Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Linh Phương
11 tháng 12 2016 lúc 19:17

1. Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân.

2. Tiếng gà trưa:

Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.

3. Cảnh khuya:

Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc.

Thảo Phương
11 tháng 12 2016 lúc 20:30

5)

Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Tĩnh dạ tứ giản dị, tự nhiên, âm điệu nhẹ nhàng, sấu lắng. Tài thơ Lí Bạch là “tuyệt diệu ở chỗ đạm bạc”. Hay như nhận xét của Hồ Ưng Lân, một nhà phê bình đời Minh: Thuận miệng nói ra mà thành thơ, tuyệt không có dụng ý dụng công, song không có chỗ nào là không tinh xảo.Qua bài thơ này, Lí Bạch đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm chân thực và sâu đậm ấy thực sự đã gây xúc động cho người đọc, truyền đến chúng ta nỗi thổn thức, bâng khuâng khó tả. Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởng sâu xa, vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người.3)Tính chất chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.2)Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngụi ấy xuất phat từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳng còn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười noi và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà làviệc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. 1 vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà không được coi là người con của quê hương quả là 1 tình huống bi hài, cười ra nươc mắt.Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tac giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách.
 
lê mai nhi
Xem chi tiết
Ok K cần hỏi nhé
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
7 tháng 7 2023 lúc 8:19

2:

a: BC=căn 15^2+20^2=25cm

AH=15*20/25=12cm

góc ADH=góc AEH=góc DAE=90 độ

=>ADHE là hình chữ nhật

=>DE=AH=12cm

b: ΔAHB vuông tại H có HD vuông góc AB

nên AD*AB=AH^2

ΔAHC vuông tại H có HE vuông góc AC

nên AE*AC=AH^2

=>AD*AB=AE*AC

c: góc IAC+góc AED

=góc ICA+góc AHD

=góc ACB+góc ABC=90 độ

=>AI vuông góc ED

4:

a: góc BDH=góc BEH=góc DBE=90 độ

=>BDHE là hình chữ nhật

b: BDHE là hình chữ nhật

=>góc BED=góc BHD=góc A

Xét ΔBED và ΔBAC có 

góc BED=góc A

góc EBD chung

=>ΔBED đồng dạng với ΔBAC
=>BE/BA=BD/BC

=>BE*BC=BA*BD

c: góc MBC+góc BED

=góc C+góc BHD

=góc C+góc A=90 độ

=>BM vuông góc ED

Mon lù
Xem chi tiết
Hồ Thanh
Xem chi tiết
Đạt Trần
29 tháng 10 2017 lúc 5:58

Anh hùng Cù Chính Lan sinh năm 1930 trong một gia đình bần nông ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Khi cách mạng tháng Tám bùng nổ, anh mới 16 tuổi nhưng đã đi theo người lớn đi giành chính quyền ở huyện và gia nhập đội thiếu niên ở làng. Năm sau anh tham gia dân quân xã và tích cực công tác. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu anh là thế hệ thanh niên đầu tiên trong xã tình nguyện nhập ngũ lên đường giết giặc. Vào quân ngũ, anh kiên nhẫn tập luyện và cần cù học hỏi. Anh luôn ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng: căm thù giặc, thi đua liên tục, nêu cao tinh thần gương mẫu phục vụ nhân dân. Trong chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà Nam Ninh năm 1951) anh cùng đại đội của mình tuy trang bị còn thiếu thốn chiến đấu với năm đại đội địch, cướp súng địch diệt địch. Sau trận đánh này, anh được tuyên dương “ anh hùng tay không giết giặc”.

Tháng 11/1951, thực dân Pháp mở rộng cuộc tấn công ra vùng tự do ở Hòa Bình với âm mưu nối lại”Hành lang Đông-Tây” nhằm cắt đứt liên lạc của ta giữa Việt Bắc và khu 3, khu 4 để giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính. Ở Hòa Bình chúng thực hiên âm mưu thành lập”Xứ Mường tự trị” để phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Trước tình hình đó Trung ương Đảng chỉ thị đánh địchtrên cả hai mặt trận là Hòa Bình và sau lưng địch là đồng bằng Bắc Bộ.

Ngày 24/11/1951 Tổng quân ủy quyết định mở chiến dịch Hòa Bình sử dụng ba Đại đoàn 306, 312, 304 vây hãm và tiêu diệt quân cơ giới ở mặt trận Hòa Bình. Hai Đại đoàn 320, 316 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân phá “bình định”, phát triển chiến tranh ở vùng sau lưng địch.

