Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Quang Mạnh
Xem chi tiết
Đinh Xuân Thiện
25 tháng 3 2020 lúc 15:26

Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đưa ta đến những tình huống, những hoàn cảnh, những số phận ta chưa từng gặp trong đời. Qua các nhân vật, các cảm xúc, thái độ,… của nhân vật, văn chương gây cho ta những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa bạn đọc và tác giả. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài làm rung động lòng trắc ẩn của mỗi chúng ta trước số phận những đứa trẻ tội nghiệp có bố mẹ li dị nhau. Không chỉ thế, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ sắp phải lìa xa người thân. Điều đó cũng xảy ra khi ta đọc những bài Ca dao than thân, “Sài Gòn tôi yêu”, “Xa ngắm thác núi Lư”,… Nhờ đó, mỗi chúng ta rút ra cho mình một bài học, gây dựng cho mình một tình cảm đúng đắn đối với những biểu hiện của cái đẹp, cái tốt cũng như cái xấu, cái ác trong cuộc đời này. Bên cạnh đó, văn chương còn “luyện” những tình cảm ta sẵn có. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm nhất định đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương,… Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống chẳng những phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hơn, sâu sắc hơn những hiện thực vốn có tồn tại trong đời sống của con người. Nhờ vậy, chúng ta cảm nhận đủ đầy và sâu sắc hơn những tình cảm của lòng mình. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”,… Đọc những bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước,…. Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình,… Chính những công dụng tuyệt vời đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người.

Mk mải nhắn quá nên k để ý có trạng ngữ/câu đb hay ko,bn tự sửa nha

Khách vãng lai đã xóa
Lê Quang Mạnh
Xem chi tiết
Uyêb Lê Minh
Xem chi tiết
Trần Thị Quỳnh Chi
25 tháng 3 2020 lúc 21:13

1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn.  Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.

2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.

3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.

=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...

Khách vãng lai đã xóa
Linh Ngân
Xem chi tiết
kUchan
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
27 tháng 2 2022 lúc 23:49

em tham khảo các ý sau để làm bài nha:

a. Một số hoàn cảnh có thể sử dụng “Uống nước nhớ nguồn”:

- Để nhắc nhở mọi người ghi nhớ công ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

- Để thể hiện lòng biết ơn đối với những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, nhân dân.

- Để thể hiện tình cảm của các thế hệ học sinh đối với công lao của các thày, cô giáo…

b.

* Hình thức: một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10)

* Nội dung: đây là đề mở, chủ đề tự chọn. Có thể tham khảo một trong cách chủ đề ở câu a). Có thể sử dụng câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để làm câu mở đoạn, giới thiệu vấn đề hoặc câu kết đoạn để khẳng định lại vấn đề.

Đoạn văn tham khảo:

“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta. Lòng nhớ ơn, biết ơn là một tình cảm rất đẹp. Câu tục ngữ giáo dục chúng ta lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nó nhắc nhở chúng ta biết ơn nhân dân vĩ đại đã đem mồ hôi xương máu xây dựng và bảo vệ đất nước. Bát cơm ta ăn, mái nhà ta ở, trang sách, ngọn đèn, ngôi trường soi sáng tâm hồn ta... đã thấm sâu công ơn hàng triệu người dân cày, người thợ, thầy giáo, cô giáo... Lá quốc kì đỏ thắm, đất nước độc lập thanh bình... là do xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Lòng biết ơn không chỉ được khắc sâu trong tâm hồn mà còn phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tục cúng lễ giỗ tết với nén hương thơm toả khói trên bàn thờ gia tiên. Con cái chăm học chăm làm, sống tốt đẹp làm vẻ vang cho dòng họ, biết săn sóc ông bà cha mẹ khi già yếu. Ngày 27/7 và ngôi nhà tình nghĩa là sự thế hiện lòng biết ơn của toàn dân đối với thương binh liệt sĩ. Uống nước nhớ nguồn là bài học lớn dạy ta biết làm người. Nó gợi nhớ trong lòng ta món nợ đời sâu nặng:

       Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy      

 Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao

Phương Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
30 tháng 7 2021 lúc 7:03

Tham khảo:

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” từ xưa cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị. Ông cha ta thật khéo léo khi nhẹ nhàng khuyên bảo con cháu mà chỉ dùng hình ảnh của cây kim. Nhờ lời khuyên đó, ta học được một bài học vô cùng sâu sắc đó là phải có lòng kiên trì, quyết tâm thì sẽ vượt qua mọi khó khăn và đi đến thành công. Như ai đó đã từng nói: '' Lòng kiên nhẫn là con đường dẫn đến thành công''. Trong xã hội công nghệ thông tin hôm nay, internet có thể cho chúng ta cả một núi thông tin chỉ sau một cú click chuột, nhưng những kỹ năng, phương pháp để dẫn đến thành công, thì vẫn không gì có gì khác được ngoài sự rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện. Và để có được lòng kiên trì rèn luyện, cần có một sự quyết tâm, không bao giờ từ bỏ mục đích. Dù khó khăn.( Câu đặc biệt ) Mỗi chúng ta hãy luôn ngẫm nghĩ về câu tục ngữ ấy để tự trau dồi ý chí tiến lên.

  
Khôi Nguyên Hacker Man
Xem chi tiết
tôi tên ANH
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 10 2021 lúc 17:06

Em tham khảo nhé:

Để đề cao vai trò và giá trị của con người, ông cha ta có câu "Một mặt người bằng mười mặt của". Đây là câu tục ngữ giàu hình ảnh và cũng giàu ý nghĩa. Một là số đếm, chỉ đơn vị ít ỏi, mười lại là đơn vị số đếm chỉ số nhiều. Bằng cách nói đối lập ấy, câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí: nên đề cao vai trò, giá trị và tính mạng con người lên trên mọi thứ của cải vật chất dẫu những vật hất ấy có quý báu đến như thế nào.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Điều này đã được lí giải và chứng minh qua thực tế từ hàng ngàn năm nay. Bởi nếu của cải bị mất nhưng còn con người thì vào 1 ngày không xa, những thứ của cải ấy sẽ lại được tạo ra do bàn tay con người. Trái lại, nếu không có con người, của cải vật chất tuy còn đó nhưng  cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng thể tự sinh sôi nảy nở thêm vào.  Vì vậy nên mọi thứ vật chất dẫu có quý giá, dẫu có xa hoa cũng chẳng thể nào bằng được con người. Câu tục ngữ cũng kkhuyên con người không nên quá ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị tốt đẹp của con người.Ôi!  Thật là một câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.

- Trạng ngữ: Bằng cách nói đối lập ấy

- Câu đặc biêt: Ôi!

Jeon Jungkook
Xem chi tiết
Trương Tuệ Nhi
29 tháng 3 2022 lúc 9:35

á đù,điên à

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Song Nguyệt Minh
9 tháng 1 lúc 19:21

What, rùi là bạn bắt mik phải đếm từ để viết cho đủ 150 từ á?