Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hong Nguyen
Xem chi tiết
Ahwi
16 tháng 4 2018 lúc 16:52

Đúng như lời Bác Hồ đã nói: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Sau khi học xong những nội dung Lịch sử lớp 4, em cảm thấy vô cùng tự hào về bề dày lịch sử hào hùng của dân tộc. Một đất nước rất nhỏ so với nhừng thế lực ngoại xâm; nhưng, với sự đoàn kết của toàn dân, sự dẫn dắt của những anh hùng dân tộc đại trí, đại dũng đã đưa nước nhà đến bến vinh quang. Mọi thế lưc hung hãn, mọi cuộc chiến phi nghĩa đều phải khuất phục dưới lá cờ đại nghĩa của đất nước Việt Nam. Một đất nước có những nhân tài, hào kiệt, những con người bình dị sẵn sàng hi sinh chứ không chịu làm nô lệ. Ông cha ta là những tấm gương sáng mãi cho muôn đời sau.

Kiên-Messi-8A-Boy2k6
16 tháng 4 2018 lúc 16:47

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền. Những truyền thống đó là truyền thống đánh giặc giữ nước
truyền thống hăng say trong lao động, truyền thống hiếu thảo với ông bà cha mẹ, truyền thống đèn ơn đáp nghĩa, truyền thống hiếu học. Em cảm thấy rất tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước từ thời bà trưng bà triệu, các vua hùng... Dân tộc ta đã lấy sức mạnh của đoàn kết và lòng yêu nước để đánh đuổi quân giặc. Rất nhiều người đã ngã xuống để đổi lấy cuộc sống hòa bình của chúng em ngày nay. Chính vì thế, chúng em cần phải học tập thật tốt để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn và không bao giờ quên công ơn của những thế hệ đi trước.

nguyen le bao nhi
Xem chi tiết
lê thị ngọc anh
14 tháng 5 2018 lúc 20:52

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền. Những truyền thống đó là truyền thống đánh giặc giữ nước
truyền thống hăng say trong lao động, truyền thống hiếu thảo với ông bà cha mẹ, truyền thống đèn ơn đáp nghĩa, truyền thống hiếu học. Em cảm thấy rất tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước từ thời bà trưng bà triệu, các vua hùng... Dân tộc ta đã lấy sức mạnh của đoàn kết và lòng yêu nước để đánh đuổi quân giặc. Rất nhiều người đã ngã xuống để đổi lấy cuộc sống hòa bình của chúng em ngày nay. Chính vì thế, chúng em cần phải học tập thật tốt để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn và không bao giờ quên công ơn của những thế hệ đi trước.

lê thị ngọc anh
14 tháng 5 2018 lúc 20:53

Lịch sử là môn học mang lại nhiều tri thức và ích lợi. Đó chẳng những là môn học “ôn cố tri tân” mà còn giúp người học phát triển tư duy biện chứng. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn: Lịch sử không phải là môn học được coi là "thời thượng”.
Không chỉ vậy, phương pháp dạy và học môn Lịch sử còn nhiều hạn chế chưa gợi được hứng thú của học sinh đối với môn học. Tư liệu hình ảnh còn nghèo nàn, việc lên lớp của thầy cô còn thiếu sinh động do hạn chế về đồ dùng dạy học,… Vậy nên chăng, cần có sự đổi mới mạnh mẽ về phương pháp dạy – học bộ môn này?

Nguyễn Bảo Ngọc
14 tháng 5 2018 lúc 20:55

sau khi học lịch sử cuội nguồn của ông cha ta . em thấy rất tự hào về truyền thống yêu nước,hiếu học,luôn đấu tranh bảo vệ đất nước.em cảm thấy rất vui và cố gắng sẽ học thật giỏi để sau này giúp ích cho đất nước

Tạ Nguyễn Huyền Giang
Xem chi tiết
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
29 tháng 8 2019 lúc 20:47

Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, "Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang. Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng. Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Chủ tịch Hồ Chí Minh.)
Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Trương Yến	Nhi
Xem chi tiết
•๛♡长เℓℓëɾ•✰ツ
12 tháng 4 2020 lúc 20:52

 Trả lời:

P/s: Bạn tham khảo nha!~Thời gian nghỉ dịch ai cx bận hết nên ko có thời gian!~Bài của mk thì mk viết mới có ý nghĩa phải ko? (^-^)

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng  lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.

