Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 7 2019 lúc 7:42

Viết văn

a. Yêu cầu chung :

- HS viết được một bài văn ngắn (10 – 15 dòng), bố cục mạch lạc, đủ 3 phần chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt.

- Hành văn mạch lạc, trong sáng, lưu loát; nêu được cảm nhận sâu sắc về lòng yêu nước.

b. Yêu cầu cụ thể 

- Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc, được biểu hiện đa dạng, rõ nét trong lịch sử 

- Ngày nay, đứng trước bối cảnh lịch sử mới, lòng yêu nước có nhiều biểu hiện khác nhau

- Nhiệm vụ của thế hệ trẻ trong bồi dưỡng, phát huy giá trị của lòng yêu nước

Thai Nguyen xuan
Xem chi tiết
huyenthoaikk
24 tháng 3 2021 lúc 20:09

Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, tính tình kiêu căng, xốc nổi.

Hàng xóm có chàng Dế Choắt ốm yếu, gầy gò. Dế Mèn đã coi thường Dế Choắt, không giúp đỡ Dế Choắt, lại còn bày trò nghịch ranh trêu chị Cốc. Dế Choắt bị chết oan vì trò nghịch đó. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên nhủ Dế Mèn. Dế Mèn vô cùng ân hận và cảm kích, suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

minh nguyet
24 tháng 3 2021 lúc 20:22

Tham khảo:

Bài học: Mỗi chúng ta không nên tự kiêu, tự đại mà cần phải biết giúp đỡ người khác trong cuộc sống để không phải hối hận về việc mình đã làm.

Xem chi tiết

Qua đoạn văn này, em nhận thấy rằng đất mũi Cà Mau có vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ và hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất cực Nam Tổ quốc. Em có cảm tưởng như được cùng với chú bé An (nhân vật chính của truyện) ngồi trên con thuyền len lỏi qua các kênh rạch chằng chịt như mạng nhện của rừng u Minh để rồi đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Cả một không gian rộng lớn được bao phủ bởi một màu xanh bất tận: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Âm thanh đặc trưng của xứ sở này là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng đước bạt ngàn, cùng tiếng sóng ì ầm từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối...Tên đất, tên sông ở đây thật mộc mạc, giản dị: gọi là rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xoà ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ... Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây... Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ "tức khơ mâu" tiếng Miên, nghĩa là "nước đen".Hình ảnh gây ấn tượng rất mạnh cho em là hình ảnh của dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lóp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập - nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...Ngoài những thứ đó, chợ Năm Căn còn có một nét rất riêng mà các chợ khác không có được. Đó là cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.Chợ Năm Căn phong phú về hàng hoá, về các món ăn chứng tỏ Cà Mau là nơi đất lành chim đậu. Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang... chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Cảm ơn nhà văn Đoàn Giỏi đã cho em một chuyến du lịch đầy bất ngờ và thú vị qua những trang sách tuyệt vời của ông

Khách vãng lai đã xóa
Miko
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 9 2016 lúc 12:30

bài văn cuộc chia tay của những con búp bê thật cảm động và đầy ý nghĩa được biểu lộ qua cảm xúc chân thành của hai anh em thành và thủy đã để lại cho em nhiều xúc cảm . em cảm nhận được sự đau đớn khi tình cảm của 2 anh em bị chia cắt bởi bi kịch gia đình xảy đến, làm cho cô bé Thủy trở nên yếu đuối và gục ngã khi phải chia tay người anh mình hằng yêu quý mà đi về quê buôn bán và việc học dường như chấm dứt với cô bé khiến em thật bất bình .Hay người anh Thành thường ngày dũng cảm vậy mà trong giây phút đau khổ ấy , người anh đã phải rơi nước mắt khi xa cô em gái mà mình yêu thương nhất. Cuộc sống bình dị của 2 anh em ngày nào giờ đây đã quá đỗi phức tạp với bao nhiêu rắc rối từ cha mẹ cho em sự bất bình . Hai anh em như hai viên pha lê dễ vỡ lại bị tổn thương với những lý do thật đơn giản .2 em bé trong truyện trân trọng đến những thứ đồ chơi là vật vô tri vô giác như một người bạn vậy cớ sao các bậc cha mẹ không vì con mình mà trân trọng cố gắng sống thật tốt ? ... Câu chuyện ấy vẫn còn tồn tại trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta khi cha mẹ vì lí do cá nhân của mình làm tổn hại đến những tình cảm trong sáng của trẻ thơ .khiến chúng bị rơi vào cảnh thiếu thốn tình thương, tình cảm của gia đình như 2 anh em thành và thủy vậy em cảm nhận sâu sắc và cảm thông cho những trẻ thơ bất hạnh .

