Những câu hỏi liên quan
Hang Daov
Xem chi tiết
bùi nguyên khải
16 tháng 5 2022 lúc 20:22

tham khảo

 

Truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam thật đáng trân trọng. Điều đó đã được ông cha ta gửi gắm qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu ca dao:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Xét về nghĩa đen, cây bầu và cây bí vốn khác nhau nhưng lại có môi trường sống giống nhau. Chúng cùng thuộc giống cây thân leo, thường được người nông dân gieo trồng để leo chung một giàn. Khi mượn hình ảnh cây bầu và cây bí, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu rằng dù có khác nhau về hoàn cảnh, nguồn gốc hay địa vị xã hội thì vẫn là người Việt Nam, cần phải biết chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.

Trong quá khứ, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Nhưng con người Việt Nam vẫn biết nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ lẫn nhau. Trong năm tháng chiến tranh, nhân dân cùng nhau đoàn kết đánh bại kẻ thù. Những chàng trai tuổi đời còn quá trẻ nhưng kiên quyết ra đi theo tiếng gọi của tổ quốc. Những y bác sĩ xung phong vào chiến trường bom lửa để cứu chữa cho các thương binh. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã nuôi giấu bộ đội… Đến ngày hôm nay, tinh thần đó lại càng được phát huy mạnh mẽ. Các chương trình mang tính nhân văn đã giúp đỡ được rất nhiều mảnh đời khó khăn như “Cặp lá yêu thương”, “Áo ấm cho em”... Những ngày tháng vừa qua, đất nước Việt Nam đã phải đương đầu với kẻ thù vô hình - đại dịch Covid-19. Nhưng trong hoàn cảnh đó, tinh thần tương thân tương ái lại càng sáng ngời hơn. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho người lao động chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Đội ngũ y bác sĩ làm việc không quản ngại ngày đêm, nguy hiểm để cứu sống bệnh nhân. Các chiến sĩ công an, bộ đội sẵn sàng giúp đỡ nhân dân. Rồi chính mỗi người dân cũng đều biết chia sẻ với nhau. Thật khó tưởng tượng được rằng chúng ta đã có những phát minh thật sáng tạo như cây ATM gạo, ATM khẩu trang. Hay việc các doanh nghiệp thu mua nông sản giúp đỡ bà con nông dân…
Bài ca dao trên đã giúp em hiểu được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ đó, em biết sống sẻ chia với mọi người xung quanh hơn, lan tỏa yêu thương để cuộc sống thêm tốt đẹp.

 

Tóm lại, bài ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng” đã giúp chúng ta nhận ra một bài học đáng quý. Biết sống yêu thương để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
16 tháng 5 2022 lúc 20:26

BN THAM KHẢO BÀI CỦA MIK Ạ!!!

undefined

CÒN NX

 

(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
16 tháng 5 2022 lúc 20:26

undefined

Huyền Nguyễn
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
10 tháng 4 2023 lúc 19:31

Nghĩa tường mình: Bầu bí trên một giàn dù khác giống nhưng vẫn nên yêu thương đùm bọc lẫn nhau. 

Nghĩa hàm ý: Con người cần sống với nhau bằng tình yêu thương và sẻ chia

Đỗ Lương Thế Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 7 2021 lúc 10:01

Tham khảo nha em:

A, MB

- giới thiệu câu ca dao: Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của VN, một trong những câu ca dao mà em thấm thía nhất đó chính là câu "Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".

- khái quát nội dung câu tục ngữ: Câu ca dao đã truyền đạt bài học về tình yêu thương giữa những con người cùng chung máu mủ ruột thịt, chung một cộng đồng dân tộc. Trong cuộc sống ngày nay thì bài học về tình yêu thương giữa những con người sống chung trong một cộng đồng càng cần trở nên gắn kết hơn bao giờ hết, để có thể tạo nên sức mạnh chung trong cộng đồng.

B, TB

1, giải thích câu ca dao

- Câu ca dao đã sử dụng hình ảnh "bí" và "bầu", "khác giống", "chung giàn" và "thương. Theo em đây là hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc sắc được các tác giả dân gian sử dụng để truyền đạt thông tin đến các thế hệ sau.

- Bầu và bí là hai giống rau quả khác nhau nhưng thường được trồng cùng nhau trên cùng 1 giàn. Chính vì vậy, tác giả dân gian đã mượn hình ảnh của thiên nhiên để khuyên nhủ con người. Đây chính là bài học về tình yêu thương, sự đoàn kết, tương trợ giữa những con người cho dù khác dòng dõi nhưng đều chung một gốc gác dân tộc, chung một đất nước. 