Trong trận Giang Mỗ lần thứ nhất: Ngày 7/12/1951 khi bố trí trận địa đã bị lộ, địch bắn dữ dội, ra lệnh tạm thời rút lui. Anh hùng Cù Chính Lan dũng cảm đi sau cùng dùng súng máy bắn kiềm chế địch cho đơn vị rút rồi quay lại tìm anh em bị thương đưa được 3 đồng chí về đơn vị an toàn.

Trận Giang Mỗ lần thứ hai: ngày 13/12 /1951 địch lọt vào trận địa, cả đơn vị nổ súng quyết liệt, diệt gọn một đại đội địch, lúc chuẩn bị rút thì xe tăng địch tiếp viện tới bắn dữ dội vào đội hình ta, chặn đường rút và làm nhiều anh em thương vong. Cù Chính Lan xông lên, anh nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò, nhưng không may tiểu liên bị hóc, chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn.Cù Chính Lan hô anh em tập trung lựu đạn đến cho mình rồi lai nhanh nhẹn nhảy lên xe, giật nắp quăng lựu đạn vào trong xe, giặc nhặt lựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng chuyển hướng.Thời cơ diệt xe tăng địch ngay trước mắt, không thể để xe chạy thoát Cù Chính Lan dũng cảm táo bạo mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra được một vài giây rồi mới ném vào buồng lái, lựu đạn nổ những tên giặc trong xe chết đè lên nhau, chiếc xe dừng lại tại chỗ, trận đánh kết thúc thắng lợi. Đây chiếc xe tăng do Mỹ sản xuất mang số hiệu “B2885498 USA”. Hiện xác chiếc xe này đang được lưu giữ tại Sở VH,TT&DL tỉnh Hòa Bình

Trong trận thắng oanh liệt tại dốc Giang Mỗ với tinh thần anh dũng tuyệt vời, Anh hùng Cù Chính Lan và các chiến sĩ tiểu đoàn 353 trung đoàn 66 đã diệt xe tăng của thực dân Pháp do Mĩ trang bị, mở đầu phong trào đánh xe tăng phương tiện chiến đấu hiện đại của địch bằng vũ khí thông thường. Với chiến công này anh được Bộ Tổng tư lệnh tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba với danh hiệu Anh hùng đánh xe tăng. Danh tiếng “ Anh hùng đường số 6” lẫy lừng từ đấy. Ở khắp nơi trong toàn quân mọi người đều học tập và noi gương Cù Chính Lan, một “phong trào Cù Chính Lan” được phát động.

Sau đó ít ngày, ngày 29/12/1951 Cù Chính Lan tham gia trận đánh tiêu diệt đồn Cô Tô. Mặc dù bị thương rất nặng nhưng anh vẫn không rời trận địa, tiếp tục chỉ huy tiểu đội liên tiếp phá 5 hàng rào dây thép gai vào lô cốt địch. Khi đồn chính đã bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn cũng là lúc đồng chí trút hơi thở cuối cùng. Năm đó anh vừa tròn hai mươi tuổi, tiểu đội trưởng bộ binh, Đại đoàn 304, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên tấm bia liệt sĩ Cù Chính Lan đặt ở nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hòa Bình được xây cất rất chu đáo, khang trang giữa trán bia có một ngôi sao vàng năm cánh, vàng ngoài bia opps gạch màu nâu nhạt, Mặt trước bia trân trọng ghi dòng chữ màu trắng:”Liệt sĩ Cù Chính Lan- Anh hùng quân đội”.Huân chương chiến công hạng nhì.Huân chương quân công hạng ba.Huân chương quân công hạng nhì.Huân chương kháng chiến hạng nhất.Huân chương kháng chiến hạng ba.Hy sinh ngày 28/12/1951 trong trận đồn Gô Tô chiến dịch Hoà Bình.”

Cù Chính Lan là một hình ảnh sáng ngời của người chiến sĩ thi đua Ái quốc, đã biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mọi hoạt động của đời mình. Ngày 19/5/1952, liệt sĩ Cù Chính Lan là 1 trong 7 người đầu tiên trên toàn quốc được Đảng và Chinh phủ truy tặng Anh hùng LLVTND. Ngày 10/8/1952 tại buổi lễ Tuyên dương công trạng khi nghe đọc báo cáo của Anh hùng Cù Chính Lan, từ trên Đoàn Chủ tịch, Bác Hồ đề nghị toàn thể đứng dậy mặc niệm người con ưu tú của dân tộc.

