Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Khang Nguyễn Phạm Minh
Xem chi tiết
Hquynh
9 tháng 12 2021 lúc 20:50

tham KHảo

 

- Cây công nghiệp hàng năm:

+ Lạc: nhiều nhất ở Bắc Trung Bộ, sau đó là đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Đậu tương: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là, Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.

+ Mía: nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Dâu tằm: Tây Nguyên.

+ Thuốc lá:  Đông Nam Bộ.

⟹ Các cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, do cây công nghiệp hàng năm là cây trồng ngắn ngày, có thể luân canh, xen canh với cây lương thực.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Cà phê: nhiều nhất ở Tây Nguyên, sau đó là Đông Nam Bộ.

+ Cao su: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên.

+ Hồ tiêu: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau  đó là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Điều: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau  đó là Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Dừa: nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Chè: nhiều nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ, sau  đó là Tây Nguyên.

⟹ Cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi, do: khí hậu nhiệt đới, vùng đất màu màu mỡ, rộng lớn (đất feralit, badan, đất xám,..) thích hợp hình thành các vùng chuyên canh.

Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/dua-vao-bang-83-hay-neu-su-phan-bo-c92a11835.html#ixzz7EYdvh0cS

đinh trọng hùng
Xem chi tiết
Đỗ Hà Thọ
Xem chi tiết
Love Học 24
24 tháng 5 2016 lúc 10:29

a) Công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta vì:

- Có thế mạnh lâu dài

+ Cơ sở nguyên liệu phong phú:

Than: Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 - 8.000 calo/kg; than nâu,phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn; than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.

Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, vể lí thuyết, công suất có thế đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sân Đồng Nai (19%).

Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt., ở nước ta rất dồi dào.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn:

• Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế.

• Phục vụ cho nhu cầu của đời sống nhân dân.

-  Mang lại hiệu quả kinh tế cao

+ Kinh tế: góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Xã hội: phục vụ đời sống nhân dân.

- Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

Công nghiệp năng lượng có tác động một cách mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành kinh tế khác về các mặt: quy mô của ngành, kĩ thuật - công nghệ, chất lượng sản phẩm...

Love Học 24
24 tháng 5 2016 lúc 10:30

b)  Tên các nhà máy điện (thủy điện, nhiệt điện)

- Thủy điện: Hòa Bình ,.......

- Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mĩ, Cà Mau ,.............

c) Nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng

- Ngành công nghiệp năng lượng phân bố không đều, những vùng có công nghiệp năng lượng phát triển mạnh như Trung du và miền Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.

- Công nghiệp khai thác nhiên liệu gắn liền với sự phân bố các mỏ khoáng sản. Do đó, công nghiệp khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, công nghiệp khai thác dầu khí tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ.

- Các nhà máy nhiệt điện phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, vì đây là các vùng có tiềm năng thủy điện lớn.

- Các nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu là than, dầu mỏ, khí tự nhiên nên được phân bố tập trung ở vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng (dựa vào than ở Quảng Ninh), Đông Nam Bộ và đang phát triển nhanh ở Đồng bằng sông Cửu Long (dựa vào dầu khí).

Minh Hiền Trần
24 tháng 5 2016 lúc 10:34

*Công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta vì:
- Cơ sở nguyên liệu phong phú

Thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Mang lại hiệu quả kinh tế cao

Công nghiệp năng lượng có tác động một cách mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành kinh tế khác về các mặt: quy mô của ngành, kĩ thuật - công nghệ, chất lượng sản phẩm...

*Các nhà máy thủy điện: Hòa Bình (Hòa Bình), Thác bà (Yên Bái), Yali (Gia Lai), Đa Nhim (Lâm Đồng), Thác Mơ (Bình Phước)...

* NX:

- Ngành công nghiệp năng lượng phân bố không đều, những vùng có CN năng lượng phát triển mạnh như trung du, Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, ĐBS.Hồng và Tây Nguyên

- CN khai thác nhiên liệu gắn liền vs sự phân bố các mỏ khoáng sản. Do đó CN khai thác than chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh thuộc trung du và miền núi Bắc Bộ, CN khai thác dầu khí tập trung ở Đông Nam Bộ.

- Các nhà máy nhiệt điện phân bố ở trung du, miền núi Bắc Bộ và Tây nguyên, vì đây là các vùng có tiềm năng thủy điện lớn.

- Các nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu là than, dầu mỏ, khí tự nhiên, phân bố tập trung ở vùng Đông Bắc và ĐBSH (dựa vào than ở Quảng Ninh), Đông Nam Bộ và đang phát triển nhanh ở ĐBSCL (dựa vào dầu khí).

jony pug
Xem chi tiết
qlamm
14 tháng 12 2021 lúc 0:31

TK

Công nghiệp chế biến bao gồmcông nghiệp nhiệt điện, công nghiệp chế biến nhiên liệu, công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo thiết bị máy móc, công nghiệp hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến gỗ, tre, nứa, lá, mây, song, cói…

Công nghiệp chế biến lương thựcthực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì: ... + Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp. + Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).

lạc lạc
14 tháng 12 2021 lúc 7:09

tham khảo

 

- Công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta.

- Các ngành chính là:

       +  Ngành chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường,rượu, bia,chế biến chè, càfê….)            

        + Ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi như: Chế biến và làm đông lạnh thịt, sữa, làm đồ hộp.                  