2, Bàn luận về câu ca dao.

- Trong cuộc sống, tình yêu thương giữa người với người chính là phẩm chất đạo đức quan trọng mà ai cũng nên có. Tình yêu thương ấy được thể hiện bằng sự giúp đỡ lẫn nhau trong lúc hoạn nạn, cùng nhau vượt qua thử thách, khó khăn chung. Những việc làm ấy đều thể hiện sự văn minh, sự tử tế và góp phần làm cho cuộc sống chung trở nên tốt đẹp hơn

- Trong cuộc sống, khi mỗi người cho đi yêu thương thì ngay chính bản thân chúng ta cũng đã nhận lại được một phần yêu thương. Tình yêu thương cho đi và lan tỏa chắc chắn sẽ tạo nên hiệu ứng Domino, tạo nên một cộng đồng dân tộc văn minh và vững bền. Sự gắn kết giữa người với người, yêu thương cả những người khác gia đình sẽ góp phần tạo nên sức mạnh cộng đồng, giúp cả cộng đồng vượt qua những khó khăn chung. Nếu như không có yêu thương, sự tử tế, con người sẽ chỉ giống như những cỗ máy khô khan mà thôi

- Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, nếu như không có sự đoàn kết, yêu thương, tương trợ lẫn nhau giữa những người dân thì dân tộc VN không thể nào mà có thể kiểm soát dịch bệnh tốt và đánh bại được dịch bệnh. Cuộc sống chung có tươi đẹp đều là nhờ những biểu hiện yêu thương dù rất nhỏ của từng cá nhân. Vì mỗi cá nhân đều góp phần vào cuộc sống chung của dân tộc, đất nước

C, KB

Tổng kết:

Câu ca dao đã thể hiện được bài học đạo đức quý báu của dân tộc VN. Đó chính là tình yêu thương giữa người với người, là sự đoàn kết tạo nên sức mạnh cộng đồng vượt qua mọi thử thách, khó khăn và gian khổ

minh phượng
Xem chi tiết
Tran Trinh
2 tháng 10 2019 lúc 9:20

Câu ca dao trên cho em nhớ đến truyện con rồng cháu tiên . Ý nghĩa của truyện là suy tôn nguồn gốc giống nòi của người việt nam ta và còn nhắc nhở ta là chúng ta là anh em cùng một dòng máu phải thườn yêu lẫn nhau .

nguyen ngoc thao linh
2 tháng 10 2019 lúc 9:44

Bai: Con rong chau tien

Y nghia: Truyen giai thich,ca ngoi va suy ton nguon goc cao quy cua dan toc Viet ; the hien y nguyen doan ket thong nhat cua dan toc ta o tren moi mien dat nuoc.

  #HOK TOT.

khánh linh 2k8
2 tháng 10 2019 lúc 20:05

câu ca dao cho em nhớ đến chuyện con rồng cháu tiên .

* ý nghĩa : truyện con rồng cháu tiên có nhiều chi tiế tưởng tượng kì ảo ( như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng , .....) nhằm giải thích , suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết , thống nhất cộng đồng của người việt . 

muốn biết đúng hay sai thì mở sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 trang 8 ra là biết .

Lê Thị Hiền
Xem chi tiết
qlamm
3 tháng 5 2022 lúc 23:17

Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

-  Ý chỉ rằng mặc dù chúng ta có khác nhau về điều kiện sống, kinh tế hay ngoại hình nhưng chúng ta vẫn phải yêu thương và chăm sóc lẫn nhau

Nhường cơm sẻ áo.

- Chia sẽ và giúp đỡ những người đang gặp khó khăn

BẢO LAN
Xem chi tiết
Lê Hữu Trí
13 tháng 5 2019 lúc 22:03

Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phai là anh em “cùng, chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã.

Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cùng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.

thấy đúng thì cho và kb nha

Rin_ Chan
Xem chi tiết
Trịnh Long
20 tháng 3 2021 lúc 19:28

Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau.

Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?

- ( Bóng ) Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.

Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.

minh nguyet
20 tháng 3 2021 lúc 19:29

Tham khảo:

Mở bài :- Giới thiệu và nêu khái quát nội dung câu ca dao : Tình yêu thương con người.
- Trích dẫn câu ca dao.