Lưu Phương Ly
29 tháng 10 2017 lúc 8:40

Anh hùng Cù Chính Lan sinh năm 1930 trong một gia đình bần nông ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Khi cách mạng tháng Tám bùng nổ, anh mới 16 tuổi nhưng đã đi theo người lớn đi giành chính quyền ở huyện và gia nhập đội thiếu niên ở làng. Năm sau anh tham gia dân quân xã và tích cực công tác. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu anh là thế hệ thanh niên đầu tiên trong xã tình nguyện nhập ngũ lên đường giết giặc. Vào quân ngũ, anh kiên nhẫn tập luyện và cần cù học hỏi. Anh luôn ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng: căm thù giặc, thi đua liên tục, nêu cao tinh thần gương mẫu phục vụ nhân dân. Trong chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà Nam Ninh năm 1951) anh cùng đại đội của mình tuy trang bị còn thiếu thốn chiến đấu với năm đại đội địch, cướp súng địch diệt địch. Sau trận đánh này, anh được tuyên dương “ anh hùng tay không giết giặc”.

Tháng 11/1951, thực dân Pháp mở rộng cuộc tấn công ra vùng tự do ở Hòa Bình với âm mưu nối lại”Hành lang Đông-Tây” nhằm cắt đứt liên lạc của ta giữa Việt Bắc và khu 3, khu 4 để giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính. Ở Hòa Bình chúng thực hiên âm mưu thành lập”Xứ Mường tự trị” để phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Trước tình hình đó Trung ương Đảng chỉ thị đánh địchtrên cả hai mặt trận là Hòa Bình và sau lưng địch là đồng bằng Bắc Bộ.

Ngày 24/11/1951 Tổng quân ủy quyết định mở chiến dịch Hòa Bình sử dụng ba Đại đoàn 306, 312, 304 vây hãm và tiêu diệt quân cơ giới ở mặt trận Hòa Bình. Hai Đại đoàn 320, 316 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân phá “bình định”, phát triển chiến tranh ở vùng sau lưng địch.

Trong trận Giang Mỗ lần thứ nhất: Ngày 7/12/1951 khi bố trí trận địa đã bị lộ, địch bắn dữ dội, ra lệnh tạm thời rút lui. Anh hùng Cù Chính Lan dũng cảm đi sau cùng dùng súng máy bắn kiềm chế địch cho đơn vị rút rồi quay lại tìm anh em bị thương đưa được 3 đồng chí về đơn vị an toàn.

Trận Giang Mỗ lần thứ hai: ngày 13/12 /1951 địch lọt vào trận địa, cả đơn vị nổ súng quyết liệt, diệt gọn một đại đội địch, lúc chuẩn bị rút thì xe tăng địch tiếp viện tới bắn dữ dội vào đội hình ta, chặn đường rút và làm nhiều anh em thương vong. Cù Chính Lan xông lên, anh nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò, nhưng không may tiểu liên bị hóc, chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn.Cù Chính Lan hô anh em tập trung lựu đạn đến cho mình rồi lai nhanh nhẹn nhảy lên xe, giật nắp quăng lựu đạn vào trong xe, giặc nhặt lựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng chuyển hướng.Thời cơ diệt xe tăng địch ngay trước mắt, không thể để xe chạy thoát Cù Chính Lan dũng cảm táo bạo mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra được một vài giây rồi mới ném vào buồng lái, lựu đạn nổ những tên giặc trong xe chết đè lên nhau, chiếc xe dừng lại tại chỗ, trận đánh kết thúc thắng lợi. Đây chiếc xe tăng do Mỹ sản xuất mang số hiệu “B2885498 USA”. Hiện xác chiếc xe này đang được lưu giữ tại Sở VH,TT&DL tỉnh Hòa Bình

Trong trận thắng oanh liệt tại dốc Giang Mỗ với tinh thần anh dũng tuyệt vời, Anh hùng Cù Chính Lan và các chiến sĩ tiểu đoàn 353 trung đoàn 66 đã diệt xe tăng của thực dân Pháp do Mĩ trang bị, mở đầu phong trào đánh xe tăng phương tiện chiến đấu hiện đại của địch bằng vũ khí thông thường. Với chiến công này anh được Bộ Tổng tư lệnh tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba với danh hiệu Anh hùng đánh xe tăng. Danh tiếng “ Anh hùng đường số 6” lẫy lừng từ đấy. Ở khắp nơi trong toàn quân mọi người đều học tập và noi gương Cù Chính Lan, một “phong trào Cù Chính Lan” được phát động.

