ xuất hiện mâm ngũ quả với đủ loại xanh, đỏ, vàng… rồi bánh kẹo, mứt Tết, rượu vang, rượu sâm banh…Trước cửa cổng mỗi nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng thể hiện cho việc thái bình, thịnh trị. Trên những con đường xuất hiện những câu đối băng rôn khẩu hiệu vô cùng vui vẻ, đẹp mắt…. Em không biết Tết có từ bao giờ nhưng khi em bắt đầu sinh ra thì đã có Tết. Tết thường được bắt đầu vào ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch có năm thì ngày 29, có năm là 30 cho tới hết mùng 2 Tết chính vì vậy người xưa thường nói một năm có ba ngày Tết là vì thế. Nhưng những năm gần đây đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng tăng theo, nên Tết thường được kéo dài hơn tầm một tuần lễ (7 ngày) để tiện cho những người công tác, làm ăn ở xa có thể về quê ăn Tết cùng gia đình, sum vầy bên mâm cỗ. Tết luôn là dịp vui vẻ rộn rã tiếng cười đùa. Cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn. Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Trong những ngày Tết như 30, mùng 1, nhà nào cũng thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình. Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi tiếng chuông điểm 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
4 tháng 1 2019 lúc 10:56

     Dù ai đi đó đi đây

   Ngày mười hội vật nhớ quay về Sình.

Đó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy nhớ ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hàng năm quay về làng Sình, Lại Ân, Phú Mậu huyện Phú Vang để xem đấu vật. Nơi đây là địa chỉ cuối cùng về phương Nam còn lưu giữ truyền thống vật võ, một sinh hoạt văn hoá đặc trưng của người Việt. Hàng năm, sau khi ăn Tết xong, làng mở hội vật vào ngày 10 tháng Giêng với niềm mong ước: Dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc muôn người.

Hội vật làng Sình, ngoài yếu tố tâm linh truyền thông, còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí, nhất là với lớp trai trẻ.

Võ đài là xới vật bằng đất bột, mỗi bề rộng chừng bôn năm sải tay, cao hơn một mét được dựng trước sân đình từ ngày hôm trước (mùng 9 tháng Giêng), bôn bề dăng dây bảo vệ.

Ngôi đình làng năm bên bờ sông, cảnh quan thoáng đãng, sông nước hữu tình. Người xem vây quanh xới vật ngồi san sát bên nhau trên những mô đất, những bệ cấp bằng tre già đan kết lại trong khuôn viên đình rộng chừng 600m2.

Sau nghi lễ và những điều dặn dò về thi đấu, các đô sẵn sàng vào cuộc thi hào hứng. Điều khiển vật võ là một vị cao niên, có uy tín trong làng, khăn đen, áo dài, ngồi cầm trông ngay trước đình. Tiếng trông nhịp nhàng, thong thả là gọi vật; hối hả, liên tục là thúc giục các đô tích cực thi đấu. Trọng tài trên xới là một người am hiểu luật, nhanh nhạy, kiên quyết.

Các đô vật không đóng khố như ở ngoài Bắc mà mặc quần và quấn thêm một cán ngang lưng. Người đến thi đấu không cần báo trước, chỉ đăng kí tại chỗ theo lời mời gọi thi tài. Khi được phép, họ vào xới, làm lễ bái thần làng và các vị cao tuổi. Trọng tài kiểm tra trang phục, xong cho lệnh thi đấu. Trống đánh một tiếng quỳ xuống chào nhau, trống đánh hai tiếng, đứng lên ôm nhau vật. Trống đánh ba tiếng thì thả nhau ra, lựa thế khác, vật lại.

Luật vật dân tộc dựa trên nguyên tắc "túc bất li địa” (chân không rời đất). Nếu nhấc được hai chân của đối thủ rời khỏi mặt đất là thắng cuộc. Từ "túc bất li địa", luật tiến đến "lấm lưng, trắng bụng", một phần hoặc cả hai phần lưng lấm đất, bụng ngửa lên trời, là thua cuộc. Trước dây, vật võ làng Sình áp dụng luật "lấm lưng, trắng bụng". Các đô phải đánh ngã đối thủ ở tư thế lấm lưng và phải thắng tất cả đô trong ngày để đoạt chức vô địch. Luật này làm nảy sinh sự tính toán để giành chức vô địch, gây mất đoàn kết và để lại hậu quả xấu. Từ hơn 20 năm nay, luật quy định: duy trì "lấm lưng, trắng bụng”, nhưng phải giữ (đè) đối thủ bất động trong ba giây, phải thắng tiếp ba người mới được vào bán kết.

Tiếp tục thắng ba người nữa mới vào chung kết. Sau này, tuỳ số đô lọt vào vòng hai mà quy định thể lệ, thông thường là loại trực tiếp. Với vật võ, ngoài sức khoẻ, các đô còn có kĩ thuật, có "miếng" và nhanh nhạy mới mong giành được thắng lợi.

Vật có nhiều miếng đẹp mắt, quyết liệt. Những miếng thường được các đô sử dụng là xốc nách, vạch sườn, miếng bò, miếng háng (thò tay vào háng rồi lựa thế tấn công) nâng đối thủ vật ngã bổng, miếng bành (xốc nách bế ngửa), miếng táng (nâng đối thủ lên)...

Một đô vật lí tưởng là người có tay chân cân đối. Chân mạnh để trụ vững, tay mạnh đề vật ngã đối phương. Nhưng to chưa hẳn đã mạnh, mạnh chưa hẳn đã thắng, cần phải nhanh, kiên trì để khai thác sơ hở của đối phương.

Hội Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ, cấm chơi xấu, cấm dùng đòn độc, đòn hiểm, nguy đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, đòn đá, đòn đánh, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt... Nếu hai đô vật giằng co nhau không thắng, trọng tài sẽ phạt và buộc thay thế tư thế vật (vật quỳ) để kết thúc nhanh trận đấu.

Hội vật sắm các giải thưởng để động viên. Đô vật thua cũng có quà lưu niệm. Giải thưởng là tặng phẩm do dân làng và các mạnh thường quân đóng góp. Giải thưởng vô địch thường trang trọng hơn (cau trầu, rượu, đầu heo...). Các đô vật chia theo hai hạng tuổi: thiếu niên và thanh niên, tầm vóc chênh lệch trên dưới 10kg.

Tinh thần đồng đội ở các địa phương rất quan trọng, một đô của làng nào bị thua tức khắc có đô khác lên tiếp sức. Mỗi năm có hơn 100 đô vật tham gia hào hứng suốt ngày. Thua một trận phải chờ đến năm sau mới "phục hận" được.

Vì vậy các đô phải rèn luyện suốt năm, tu dưỡng đạo đức để chờ đầu xuân được dự đua tài. Các xã có phong trào đô vật mạnh là Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Dương (Phú Vang); Hải Dương, Hương Phong, Hương Vinh (Hương Trà); Thủ Lễ (Quang Điền); Hương Sơ (TP. Huế).

Cùng với xới vật chính, đêm hôm trước và suốt ngày hội, khắp nơi trong làng, các quán hàng ăn: bủn bò, bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, cháo lòng, bánh canh, chè... các gian trò chơi thu hút đông đảo khách chơi xuân. Cho đến khi tắt nắng, cuộc vui mới chịu dừng, hôm sau mọi việc trở lại nhịp đời thường. Một năm làm lụng mới lại bắt đầu.