Thân bài : 1. Giải thích ý nghĩa câu nói:

- Nghĩa đen: Bầu, bí là loại cây leo khác nhau về hình dáng, màu sắc nhưng cùng là loại thân mềm, tuy khác nhau về giống nhưng cùng chung điều kiện sống, cùng chung một số phận ( cùng trên một dàn).

- Nghĩa bóng: Sống ở trên đời không ai giống ai, mỗi người một số phận, nhưng không nên vì vậy mà chia rẽ, mọi người hãy biết đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ, yêu thương nhau.

2. Nêu nguyên nhân của lời khuyên.

- Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam:

+ "Nhiếu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng."

+ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"

+ "Lá lành đùm lá rách"
- Thực tiễn chứng minh nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh.
+ Góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống.

+ Tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.

3. Cách thức để thực hiện lời khuyên đó.

- Tự nguyện, chân thành, kịp thời, không tính toán vụ lợi.

- Giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.

4. Chứng minh tính chất đúng đắn của lời khuyên đó.

- Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...)

- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.

 Kết bài:

- Khẳng định giá trị câu ca dao

- Khuyên mọi người sống phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau

 
Lê Huy Tường
20 tháng 3 2021 lúc 19:30

rái bầu xanh, trái bí xanh, theo gió trong lành cất tiếng hát vui chung. Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn… Câu ca dao xưa đã thành bài hát ngân nga khắp nơi nơi như một lời nhắn nhủ những người dân nước Việt hãy giữ vững truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung trên một giàn. Vì thế bầu và bí trở nên gần gũi, thân thiết. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà xa rời nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu, bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn để rồi ganh ghét, xa lánh nhau.
Vì sao vậy? Bầu và bi tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Mưa thuận gió hoà, bầu bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bi cùng chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa? Câu ca dao mượn chuyện bầu bí để nói chuyện con người, chuyện cuộc đời. Ông cha ta đã cho con cháu một lời khuyên chân thành, kín đáo mà thiết tha, tế nhị.

Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, mọi người vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè cùng lứa chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung quê hương, đất nước.   

  Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó, là cơ sở để gần gũi, cảm thông, Và chính vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, nhường nhịn sẻ chia để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được giữ vững. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt vì tình thưong làm cho con người gắn bó với nhau hơn và cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn. Trong những thời kì nước ta bị ngoại bang xâm lược, nhân dân Việt Nam dẫu có người sang, kẻ hèn; người giàu, kẻ nghèo; người hạnh phúc, kẻ bất hạnh… nhưng tất cả đều chung nỗi khổ mất nước, nỗi nhục nô lệ, chung một mong ước độc lập, tự do. Chính vì vậy mà mọi người đã thương yêu, đoàn kết lại thành một khối để chống quận cướp nước. Đó là nhu cầu tình cảm tự nhiên và cũng là điều kiện sống còn trước những hiểm hoạ đe doạ vận mệnh của đất nước, dân tộc. Dân tộc ta chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong sản xuất, thời tiết và điều kiện tự nhiên ảnh hựởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu mọi người không chung sức đắp đê chống lụt, trồng rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ được mùa màng và thành quả lao động phải vất vả một nắng hai sương mới làm ra được. Trong điều kiện sống khắc nghiệt, nếu không biết nương tựa vào nhau thi làm sao tồn tại nổi? Mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho tinh thương nảy nở và người Việt Nam đã coi đó là truyền thống quý báu tự bao đời. Ca dao Việt Nam còn có câu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước thì thương nhau cùng. Cho dù cuộc sống ngày càng thay đổi, con người hiện đại chú ý nhiều đến quyền lợi cá nhân nhưng truyền thống đoàn kết và lòng nhân ái của dân tộc ta vẫn có giá trị trường tồn.

Hello Kitty
Xem chi tiết
Phan Nguyễn Huyền Trâm
4 tháng 12 2016 lúc 11:19

Hãy biết yêu thương trân trọng nhau và đoàn kết trong mọi hoàn cảnh.

 

Lê Thảo Nhi
4 tháng 12 2016 lúc 14:58

. Dùng những hình ảnh có tính chất biểu tượng, mượn một qui luật trong tự nhiên để nói về tinh thần đoàn kết dân tộc: mỗi con người Việt Nam tuy khác nhau nhưng đều sinh sống trong một đất nước, đều là "con Rồng cháu Tiên", uống chung suối nguồn văn hóa truyền thống thì phải yêu thương nhau, hòa thuận để cùng phát triển.

bê trần
9 tháng 12 2016 lúc 17:03

tham khảo bài mk nha !