Sau đó ít ngày, ngày 29/12/1951 Cù Chính Lan tham gia trận đánh tiêu diệt đồn Cô Tô. Mặc dù bị thương rất nặng nhưng anh vẫn không rời trận địa, tiếp tục chỉ huy tiểu đội liên tiếp phá 5 hàng rào dây thép gai vào lô cốt địch. Khi đồn chính đã bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn cũng là lúc đồng chí trút hơi thở cuối cùng. Năm đó anh vừa tròn hai mươi tuổi, tiểu đội trưởng bộ binh, Đại đoàn 304, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên tấm bia liệt sĩ Cù Chính Lan đặt ở nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hòa Bình được xây cất rất chu đáo, khang trang giữa trán bia có một ngôi sao vàng năm cánh, vàng ngoài bia opps gạch màu nâu nhạt, Mặt trước bia trân trọng ghi dòng chữ màu trắng:”Liệt sĩ Cù Chính Lan- Anh hùng quân đội”.Huân chương chiến công hạng nhì.Huân chương quân công hạng ba.Huân chương quân công hạng nhì.Huân chương kháng chiến hạng nhất.Huân chương kháng chiến hạng ba.Hy sinh ngày 28/12/1951 trong trận đồn Gô Tô chiến dịch Hoà Bình.”

Cù Chính Lan là một hình ảnh sáng ngời của người chiến sĩ thi đua Ái quốc, đã biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mọi hoạt động của đời mình. Ngày 19/5/1952, liệt sĩ Cù Chính Lan là 1 trong 7 người đầu tiên trên toàn quốc được Đảng và Chinh phủ truy tặng Anh hùng LLVTND. Ngày 10/8/1952 tại buổi lễ Tuyên dương công trạng khi nghe đọc báo cáo của Anh hùng Cù Chính Lan, từ trên Đoàn Chủ tịch, Bác Hồ đề nghị toàn thể đứng dậy mặc niệm người con ưu tú của dân tộc

Blink Blackpink
Xem chi tiết
Luna đáng iu không quạu...
27 tháng 1 2021 lúc 22:06

Tham khảo nha:

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

BỞI VÌ: TÔI LÀ NGƯỜI VIỆ...
Xem chi tiết
bui thi quynh chi
12 tháng 11 2018 lúc 19:07

Thiên nhiên – nữ thần đem lại sự sống cho thế giới. Nàng đưa mình tới đâu nơi đó hoa mọc rực rỡ, sự sống tràn trề. Nàng kiêu sa trong bộ váy đầy hoa lá mà con người ban tặng. Nàng thật đẹp, thật tốt bụng. Cũng phải thôi, con người yêu quý nàng vì nàng làm cho chúng ta được sống thảnh thơi, thoải mái.

Đối với tôi, thiên nhiên là từng hàng cây bóng mát, là triền đê cho tôi thả diều, là nơi tôi chắp cánh cho từng ước mơ. Chính thiên nhiên đã ôm chặt tôi, ủ ấm cho tôi từng đêm đông lạnh giá. Cũng từ thiên nhiên đã cho tôi những cơn gió mát giữa ngày hè nóng bức. Nàng tưới thêm mầm xanh cho cây lúa trỏ bông, cho cây mau lớn, cho loài người biết yêu thương, chia sẻ… Thiên nhiên thật có ý nghĩa với chúng ta.. Nhờ thiên nhiên mà ta có cái Tết se se lạnh, đêm Trung thu đi rước đèn dưới ánh trăng soi.

Thiên nhiên là một món quà trong sáng, đẹp đẽ mà trời ban tặng cho con người. Con người nên gìn giữ thiên nhiên để cuộc sống của chính mình an toàn, chất lượng.