 

Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy  sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.
Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần  mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại  thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc  ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

Nguồn: Lớp 6/7 Hỏi-đáp

                                                                       ~Học tốt!~

Khách vãng lai đã xóa
Trương Yến	Nhi
12 tháng 4 2020 lúc 21:10

๖ۣ♡Čαşε Čℓøşεɗ✰彡, mình cảm ơn nhưng mình cần 1 đoạn văn khoảng 7 - 8 câu thôi

Khách vãng lai đã xóa
Nam Lý
Xem chi tiết
Nam Lý
15 tháng 3 2022 lúc 23:08

Giúp lẹ vs ạ

Lê Nguyễn Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Linh Phương
8 tháng 10 2016 lúc 17:04

Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian. Nó thể hiện lòng tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc ta, đồng thời khẳng định và ca ngợi mối quan hệ gắn bó thân thiết cùng truyền thống đoàn kết tốt đẹp có từ lâu đời của các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Mỗi người chúng ta dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ tới cội nguồn và tự hào là dòng giống Tiên Rồng, là con cháu của các vua Hùng.

Thảo Phương
8 tháng 10 2016 lúc 17:13

“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện dân gian Việt nam. Nó thể hiện niềm tự hào, tự tôn về  nguồn gốc cao quý của dân tộc, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít, keo sơn giữa các đồng bào dân tộc. Mỗi chúng ta đều luôn tự hào vì mình là giống nòi con Rồng, cháu Tiên.Chuyện năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo cha xuống biển phản ánh quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai, chinh phục tự nhiên, xây dựng cơ đồ từ thuở xa xưa của người Việt. Trong đó, tất cả người Việt, từ non cao núi thẳm đến biển xa sông rộng, đều cùng một cội rễ chung, đoàn kết bên nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cả câu chuyện là một bài ca tự hào về nguồn gốc cao quý và sự khẳng định cội nguồn thống nhất đã làm nên sức mạnh vững bền của dân tộc Việt Nam từ thuở cha ông bắt đầu lập nghiệp trên mảnh đất ven bờ biển Đông này.

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
8 tháng 10 2016 lúc 23:25

 

Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, em rất thích truyện Con Rồng, cháu Tiên. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên hay Sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ… vốn là một thần thoại có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo như các nhân vật thần linh có nhiều phép lạ và hình tượng cái bọc trăm trứng… đã biến nó thành một truyền thuyết hay và đẹp vào bậc nhất, nhằm giải thích và suy tôn nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc Việt. Lạc Long Quân và Âu Cơ là sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú của người xưa. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được dệt nên từ những chi tiết lạ thường. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải (biển Đông); còn Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Mỗi thần có một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp của Lạc Long Quân được nhấn mạnh là vẻ đẹp của tài năng. Thân có thân hình Rồng, sống được cả dưới nước lẫn trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, trấn áp được lũ yêu quái (Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh) làm hại dân lành. Thần lại có lòng thương người, thường dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. 

Âu Cơ là Tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần. Nàng thích đi đây đi đó. Nghe nói vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm và tình cờ gặp Lạc Long Quân ở đó.

Câu chuyện hấp dẫn người nghe bởi những chi tiết ngẫu nhiên lạ lùng: Rồng ở dưới nước gặp Tiên trên non cao rồi yêu nhau, kết duyên thành vợ chồng. Đây là biểu tượng của sự kết hợp giữa hai thành phần chính trong cộng đồng mới hình thành của dân tộc Việt. Đời Hùng vương, cư dân Văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên quan hệ với nhau về kinh tế, văn hóa. Cuộc hôn nhân thần thoại giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ và sự thống nhất giữa cư dân của hai bộ tộc này. Truyện Con Rồng, cháu Tiên phản ánh sự hình thành của đất nước Lạc Việt trong buổi bình minh của lịch sử qua các chi tiết: Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đật tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ… Khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Đây là thời kì mở đầu kỉ nguyên độc lập của người Việt, hay còn gọi là thời kì Hùng Vương dựng nước. Nội dung truyện nhằm giải thích nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp, đức độ. Cuộc hôn nhân giữa Long Quân – Âu Cơ như một mối lương duyên tiền định và kết quả thật tạ thường ! Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm ngươi con hồng hào, đẹp đẽ… Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Dấu ấn thần tiên được khắc sâu trong cuộc sinh nở này. Hình ảnh cái bọc một trăm trứng mang ý nghĩa tượng trưng rất thiêng liêng. Nó khẳng định rằng tất cả các dân tộc sống trên đất Việt đều chung một mẹ sinh ra, do đó mối quan hệ giữa các dân tộc là mối quan hệ anh em thân thiết. Hai tiếng đồng bào (cùng một bọc) đã gợi lên đầy đủ và cảm động nghĩa tình keo sơn, máu thịt ấy. Sự tích Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ, đem theo năm mươi con xuống biển, còn năm mươi người con theo mẹ lên núi, ngoài lí do kẻ ở trên cạn, người ở dưới nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn, ở cùng nhau một nơi lâu dài còn nhằm giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc trên đất Lạc Việt. Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã tiến hành những cuộc sắp đặt giang sơn. Địa bàn đất nước rộng, các dân tộc đã biết phân chia nhau cai quản, Kẻ ở chốn núi rừng, kẻ đồng bằng, người biển cả… lập nghiệp khắp nơi, khắp chốn. Khi có việc quan trọng, lớn lao, họ lại tìm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau. 