Ca dao, tục ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của những người dân Việt Nam. Những câu ca dao, tục ngữ thường đề cao những tình cảm, yêu nước thương nòi, thương người như thể thương thân, tình cảm dân tộc, yêu quê hương, tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tiêu biểu trong đó là tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tình cảm đó được khái quát qua 2 câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Và: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thỳ thương nhau cùng. Chúng ta sẽ cùng nhau đi bình luận 2 câu tục ngữ này để hiểu rõ đc ý nghĩa.

II, Khai triển ý:
+ Câu tục ngữ: bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn.
- Nghĩa đen: Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau.
Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa.
- Nghĩa bóng: Thông qua hình ảnh của bầu và bí tác giả dân gian muốn gửi đến chúng ta một thông điệp: Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước. Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
+ Câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Nghĩa đen: Nhiễu là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. Điều là màu đỏ. Nhiễu điều là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những vật quý. Giá gương là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên. Trước đây gương không được treo trên tường hay bỏ trong bóp. Những hình thức gương như thế mới được chế tạo ra sau này, chứ thuở xa xưa, gương thường được làm theo hình tròn hay hình bầu dục và được đặt trên cái giá bằng gỗ. Có những cái giá được làm bằng gỗ quý, đánh bóng rất đẹp. Nhưng cũng có những cái giá chỉ được làm bằng gỗ thường thôi. Thứ gỗ này được dùng vì nó cứng, có thể mang nổi tấm gương, chứ trông nó không được đẹp, có khi còn sần sùi xấu xí là khác. Nhưng, giá không phải lo, vì trước khi đặt tấm gương lên giá, người ta đã cẩn thận lấy một tấm nhiễu đỏ phủ cái giá, khiến cho bản thân cái giá dù không được làm bằng gỗ quý, nhưng bây giờ trở nên đẹp đẽ đáng quý, xứng đáng được dùng làm vật đỡ cái gương. ===>Tấm điều ấy hi sinh thân mình để chiếc gương được hoàn hảo
+ Nghĩa bóng: cũng như thế mà câu tục ngữ này khuyên chúng ta đã là người trong một nước thì hay biết thương yêu nhau, san sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ... đối với nhau. Bởi đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta, người Việt Nam ta từ xưa đến nay đã biết rất rõ ý nghĩ của câu ca dao này. nhưng với một lớp nghĩ rộng hơn thì đã là con người thì ai cũng cần có một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp vì thế việc chia sẻ những gì mình có thật sự rất quan trọng trong cuộc sống để có thêm nhiều niềm vui hơn và để bớt đi những giọt nước mắt rơi xuống vì những vấn ngại của cuộc sống. Dù có là ai đi chăng nữa, dù có bị gì đi chăng nữa thì con người vẫn là con người vẫn cần có tình thương của nhân loại và vẫn cần có tình yêu. Đồ vật, con vật còn có cảm xúc, còn có tính bầy đàn, chăm sóc lẫn nhau... thì cớ gì con người lại không được như vậy. vì thế câu ca dao này còn lên

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 6 2019 lúc 14:31

Dàn bài.

a. Mở bài.

- Giới thiệu chung về truyền thống thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam.

- Trích dẫn câu ca dao.

b. Thân bài.

* Hiểu câu ca dao như thế nào?

- Bầu bí là hai thứ cây khác giống nhưng cùng loài, thường được trồng cho leo chung giàn nên cùng điều kiện sống.

- Bầu bí được nhân hoá trở thành ẩn dụ để nói về con người cùng chung làng xóm, quê hương, đất nước.

- Lời bí nói với bầu ẩn chứa ý khuyên con người phải yêu thương đoàn kết dù khác nhau về tính cách, điều kiện riêng.

* Vì sao phải yêu thương đoàn kết?

- Yêu thương đoàn kết sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

   + Người được giúp đỡ sẽ vượt qua khó khăn, tạo lập và ổn định cuộc sống.

   + Người giúp đỡ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, gắn bó với xã hội, với cộng đồng hơn.

   + Xã hội bớt người khó khăn.

- Yêu thương giúp đỡ nhau là đạo lý, truyền thống của dân tộc ta.

* Thực hiện đạo lý đó như thế nào?

- Tự nguyện, chân thành.

- Kịp thời, không cứ ít nhiều tuỳ hoàn cảnh.

- Quan tâm giúp đỡ người khác về vật chất, tinh thần.

* Chứng minh đạo lý đó đang được phát huy.

- Các phong trào nhân đạo.

- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.

- Kết quả phong trào.

c. Kết bài.

- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.