Thảo Phương
12 tháng 11 2018 lúc 20:04

I. Mở bài: giới thiệu thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa
II. Thân bài: cảm nghĩ thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa
1. cảm nghĩ thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa

thiên nhiên thay đổi có một chút gió hè hòa cùng gió mùa thu thời tiết không quá nóng cũng không quá lạnh hoa đua nhau nở thiên nhiên vô cùng tươi đẹp

2. đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa

nhịp sống của con người chậm lại, không hối hả và ồn ào như mùa hè chậm rãi như một bản tình ca mùa thu mọi người đều vui vẻ, vui tươi trong thời khắc chuyển mùa ấy

III. kết bài: nêu cảm nghĩ của em về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa

hiep luong
12 tháng 11 2018 lúc 19:10

Một ngày mới đã đến có nghĩa là bạn đã đi qua thời khắc của một ngày đã qua. Thời gian chẳng bao giờ ngừng trôi vì thế mà vòng quay của vũ trụ cứ thế tiếp diễn và lặp lại vào mỗi năm. Cái cảm giác chờ đợi một mùa sắp đến và giã từ một mùa đi qua rất đặc biệt, nó giống như khi ta tiễn chân một người bạn cũ và chờ đợi một người bạn mới hay xếp tập sách năm cũ chuẩn bị cho năm học mới với cặp sách mới. Thời khắc giao mùa cũng vậy, nó khiến cho lòng người vừa hồi họp vừa mong đợi lại vừa luyến tiếc. Đối với riêng tôi, sự chuyển đổi từ mùa xuân sang mùa hạ là nhiều xúc động và suy tư nhất.

Mỗi người có một khoảnh khắc trong năm sẽ cảm giác như trôi qua thật nhanh, với tôi đó là khoảng thời gian sau tết. Trời đang độ mùa xuân mát mẻ bởi những cơn gió nhẹ và cái nắng không quá chói chang. Những nụ hoa xuân cứ đợi ra giêng là tàn mất, thấm thoát lại qua tiết thanh minh rồi một mùa xuân tàn đã đến. Nhất là đối với lũ học trò chúng tôi, khoảng thời gian này như rượt đuổi. Ngày tết gương mặt nào cũng hớn hở được những ngày thật sự nghỉ ngơi và vui chơi trong suốt một năm, chăng được mấy chốc lại tập vở đến trường, rồi thi giữa kì hai, không bao lâu lại thi kì hai. Lúc này cũng là lúc những nhành phượng ra hoa đỏ thắm.

Ngồi trong phòng học, qua khung cửa sổ những nụ hoa đầu tiên đã chúm chím như nụ cười của cô gái mới lớn. Rồi ngày qua ngày bận bịu cùng bài thi cuối năm chúng tôi quên mất đã không còn cái nắng dịu nhẹ của mùa xuân với khí trời trong xanh mỗi sớm mai. Sáng nay thức dậy thấy cơn mưa đầu tiên của mùa hè đến sớm có cô bé đã hốt hoảng vì sắp nghỉ hè. Không chỉ có mưa là đến bất chợt, nắng cũng gay gắt hơn. Mặt trời thức dậy sớm và đi ngủ cũng trễ hơn. Dòng sông xanh trong của mùa xuân buổi sáng còn thấy cả những chú cá rô con vậy mà chỉ cần mưa một trận là nước đã mênh mông tràn lên cả bờ. Hoa mai vàng đã rụng hết nhường chỗ cho hoa súng tím mọc dưới hồ. Hoa bằng lăng cũng trở mình thao thức khi sắp chia tay học trò.

Lũ học trò tinh nghịch hái những chùm hoa phượng kết thành bướm đỏ ép vào tập, chuyền cho nhau quyển lưu bút để ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ này. Không ai bảo ai nhưng trong lòng ai cũng chớm một nỗi buồn vì sắp phải xa nhau và mong chờ một mùa hè thật sự vui vẻ. Lúc này đây, cái cảm giác chia tay cô bạn nhỏ ngày xưa ùa về làm tôi rưng rưng nước mắt. Tôi còn nhớ rất rõ một ngày cuối xuân năm năm trước, khi tôi còn thơ ngây bên những con búp bê xinh đẹp và chơi trò trốn tìm cùng các bạn sau nhà, tôi đã phải xa ngôi nhà thân thuộc của mình, xa mái trường bạn bè và xa cô bạn cạnh nhà. Đó là những ngày buồn nhất trong kí ức của tôi cho đến giờ. Ngày ấy, công việc làm ăn của ba tôi thất bại nên phải bán ngôi nhà ấm êm đang sống và chuyển về quê ngoại của tôi bây giờ. Ngôi nhà mà mùa xuân luôn đến sớm trên những nụ mai vàng và mùa hè văng vẳng tiếng ve kêu. Những lúc chuyển mùa cũng đẹp làm sao, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn những vật dụng để xây một ngôi nhà chòi xinh xắn từ lúc cuối mùa xuân, chỉ đợi mùa hè đến là chúng tôi thỏa thích cùng những trò chơi. Nhưng cuối xuân năm ấy, tôi phải chia tay mọi người mà đi trong nước mắt, tôi còn nhớ nhỏ bạn thân của tôi chìa tay tặng tôi chùm hoa phượng vừa nở trước nhà và bảo đợi tôi về thăm. Ấy vậy mà 5 năm dài tôi chưa lần nào về quê cũ, thế nên mỗi dịp giao mùa xuân sang hạ tôi lại thấy bồi hồi, nhớ nhung. Tôi chưa có dịp quay trở về để thực hiện lời hứa của mình, biết cô bạn ngày xưa có chờ tôi dưới mài chòi cạnh gốc phượng già đang nở rộ.

