Những câu hỏi liên quan
Lê Đức Nam
Xem chi tiết
i love hattori
18 tháng 9 2017 lúc 17:37

Mk học lớp 6 sao bít đc

Bình luận (0)
Thiên Thần Công Chúa
18 tháng 9 2017 lúc 17:37

trang 15 chỉ có 2 bài luyện tập chung thôi

Bình luận (0)
Những nàng công chúa Win...
18 tháng 9 2017 lúc 17:50

Bài 1 (trang 15 SGK Toán 5) Luyện tập chung : Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân:

Giải bài tập Toán 5| Để học tốt Toán 5

Lời giải:

Giải bài tập Toán 5| Để học tốt Toán 5

Bài 2 (trang 16 SGK Toán 5) Luyện tập chung : Tính:

Giải bài tập Toán 5| Để học tốt Toán 5

Lời giải:

Giải bài tập Toán 5| Để học tốt Toán 5

Bài 3 (trang 16 SGK Toán 5) Luyện tập chung : Khoanh tròn trước kết quả đúng.

Giải bài tập Toán 5| Để học tốt Toán 5

Lời giải:

Giải bài tập Toán 5| Để học tốt Toán 5

→Khoanh vào C

Bài 4 (trang 16 SGK Toán 5) Luyện tập chung : Viết các số đo độ dài:

a) 9m 5dm;      b) 7m 3dm;      c) 8dm 9cm;      d) 12cm 5mm.

Lời giải:

Giải bài tập Toán 5| Để học tốt Toán 5

Bài 5 (trang 16 SGK Toán 5) Luyện tập chung :

Giải bài tập Toán 5| Để học tốt Toán 5

Lời giải:

Giải bài tập Toán 5| Để học tốt Toán 5

k minh moi tay qua !!!!!!

    
Bình luận (0)
#Blue Sky
Xem chi tiết
Phong Thần
3 tháng 7 2021 lúc 21:06

Câu văn thể hiện sự yêu mến đặc biệt của tác giả với Cô Tô: "Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây".

Tình cảm của tác giả: Say mê trước cảnh đẹp thiên nhiên ở đảo Cô Tô

Bình luận (0)
minh nguyet
3 tháng 7 2021 lúc 21:06

viết cả đoạn văn ra em ơi, viết như này ai biết mà trả lời

Bình luận (1)
Shiba Inu
3 tháng 7 2021 lúc 21:07

- Câu văn thể hiện sự yêu mến của tác giả với Cô Tô : "Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây."

- Qua câu văn trên, ta thấy tình cảm của tác giả với Cô Tô như gắn bó với nhau, tình yêu của tác giả với Cô Tô như người con được sinh ra ở vùng biển Cô Tô này.

Bình luận (0)
Quỳnh
Xem chi tiết
Phạm Thị Mai Anh
20 tháng 7 2020 lúc 19:03

Cảm nghĩ của em khi đọc tình huống trên là em cảm thấy rất thương bạn nhỏ.Chắc là do nhà bạn ấy khó khăn quá nên bạn mới theo mẹ đi kiếm chỗ ở thì được 1 người dân thương tình cho ở tạm.Em cũng băn khoăn không biết bố và người thân của bạn đâu mà để cho mẹ với con như vậy.Nhưng dù sao bạn ấy cũng đã có 1 căn nhà để ở qua ngày rồi.Em mong bạn và mẹ của bạn ấy có thể tìm một 1 nhà mói mẻ để xây dựng lại cuộc sống.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
-..-
20 tháng 7 2020 lúc 22:09

LÀM :

Trong cuộc sống mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau . Người thì có nhà ở, có gia đình,có đc hạnh phúc và giàu sang nhưng cũng có những người ko có một ngôi nhà để ở hay ko có một gia đình đầm ấm ,ko đc giàu sang như những người khác. Cuộc sống luôn cho ta những thử thách, nghịch cảnh. Ai biết vượt qua sẽ tồn tại; ai biến khó khăn thành cơ hội sẽ là người chiến thắng......ko bt ns j nữa

Làm thế này thôi chứ bt sai ben bét r == 

Ý KIẾN ĐỀ BẠN RA :

ns thật tình huống bn đưa ra nó có vấn đề hay sao ấy >< như cái này :

- " Dạ... Thưa cô.... Em.... Gia đình em không có nhà để sống. Gia đình em là ở đợ cho người ta. Gia đình em cũng chỉ có hai mẹ con em, người chủ thương nên đã cho mẹ con em làm ở đợ và cho sống tại nhà của người ta. "

câu này : làm ở đợ và cho sống thấy nó hơi thừa bạn ạ >< cả câu gạch đen đó nữa ><

mk thừa nhận mk ko làm đc bài bn làm ra ... nhưng cũng muốn góp chút ý kiến vào đề bn ... nếu bn thấy khó chịu hay j j đó thì xl trước :(

*Ryeo*

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

@Bin: Nó không thừa đâu ạ. Để nói lên hoàn cảnh khốn khổ của nhân vật, vì vậy sẽ phải nói lên điều đó. " Ở đợ" tức là giúp việc tại nhà. Thường thì hồi xưa đều ăn, ngủ, ở tại nhà chủ. Bây giờ thì không còn vậy. Đề về nhà của bản thân ngủ. Chỉ làm việc cho hết thời gian. Vì thế mình phải ghi rõ ra để cho mọi người hiểu. Cảm ơn đã góp ý và làm bài

~ có gì thì hãy inbox mình nhé. Bình luận trôi hết bài mọi người đấy ~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
mai mai
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 11 2021 lúc 22:25

Em tham khảo:

Giao mùa với em luôn là thời khắc đặc biệt. Những cơn gió đang đến gần hơn. Cái lạnh bắt đầu rõ nét hơn chứ không còn khe khẽ, se sẽ như những ngày cuối thu. Lòng em lại nôn nao, lo lắng về giá rét, về đông lạnh. Đông làm những cành cây này rồi sẽ trơ trụi. Mấy chiếc lá vàng, em quyến luyến chúng lắm thay. Một mùa thu lại qua đi, những ngày đông đang về, bao nhiêu người trong chúng ta cứ chờ từng chút giao mùa như thế đó! 

cụm động từ: đang đến gần hơn. 