Điều đó thể hiện truyền thống đoàn kết tốt đẹp trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc ta.

Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian. Nó thể hiện lòng tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc ta, đồng thời khẳng định và ca ngợi mối quan hệ gắn bó thân thiết cùng truyền thống đoàn kết tốt đẹp có từ lâu đời của các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Mỗi người chúng ta dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ tới cội nguồn và tự hào là dòng giống Tiên Rồng, là con cháu của các vua Hùng. 
Lê Nguyễn Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
8 tháng 9 2017 lúc 13:37

Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim chúng ta! Là một người con đất Việt, Người đã ra đi tìm đường cứu nước, tìm ra con đường đúng đắn nhất cho dân tộc Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Đó là thắng lợi của cách mạng tháng Tám và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước do dân làm chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ với những chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Bác đã dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Bà là tấm gương sáng để các thế hệ sau học tập.

Lê Nguyễn Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Hương
7 tháng 10 2016 lúc 14:50

Nhiều dân tộc trên thế giới có truyền thuyết suy ngẫm và giải thích về nguồn gốc của dân tộc mình. Đấy là một trong những biểu hiện của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn", “thờ kính tổ tiên". Dân tộc Việt Nam cũng vậy. Đã có một câu chuyện thật đẹp kể về nguồn gốc cao quý, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam: Người Việt Nam ta là “con Rồng, cháu Tiên". Câu chuyện khẳng định: tổ tiên người Việt chính là Tiên, Rồng. Có một vị thần nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân, “sức khỏe vô địch", “nhiều phép lạ", giúp dân diệt trừ nhiều loài yêu quái hại dân lành, rồi dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Đó là những công đức lớn lao mà Lạc Long Quân đã đem lại cho người Việt, những công đức đó chỉ có tâm lòng người Cha mới làm được cho con cháu của mình. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong các dinh chùa, miếu mạo ở Việt Nam ta, đều có hình ảnh con Rồng. Rồng trong tâm trí người Việt là tượng trưng cho sự cao quý, đẹp đẽ, đáng kính trụng, tôn thờ. Lạc Long Quân kết hôn với một vị tiên nữ là Âu Cư, “xinh đẹp tuyệt trần". Chúng ta là con cháu của những vị thần tiên khoẻ mạnh, nhiều phcp lạ, nhiều tài năng ấy. Tại sao người Việt lại chọn hai vị thần này? Điều đó có lẽ không phải là ngẫu nhiên. Rồng như tinh hoa của đất trời kết tụ ở “vùng nước thẳm", còn tiên là người tập hựp được mọi vỏ đẹp của “chốn non cao". Núi và biển, giang và sơn, nước và non, chẳng phải là tất cả thế giới rồi hay sao? Sự hòa hựp tuyệt diệu ấy sẽ làm nảy sinh những điều kì lạ. Đó là một trăm người con trai! Một lực lưựng đủ chinh phục một “giang sơn rộng lân". “Bọc trăm trứng" là hình ảnh độc đáo nhân mạnh sự cùng chung một huyết thống, chung một lòng mẹ, cùng chung hưởng trí tuệ và sức mạnh người cha của dân tộc Việt Nam.  Những người con trai đó, “hồng hào", “đẹp đẽ", “tự lân lên như thối", “mặt mũi khôi ngô" là sự khẳng định dòng máu thần tiên cũng như khẳng định những phẩm chất đẹp đẽ về dáng vóc cơ thể cũng như trí tuệ của con người Việt Nam. Khi Lạc Long Quân trở về thủy cung, Âu Cơ lại một mình “nuôi đùn con nhỏ", “tháng ngày chờ mong". Đó chính là hình ảnh muôn đời của tấm lòng Mẹ. Chuyện năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo cha xuống biển phản ánh quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai, chinh phục tự nhiên, xây dựng cơ đồ từ thuở xa xưa của người Việt. Trong đó, tất cả người Việt, từ non cao núi thẳm đến biển xa sông rộng, đều cùng một cội rễ chung, đoàn kết bên nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cả câu chuyện là một bài ca tự hào về nguồn gốc cao quý và sự khẳng định cội nguồn thống nhất đã làm nên sức mạnh vững bền của dân tộc Việt Nam từ thuở cha ông bắt đầu lập nghiệp trên mảnh đất ven bờ biển Đông này

Lê Nguyễn Ngọc Nhi
7 tháng 10 2016 lúc 15:50

Gạch dưới từ láy giúp mk vs nha