viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về sự thấu hiểu và chia sẻ thay vì phàn nàn phán xét người khác
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc phải biết thấu hiểu chia sẻ, đồng cảm với người khác
Thế giới ngày càng rộng mở và con người cũng cần tự lập, chủ động hơn để hòa mình với sự chuyển biến của cuộc sống. Và trong tâm sự của người mẹ nhân ngày khai trường của con, Lý Lan đã viết trong “Cổng trường mở ra”: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con.”. Đó không chỉ là những lời yêu thương từ tấm lòng người mẹ mà còn là lời nhắn gửi rất ý nghĩa: sự dìu dắt, chỉ bảo, nâng đỡ của cha mẹ là rất cần thiết nhưng sự tự lập, chủ động của mỗi chúng ta là yếu tố quyết định sự trưởng thành , năng lực và sự thành công của mỗi người. “Cầm tay con mà dắt” chính là sự dẫn dắt, chăm sóc của cha mẹ trên những bước đường đời đầu tiên của con nhưng rồi đến ngưỡng cửa nào đó, sự dìu dắt đó sẽ thay thế bằng những bước chân con tự đi là sự “buông tay” để con được tự do, tự chủ. Lúc ấy sẽ là lúc con cần đến sự can đảm, bản lĩnh, khả năng để biến vạn vật xung quanh thành “thế giới của con” – con tự mình khám phá và hòa nhập. Hay nói cách khác, đó chính là khả năng tự lập và chủ động của mỗi chúng ta. Tự lập là khả năng tự làm việc, học tập, giải quyết những vấn đề cá nhân của mình mà không ỷ lại, nhờ vả, dựa vào sự giúp đỡ của người khác. Và khi bản thân mình tích cực thực hiện, không chờ đợi, không phụ thuộc hoàn cảnh thì đó chính là chủ động, mức độ cao hơn của tự lập. Không phủ nhận rằng, sự chăm sóc, yêu thương, đùm bọc của cha mẹ, người thân đối với chúng ta là những điều quý giá, đáng trân trọng, là nền tảng vững chắc cho sự thành công. Tuy nhiên, yếu tố đóng vai trò là sức bật chính là sự tự lập. Nó giúp chúng ta có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Sự chủ động giúp chúng ta vươn lên, thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách, không gục ngã lùi bước trước thử thách. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tự lập và chủ động là chìa khóa giúp mỗi cá nhân phát triển, không lệ thuộc, phát huy tính sáng tạo. Có như vậy mới đến được ánh sáng của thành công. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam, dù tuổi còn nhỏ nhưng em đã tạo nên tiếng vang lớn trong và ngoài nước bằng chính khả năng bản thân. Khi còn nhỏ, cha mẹ em đã định hướng, dẫn dắt em những bước đầu như dạy em nên học tiếng anh như thế nào hay rèn luyện ra sao. Để rồi sau đó bằng sự tự chủ, em đã vươn lên, nỗ lực bằng chính đôi chân của mình. Tự lập biểu hiện ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, tuy nhiên là những người trẻ điều này càng cần thiết hơn. Muốn hình thành sự tự lập, chủ động, cần xác định rõ lối sống, quan niệm sống dựa vào năng lực bản thân, phải khẳng định sự tự tin, tích lũy rèn luyện các kĩ năng sống, suy nghĩ độc lập…Đặc biệt mỗi chúng ta phải biết lập kế hoạch cho công việc, học tập, bởi có mục tiêu sẽ tạo cơ hội để chủ động phấn đấu. Tự lập không có nghĩa là chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, xa rời mọi người mà ngược lại cần xây dựng tập thể. Hãy tạo cho mình tính tự chủ, độc lập từ suy nghĩ đến hành động, từ học tập đến đời sống, từ phẩm chất đến bản lĩnh, từ cá nhân đến cộng đồng dân tộc như nhà văn Nga Pautopxki từng viết “Dù người ta có nói với bạn những gì đi nữa thì bạn cứ tự tin rằng cuộc đời kì diệu và tuyệt đẹp".
Đồng cảm đó là sự chia sẻ, thấu hiểu và quan tâm sâu sắc đối với mọi người xung quanh, luôn luôn có một thái độ biết yêu thương và cảm thông sâu sắc trước mọi hoàn cảnh sống, đồng cảm đó là một thái độ biết nhập tâm và hiểu được đối phương một cách chân thành nhất, đồng cảm giúp kết nối con người với con người để từ đó họ có những cách đánh giá và nhìn nhận cuộc sống này một cách chân thành và da diết nhất.Sẻ chia đó là sự chia sẻ những nỗi đau, niềm vui, nỗi buồn cùng với mọi người xung quanh, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, sống luôn luôn phải biết cho đi và bản thân sẽ nhận được những điều tốt lành nhất, đó là một tình cảm tinh thần phong phú và giàu có, bản thân sẽ làm nên được những điều tốt nhất, da diết và mang trong trái tim, biết bao nhiêu hoài niệm và cả những niềm hạnh phúc lớn lao khi làm được những điều có ý nghĩa.Đồng cảm và sẻ chia nó có mối liên hệ với nhau, có sự đồng cảm, hiểu được hoàn cảnh và con người của đối phương, thì từ đó chúng ta mới có những sẻ chia sâu sắc và có ý nghĩa nhất, đó là niềm vui được sống là chính mình, được sống trong một xã hội ngập tràn tình yêu thương. Đúng như trong ngạn ngữ đã từng viết: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương, quả đúng là như vậy, tình yêu thương là một niềm vui, là một căn cước để xây dựng nên hạnh phúc của mỗi cá nhân. Luôn biết yêu thương và đồng cảm với mọi người xung quanh, chúng ta sẽ nhận được những điều tốt lành và hạnh phúc nhất.
viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về cách thế hiện của sự yêu thương và chia sẻ trong cuộc sống
Tham khảo:
Cuộc sống của mỗi người thật quá ngắn ngủi bởi những lo toan, bộn bề. Tuy nhiên, chúng ta không nên quên rằng: không ai có thể sống cả đời trong cô đơn lạnh lẽo, chúng ta cần có hơi ấm tình thương, mà tình thương ấy được biểu hiện chính là qua sự đồng cảm, chia sẻ mà con người dành cho nhau. Chia sẻ là sự cho đi, quan tâm hay giúp đỡ người khác về vật chất và tinh thần bằng tất cả khả năng của mình, giúp họ vượt qua khó khăn hoạn nạn. Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống mà bất cứ ai cũng có thể làm được, người xưa có câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Chỉ cần chúng ta có một tấm lòng thì dù sự chia sẻ của chúng ta dù nhỏ bé nhưng cũng được người khác trân trọng. Người biết chia sẻ là người biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, là hiểu, cảm thông và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ, sự quan tâm của mình. Sự đồng cảm, chia sẻ xuất phát từ con tim xui khiến, mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia cùng người khác, san sẻ niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị với thành công, hạnh phúc của họ. Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ nghĩa là biết sống vì người khác cũng chính là lúc được nhận niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Trong cuộc sống, chúng ta không nên tự cô lập bản thân trong thế giới riêng nhỏ bé của mình. Hãy mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui, nỗi buồn, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống hơn.
Chia sẻ về những cảm xúc khi viết bài thơ"Đồng chí",Chính Hữu nói:
"Bài"Đồng chí"là lời tâm sự viết ra để tặng đồng đội,tặng người bạn nông dân của mình.Bài thơ viết có đối tượng.Tôi hiểu và quý mến người đồng đội của tôi nên tiếng nói thơ ca giản dị và chân thật".
Từ lời chia sẻ của Chính Hữu,kết hợp với những hiểu biết xã hội,em hãy viết một đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp
Từnội dung của câu chuyện trên vànhững hiểu biết xã hội của mình, hãy viết một đoạn văn khoảng2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự yêu thương, chia sẻ trong cuộc sống ngày nay
Viết một bài văn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về sự chia sẻ
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống
THAM KHẢO
Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.
"Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia.
Có thương người mới biết đồng cảm và sẻ chia. Nhìn thấy người bất hạnh, tàn tật, ốm đau. đói khổ, hoạn nạn, ta động lòng thương, ta rơi nước mắt, đó là đồng cảm "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", đó là san sẻ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ kêu gọi toàn dân "diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm". Bác Hồ cũng như hàng triệu gia đình đã giảm bớt khẩu phần hàng ngày, dành gạo để cứu đói. Chiến thắng được giặc đói lúc bấy giờ là một thành tích to lớn của cách mạng, là do sức mạnh lòng nhân ái của nhân dân ta.
Sau ba mươi năm chiến tranh, nước ta hiện có hàng chục vạn nạn nhân chất độc da cam. Hàng triệu đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn. Lũ lụt, bão tố xảy ra triền miên, gây ra cảnh người chết, cảnh màn trời chiếu đất cho nhiều gia đình. Nhiều học sinh đến trường bị nước lũ cuốn trôi; nhiều ngư dân ra khơi đánh cá bị sóng gió cuốn mất tích. Trước những cảnh đau lòng đó, ai mà chẳng động lòng thương, ai mà chẳng rơi nước mắt?
Các phong trào quyên góp do Mặt trận Tổ quốc phát động để cứu giúp, để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, các bệnh nhân nhiễm HIV AIDS đã được đồng bào ta hướng ứng nhiệt liệt. Nhiều Việt kiều đã gửi về hàng trăm triệu đồng đóng góp vào quỹ từ thiện được báo chí ngợi ca. Phong trào giúp học sinh nghèo, học sinh khó khăn được đông đảo thầy cô giáo và các bạn trẻ tham gia nhiệt liệt. Tất cả các phong trào đó đã nói lên một cách cảm động sức mạnh đoàn kết, truyền thống nhân ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.
Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.
Nói đến đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay, tôi không bao giờ quên câu ca mà bà nội tôi vẫn nhắc các con, các cháu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Tham khảo !
Dù đang phát triển nhưng "đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách. Hay những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kỵ, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.
Hãy viết 1 bài văn 15 - 20 dòng trình bày suy nghĩ của em về sự sẻ chia trong cuộc sống. Dựa theo phần sau:
- Nêu được biểu hiện của sự sẻ chia, ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống: Thể hiện cách ứng xử cao đẹp nhân ái giữa con người với con người tạo nên sự đồng cảm tình yêu thương chân thành làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn ( lấy dẫn chứng minh họa )
- Phê phán những kẻ thờ ơ, lãnh đạm trước cuộc đời, trước những bấ hạnh của người khác
- Bài học nhận thực và hành động
Mn giúp em vs ạ. Dựa theo phần trên Ko chép mạng Em đag cần gấp ạ
Phần gợi ý đã khá chi tiết với em nói là ko cop mạng thì em nên tự làm đi em, tự thân vận động em ạ
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương và sự sẻ chia trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một cụm danh từ/ cụm động từ/ cụm tính từ. Gạch chân, chú thích rõ.