Chibi Usa
28 tháng 9 2017 lúc 12:50
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.

Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Xem chi tiết
Nguyễn Dương
25 tháng 11 2019 lúc 18:44

Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt... xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.

Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.

Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết... cứ "vô tư" ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch... gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.

Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên... thì không chỗ nào mà không có rác.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải "sống chung" với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.

Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối... ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp... ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.

Một vấn đề nhức nhối khác là nạn "lâm tặc" phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí... hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đỉ sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn... vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.

Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng...

Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.

Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.

#Panda

Khách vãng lai đã xóa
haha
Xem chi tiết
haha
5 tháng 12 2021 lúc 20:16

các bn giúp mik nha

 

☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
5 tháng 12 2021 lúc 20:19

Bạn có thể lấy 1 số ý trong đoạn văn mình cho:)

 

Bài toán dân số là một văn bản nhật dụng, chủ đề nói về “dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại”.

 

Bài toán dân số viết theo phương thức lập luận kết hợp với tự sự (lập luận là chính). Người viết bắt đầu kể lại câu chuyện về một bài toán cổ nên cách nêu vấn đề nhẹ nhàng và hấp dẫn.

Có thể nói, chủ đề bao trùm mà tác giả muốn làm nổi bật là thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số quá nhanh. Đó sẽ là một hiểm họa phải báo động và là vấn đề “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

Để làm sáng tỏ chủ đề chính đã nêu, tác giả đã lập luận theo lôgíc sau: Nếu bàn cờ tướng gồm 64 ô, số thóc trong mỗi ô được tăng theo cấp số nhân, công bội là hai, thì tổng số thóc nhiều đến mức có thể phủ kín bề mặt trái đất.

Trái đất từ khi bắt đầu chỉ có 2 người, thế mà đến năm 1995 đã có 5,63 tỉ người. Theo bài toán cổ, nếu loài người tăng theo cấp số nhân với công bội là 2 thì tổng dân số vào năm 1995 đã đạt đến ô thứ 30. Đó là đã trừ đi tỉ lệ tử  vong.

Trong thực tế, khả năng sinh con ở phụ nữ, nhất là châu Á, châu Phi lại chiếm một tỉ lệ rất cao nên việc phấn đấu để mỗi gia đình có một đến hai con là rất khó khăn. Nếu dân số thế giới tăng theo tỉ lệ hàng năm là 1,73 hoặc 1,57 vào năm 1900 (tức là nhỏ hơn hai) thì tới năm 2015 tổng dân số nhân loại đã hơn 7 tỉ người. “Số dân ấy đã mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ”.

Nếu cứ để dân số bùng nổ và gia tăng như thế thì chẳng mấy chốc 64 ô của bàn cờ sẽ bị lấp kín và khi đó mỗi người chỉ còn một chỗ ở với diện tích như một hạt thóc trên Trái Đất. Điều đó cũng có nghĩa là loài người muốn tồn tại thì phải hạn chế sự bùng nổ và tốc độ gia tăng dân số.