Mỗi lần chuyển sang mùa, tôi lại nghĩ đến cuộc sống hiện tại với nhiều thay đổi. Cuộc sống lúc nào cũng chuyển biến và có sự giao nhau giữa cũ và mới, giữa hiện đại và truyền thống, giữa đông và tây…Con người luôn đứng trước sự lựa chọn mà nghiêng về bên nào cũng có những mặt thuận lợi và mặt trái của nó. Giữa vòng xoáy của thời gian, chúng ta cần có một tâm thế vững vàng mới có thể không lạc mất bản thân.

Khoảnh khắc giao mùa luôn là khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên ban tặng. Để cảm nhận được thời khắc này cần một đôi mắt tinh tế và trái tim nhạy cảm, cũng như để cảm nhận những chuyển biến của cuộc sống dù rất nhỏ bạn cũng cần phải sống thật chậm, sống đúng nghĩa với từng ngày.

huyền trang
Xem chi tiết

Nhà văn thật tài tình khi dẫn dắt cảm xúc của chúng ta xuyên suốt, liền mạch theo dòng cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi đầu đi học. “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.” Mùa thu, mùa của sự dịu dàng, thanh bình, mùa của những cái nắng vàng nhạt không cháy da cháy thịt như mùa hè nữa, đó cũng là mùa tựu trường của không chỉ nhân vật tôi mà của tất cả các bạn học sinh khác nữa. Và cái cảm giác, cái dư vị mà “tôi” cảm thấy rõ rệt nhất, không thể nào bị pha trộn được đó là “những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” hay “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều có sự thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn. Hôm nay tôi đi học.” Những xúc cảm đầu đời, những trải nghiệm thú vị như đang ùa về theo từng thước phim quay chậm được Thanh Tịnh miêu tả thật nhẹ nhàng, sâu lắng, thật trong sáng nhưng cũng rất rụt rè, sợ sệt. Cái “Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.” Đó là buổi sáng đẹp nhất, đáng nhớ và nhiều kỷ niệm nhất của nhân vật tôi. Buổi sáng làm thay đổi con người, thay đổi suy nghĩ, nhận thức của “tôi” và không những thế còn làm thay đổi cả cảnh vật xung quanh “tôi” nữa, bởi “Hôm nay tôi đi học.” “Tôi” thấy trước mắt mình “trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần.” vậy mà giờ “tôi” lại thấy là lạ, cảnh vật dường như đều có sự đổi thay. Và điểm quan trọng nhất chính là sự thay đổi trong chính con người “tôi”. “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa. Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi thất mình trang trọng và đứng đắn.” Nhờ việc “Hôm nay tôi đi học” mà nhân vật tôi đã trưởng thành hơn, đã thấy mình dường như đang trở thành người lớn, không còn có ý thích chơi mấy trò chơi con nít như thằng Quý, thằng Sơn nữa. “Tôi” coi mình như một người khác hoàn toàn, một người có trách nhiệm và chững chạc hơn. Nhưng cái ngây ngô, dễ thương của một cậu bé lần đầu tiên đi học đã được Thanh Tịnh khắc họa hết sức tài tình và tinh tế qua ý nghĩ “vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.” Thật là trẻ con và hồn nhiên quá. Chỉ vì “Mấy cậu đi trước o sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.” “tôi” cũng muốn mình làm được như các bạn nên xin mẹ cầm luôn cả bút thước nhưng mẹ “tôi” trả lời lại là “Thôi để mẹ nắm cũng được.” Vậy là cái ý nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi xuất hiện như thế, nó xuất hiện “nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọ núi.”