         + Ngành chế biến thủy sản như: làm nước nắm, chế biến khô, đông lạnh cá, tôm….

Yến Vy Nguyễn
Xem chi tiết
ncjocsnoev
29 tháng 6 2016 lúc 12:25

Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản :

- Ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phát triển ở tất cả các tỉnh giáp biển nhưng tập trung nhiều nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ .

- Ngành thuỷ sản thu hút khoảng 3.1% lao động cả nước ( khoảng 1.1 triệu người năm 1999 ) .

- Sản lượng cả khai thác và nuôi trồng đều tăng nhanh và liên tục:

+ Sản lượng khai thác tăng khá nhanh chủ yếu là do đầu tư  tăng số lượng tàu thuyền và tăng  công suất tàu. Các tỉnh trọng điểm nghề cá là Kiên Giang , Cà Mau , Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận .

+ Nuôi trồng thuỷ sản gần đây phát triển nhanh. Đặc biệt là nuôi tôm, cá. Các tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang và Bến Tre.

- Xuất khẩu thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc, đứng thứ 3 sau dầu khí và may mặc.

- Tuy nhiên còn nhiều hạn chế như sản lượng chưa cao so với các nước trên thế giới, chủ yếu là do phương tiện đánh bắt thô sơ chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, khí hậu,….

lathinhungoc6927
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 12:55

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1:
- Một số ngành công nghiệp ở vùng Nam Bộ là: khai thác dầu mỏ; điện tử; hóa chất; chế biến nông sản; dệt may; thủy điện; nhiệt điện,…
- Vị trí phân bố:
+ Các nhà máy thủy điện tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ.
+ Các nhà máy nhiệt điện tập trung chủ yếu ở: thành phố Hồ Chí Minh; thành phố Cần Thơ và tỉnh Cà Mau.
+ Ngành khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa.
+ Các ngành điện tử, hóa chất, dệt may tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh; Biên Hòa; Thủ Dầu Một.
+ Ngành chế biến nông sản tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh; Biên Hòa; Thủ Dầu Một; Vũng Tàu; thành phố Cần Thơ và Cà Mau.
• Yêu cầu số 2: Giải thích: Nam Bộ có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đã trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 11 2019 lúc 4:09

Gợi ý làm bài

a) Kể tên và sắp xếp các nhà máy thuỷ điện

- Nhà máy thuỷ điện trên 1000MW: Hòa Bình.

- Nhà máy thuỷ điện dưới 1000MW: Thác Bà, Nậm Mu, Tuyên Quang, A Vương, Vĩnh Sơn, Y-a-ly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Sông Hinh, Đrây Hling, Đa Nhim, Hàm Thuận - Đa Mi, Thác Mơ, Cần Đơn, Trị An.

b) Giải thích

- Các nhà máy thuỷ điện phân bố trên các con sông ở vùng trung du miền núi.

- Trung du miền núi có địa hình cao, dốc, nước chảy xiết.

- Địa hình chia cắt mạnh tạo các thung lũng, dãy núi cao xen kẽ,... thuận lợi để xây dựng hồ chứa nước.

Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Phạm Hải Băng
21 tháng 2 2017 lúc 23:13

– Đất đai:
+ Đa dạng: có 14 nhóm đất khác nhau, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa và nhóm đất feralit.
+ Loại đất phù sa thích hợp nhất với cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích khoảng 3 triệu ha. Loại đất này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Các loại đất feralít chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi; thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (Chè, cà phê,cao su,…), cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô, đỗ tương,…
+ Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.
– Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Nguồn nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ một năm.
+ Khí hậu phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy ở nước ta có thể trồng được nhiều loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt, ôn đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng.
+ Các thiên tai (bão, gió tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện nóng ẩm, sương muối, rét hại,…) gây thiệt hại không nhỏ cho nông nghiệp.
– Nguồn nước:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các hệ thống sông lớn đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi.
+ Nguồn nước ngầm khá dồi dào, là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô, nhất là các vùng chuyên canh cây công nghiệp như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
+ Tình trạng lũ lụt ở nhiều lưu vực sông gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân. Mùa khô, nước sông kiệt, thiếu nước tưới.
– Sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 3 2017 lúc 12:25

Gợi ý làm bài.

a) Tình hình phân bố

- Cà phê được trồng chủ yếu trên đất ba dan ơ Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ.

- Cao su được trồng chủ yếu trên đất ba dan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn được trồng ở Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.

- Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất ba dan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.

- Điều dược trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.

- Dừa được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, ở Tây Nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng).

b) Giải thích

- Chè là cây cận nhiệt đới ưa khí hậu lạnh nên dược trồng nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, nơi có mùa đông lạnh nhất ở nước ta và trên các cao nguyên cao trên l.000m, có khí hậu mát mẻ như ở Lâm Đồng (Tây Nguyên).

- Cà phê là cây nhiệt đới, ưa khí hậu nóng ẩm, thích hợp nhất với đất dỏ badan (tơi xốp, giàu chất dinh dương,...) nên được trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ.

- Cao su là cây nhiệt đới, ưa nhiệt, ẩm, thích hợp nhất với đất đỏ badan và dấl xám nên được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (ở nhừng nơi tránh được gió mạnh).

- Điều là cây nhiệt đới, có khả năng chịu hạn và không đòi hỏi đặc biệt về đất nên được trồng rộng rãi ờ những vùng khô hạn, đất bạc màu ở Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.