Như thế có thể thấy bài văn nhật dụng này không chỉ phục vụ cho chủ đề dân số mà còn đề cập đến tương lai của dân tộc và nhân loại. Như vậy để trả lời con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Chúng ta có thể trả lời ngay là: Chỉ bằng con đường giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra nguy cơ bùng nổ dân số; vấn đề dân số gắn liền với sự đói nghèo hay no ấm, hạnh phúc. Nhưng sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm bằng mệnh lệnh hay các biện pháp thô bạo cho nên đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai và tỉ lệ tử vong.

Bài viết nêu rất rõ ý nghĩa của vấn đề dân số. Dân số phát triển quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Thể hiện ở việc thiếu lương thực, thực phẩm, môi trường quá đông đúc, thiếu việc làm.., kết quả dẫn đến nghèo nàn lạc hậu, hạn chế giáo dục. Trong khi đó, giáo dục không phát triển lại tạo nghèo nàn lạc hậu. Đó là cái vòng dẫn đến đói nghèo.



Nguồn: https://xembaigiai.com/cam-nhan-ve-van-ban-bai-toan-dan-van-mau-lop-8-3048.html#ixzz7EB7cj3In

Hồ_Maii
5 tháng 12 2021 lúc 20:19

Bài toán dân số viết theo phương thức lập luận kết hợp với tự sự (lập luận là chính). Người viết bắt đầu kể lại câu chuyện về một bài toán cổ nên cách nêu vấn đề nhẹ nhàng và hấp dẫn.Bài viết nêu rất rõ ý nghĩa của vấn đề dân số. Dân số phát triển quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Thể hiện ở việc thiếu lương thực, thực phẩm, môi trường quá đông đúc, thiếu việc làm.., kết quả dẫn đến nghèo nàn lạc hậu, hạn chế giáo dục. Trong khi đó, giáo dục không phát triển lại tạo nghèo nàn lạc hậu. Đó là cái vòng dẫn đến đói nghèo.

_Banhdayyy_
Xem chi tiết
nthv_.
26 tháng 9 2021 lúc 16:28

Tham khảo:

Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.

Nguyễn Mai Hoàng Anh
Xem chi tiết
Lương Khánh Hà
Xem chi tiết
Việt Anh 6A
20 tháng 1 2022 lúc 19:56

TK

Ông lão là người hiền lành, không màng đến những thứ vật chất đáp đền nhưng mụ vợ của lão không vậy, mụ ta là một con người sống thực dụng, khi nghe ông lão kể về việc con cá xin được báo đáp, mụ ta đã nghĩ ngay đến cái máng lợn vỡ của nhà mình và mong muốn có một cái máng lợn mới hơn. Điều ước này của mụ ta có thể hiểu được và cũng có thể thông cảm được, vì đó là những vật dụng có liên quan đến cuộc sống sinh hoạt của hai vợ chồng lão. Dù không muốn nhận bất cứ sự trả ơn, cũng không muốn ước cho riêng mình điều gì cả nhưng bản tính thật thà, lại tôn trọng lời nói cũng như ý muốn của vợ nên ông lão đã ra biển cầu xin cá vàng. Lúc này mặt biển vẫn rất bình yên, cá vàng nổi lên và đáp ứng nguyện vọng của mụ vợ.Ta có thể thấy ông lão không hoàn toàn là vì sợ bà vợ nên mới thực hiện hết những điều ước của mụ ta mà còn do ông lão tôn trọng mụ vợ, không muốn có những bất hòa trong gia đình. Nhưng mụ vợ lại có lòng tham không đáy, đẩy ông vào biết bao nhiêu tình huống éo le, đau khổ. Nhưng cuối cùng, bà vợ vì lòng tham của mình mà đã phải trả giá, bà ta không những không còn là nữ hoàng, ở trong cung điện, không có kẻ hầu người hạ mà ngay cả cái máng lợn mới cũng không có. Mụ ta phải trở về với cuộc sống nghèo khó trước đây, bên cái máng lợn cũ. Đây cũng là bài học dành cho những con người tham lam, sống bội bạc.