Heo Rypa
Xem chi tiết
trần châu
20 tháng 11 2016 lúc 10:22
Có lần khi ra hiệu sách hỏi mua một cuốn: “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, tôi nghe bác chủ hàng sách nói: “ Một câu chuyện hay đấy, con hải âu thương con lắm, con người chúng ta cũng chưa thể thương con nhiều như thế.” Mang sách về nhà đọc xong rồi, nghĩ tự mình thấy câu nói của bác chủ hàng sách đúng mà cũng không đúng lắm.Đúng là vì hải âu mẹ yêu thương con thật, nhưng tôi thấy hình như đó không chỉ là câu chuyện của hải âu, đó là câu chuyện tình mẹ con của con người chúng ta đấy.Tác giả Luis Sepúlveda đã viết một câu chuyện về hải âu, về mèo mun đậm chất người.Tôi bị ám ảnh mãi cái giây phút cuối cùng, khi cô hải âu mẹ Kengah tiên liệu rằng mình sẽ không thể qua khỏi, ý thức rằng cô đã vừa thực hiện chuyến bay cuối cùng của cuộc đời chim hải âu, bản năng của người mẹ trỗi dậy mạnh mẽ, hơn bao giờ hết, cô gửi gắm quả trứng của mình cho một chú mèo hoàn toàn xa lạ với ba di nguyện . “Hãy hứa với tôi là anh sẽ không ăn trứng.””Hứa với tôi anh sẽ chăm lo cho quả trứng đến khi con chim non ra đời”.Hai lời khẩn cầu đầu tiên cũng là ước mong của chim mẹ cầu mong cho chim non được chào đời bình an.Giả dụ không có nó, biết đâu đấy quả trứng bé bỏng của cô đã trở thành món trứng ốp lết cho đàn mèo rồi đồng nghĩa với câu chuyện đến đây có lẽ cũng đã kết thúc.Ước mong cho con được bình an là mơ ước sâu thẳm nhất của tất cả các ông bố bà mẹ trên đời này.Nhưng chưa dừng lại ở đó, lời thỉnh cầu thứ ba mới thực sự sâu sắc, hải âu mẹ muốn chú chim non sau này cũng phải sống cuộc đời hải âu thực thụ- dang rộng đôi cánh bay lượn trên bầu trời rộng lớn:” Hãy hứa với tôi anh sẽ dạy nó bay.”
Nhờ một con mèo ấp trứng chim đã là kì lạ, nhờ mèo dạy hải âu bay thì càng không thể tưởng tượng nổi.Nó hoang đường đến nỗi trong một chốc mèo mun Zorba suy nghĩ đơn giản đã tưởng cô hải âu khốn khổ này không chỉ mê sảng mà còn khùng hoàn toàn rồi.Người đọc chúng ta cũng thấy rõ ràng một sự mâu thuẫn bởi đơn giản mèo thì không thể bay.Nhưng nghĩ cho cùng, tôi lại thấy hình như đó đâu phải sự điên khùng đến mất hết lí trí, tâm nguyện đó được gửi gắm xuất phát từ tình yêu từ trái tim, sự bao chở từ tấm lòng bao la một người mẹ luôn dành cho đứa con yêu dấu của mình.Đó là nhứng điều mà lẽ ra hải âu mẹ phải làm cho con, nhưng tai họa ập đến, không chống trả được, cô chấp nhận số phận của mình nhưng vẫn nuôi hi vọng cho con.Dù cơ hội có mong manh, tưởng như không thể nhưng hải âu mẹ vẫn chấp nhận đánh cuộc bởi hơn ai hết cô hiểu rất rõ đó là điều tốt nhất mẹ hải âu có thể dành cho quả trứng- đứa con chưa thành hình lúc ấy.
Và như thế, chính niềm tin được trao chọn cho chú mèo Zorba, và tình yêu to lớn của mẹ hải âu đã tạo nên cái cớ để mở đầu cho một câu chuyện tưởng như hoang đường: “ Chuyện con mèo dạy hải âu bay.” Tôi có thể chắc chắn rằng những trang sách ấy được nhà văn viết ra không chỉ để dành cho thiếu nhi, nó khiến cho những ai đã từng là thiếu nhi, đã từng là con, đã từng có mẹ và cả những người sau này sẽ là mẹ đọng lại rất nhiều suy nghĩ.Một câu chuyện giản đơn mà thật thấm thía.
Câu truyện về mẹ hải âu khép lại từ khi quả trứng lốm đốm xanh lăn ra khỏi cơ thể đẫm dầu đã cạn kiệt hơi thở của cô.Nhưng một tình yêu thương khác được nhóm lên xuyên suốt mạch truyện.
Chú mèo mun béo mập đơn tốt bụng ban đầu đơn giản chỉ vì nóng lòng muốn cứu sống hải âu mẹ nên tặc lưỡi chấp nhận ba lời thỉnh cầu dù cũng nhận ra nó khá điên khùng.Sau khi mẹ hải âu qua đời, cũng chỉ vì lời hứa, vì danh dự của một con mèo ở cảng đã thề nguyền mà mèo Zorba chấp nhận ủ ấm, che chở quả trứng sau này chính là chú chim non.Nhưng những ngày sau đó, yêu thương tự nhiên đan xen hòa lẫn với trách nhiệm và danh dự đến không thể tách bạch nổi, mèo mun đã dần trở thành một bà má “ xịn” theo đúng nghĩa đen của từ này, nó được trải qua những cảm xúc mà có lẽ một anh chàng mèo hiếm khi nào có được.Tôi tự hỏi mình Zorba là ai? Một chú mèo to lớn tỏ ra dữ dằn,dám dằn mặt, khiến hai con mèo lưu manh đường phố phải run sợ chỉ bằng một cái móng vuốt.Một anh mèo to gan dũng cảm dám một mình xông vào cái nơi ẩm thấp tối tăm nhất, thương lượng rồi đe dọa cả bầy chuột đông đảo bất chấp nguy cơ trở thành món mèo xay.Nhưng kì lạ là cũng có lúc nó biết xúc động và xấu hổ đến mức hồng lựng cả người lên khi đứng trước một chú chim non chiêm chiếp đang hướng về mình cấu một tiếng:“Má!”Những thái cực cảm xúc, những nét tính cách tưởng chừng như thật khó dung hòa đồng nhất trong cùng một chú mèo Zorba vốn đơn giản.Nhưng dưới ngòi bút tác giả, tất cả những nét tính cách ấy đã được đánh thức một cách tự nhiên như vốn dĩ nó phải như vậy.Bới đơn giản một điều chúng phải thực hiện lời hứa danh dự của mình, bảo vệ và che chở cho chú chim bé nhỏ.
Cái tên Lucky ra đời, ta tự hỏi mình là hai mẹ con nhà hải âu đã may mắn gặp được mèo Zorba rồi tiếp tục nối dài được cuộc hành trình cuộc đời hải âu hay chính mèo Zorba và những chú mèo trong cảng đã gặp may khi trở thành ông bố của một cô “ con gái” với thật nhiều trải nghiệm lẽ ra chả thể có được trong cuộc đời những con mèo dù chúng có biết hết những điều cuốn từ điển bách khoa trứ danh đồ sộ có ghi lại.
Sau bao nhiêu nỗ lực của Zorba, Lucky và cả bầy mèo, cuối cùng hải âu con đã bay được. Khi Lucky la lên ngây ngất khi sải rộng đôi cánh trên bầu trời xám xịt bao la thì những giọt nước mắt hay nước mưa đã phủ mờ đôi mắt màu vàng của con mèo mun to đùng mập ú.Chú mèo hoàn toàn xứng đang với danh hiệu một chú mèo tử tế, cao quý,một con mèo danh dự của bến cảng và cũng là một bà má “ xịn” của hải âu Lucky.
Dẫu cho mãi mãi sau này có lẽ mèo mun Zorba chẳng thể nào biết được tên thật của hải âu mẹ mà nó định cứu ngày nào nhưng nó đã thực hiện được trọn vẹn ba lời hứa với cô hải âu ấy và lời hứa tối thượng nhất: đương nhiên là “ Hãy hứa với tôi anh sẽ dạy nó bay.”Ta mãi mãi không thể quên hình ảnh hai “bà mẹ” đã bao chở hải âu con bé nhỏ với tấm lòng bao dung sâu nặng.Ngòi bút nhân văn của Luis Sepúlveda đã dệt nên câu truyện nhân văn đầy tính người.Văn không còn là văn, qua những cuốn sách ta hiểu rằng những trang văn chân chính chính là tình người,chính là cuộc đời