Bình luận (0)
ArcherJumble
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
9 tháng 2 2022 lúc 8:19

C1: Đoạn thơ trích từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Hoàn cảnh sáng tác: đất nước đang hồi sinh, lúc này nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài thơ ngay trên chính giường bệnh của mình.( mạng nhưg ý đúm mè):>

C2: Vì đó là :Khát vọng dâng hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải .

C3: Điệp ngữ: "dù là" (là lời tự hứa, sự khẳng định với bản thân và với đất nước rằng sẽ luôn đóng góp và dâng hiến một mùa xuân nhỏ nhỏ làm ích cho đời); hoán dụ "hai mươi", "tóc bạc" để chỉ thành niên và người già (cho thấy dù là già hay trẻ thì cũng đều sẽ sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tổ quốc).(mạng )

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
9 tháng 2 2022 lúc 8:55

C5 : Văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí, tác giả :Ngô Gia Văn Phái.

Bình luận (0)
Hoàng Yến Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Anh
26 tháng 10 2021 lúc 15:24

Bạn tham khảo nha:

   Bên bờ sông, một anh tiều phu nghèo đang đốn củi thì bỗng vèo... lưỡi rìu bật ra khỏi cán, vàng xuống nước chìm nghỉm. Anh ngồi xuống khóc nức nở.

   Anh đang buồn rầu, chán nản thì nghe đằng sau có tiếng lá sột soạt. Một ông già từ trong rừng đi ra.

 - Tại sao cháu khóc?

 - Thưa ông, lưỡi rìu của cháu bật rơi xuống sông mất rồi. Cháu không có gì để chặt cây nữa.

 - Không sao cháu ạ. Ông vớt lên cho cháu nhé!

   Nói đoạn, ông nhảy xuống nước, lặn một hơi, trở lên, tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng. Ông nói:

 - Đây, rìu của cháu đây. Đúng rìu của cháu chứ?

 - Không phải ông ạ.

   Ông già lại lặn xuống mang lên một lưỡi rìu bằng bạc đưa cho anh tiều phu.

 - Của cháu phải không?

 - Không, không phải ông ạ.

   Ông già lặn lần thứ ba và mang lên một lưỡi rìu bằng sắt.

 - Cái này đúng của cháu chứ?

 - Vâng, vâng, đúng ạ.

   Anh cầm vội lấy rìu cảm ơn ông già và định về nhà. Ông già nắm lấy tay anh và nói:

 - Cháu cầm lấy cả hai lưỡi rìu này. Cháu không tham lam, thật đáng quý.

Bình luận (0)
Lê Anh Quân
26 tháng 10 2021 lúc 15:35

 Bên bờ sông, một anh tiều phu nghèo đang đốn củi thì bỗng vèo... lưỡi rìu bật ra khỏi cán, vàng xuống nước chìm nghỉm. Anh ngồi xuống khóc nức nở.

   Anh đang buồn rầu, chán nản thì nghe đằng sau có tiếng lá sột soạt. Một ông già từ trong rừng đi ra.

 - Tại sao cháu khóc?

 - Thưa ông, lưỡi rìu của cháu bật rơi xuống sông mất rồi. Cháu không có gì để chặt cây nữa.

 - Không sao cháu ạ. Ông vớt lên cho cháu nhé!

   Nói đoạn, ông nhảy xuống nước, lặn một hơi, trở lên, tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng. Ông nói:

 - Đây, rìu của cháu đây. Đúng rìu của cháu chứ?

 - Không phải ông ạ.

   Ông già lại lặn xuống mang lên một lưỡi rìu bằng bạc đưa cho anh tiều phu.

 - Của cháu phải không?

 - Không, không phải ông ạ.

   Ông già lặn lần thứ ba và mang lên một lưỡi rìu bằng sắt.

 - Cái này đúng của cháu chứ?

 - Vâng, vâng, đúng ạ.

   Anh cầm vội lấy rìu cảm ơn ông già và định về nhà. Ông già nắm lấy tay anh và nói:

 - Cháu cầm lấy cả hai lưỡi rìu này. Cháu không tham lam, thật đáng quý.

Bình luận (0)
đinh ngọc vy
1 tháng 12 2021 lúc 21:02

Đoạn 1: Ngày xưa, có một chàng tiều phu nghèo, gia sản chẳng có gì ngoài lưỡi rìu sắt. Một hôm, chàng vào rừng đốn củi. Vừa đốn được mấy bó thì lưỡi rìu gãy cán, văng xuống sông. Chàng tiều phu buồn rầu ngồi than. Ta chẳng có gì ngoài lưỡi rìu này, mất nó rồi ta lấy gì kiếm sống ?

Đoạn 2: Bỗng nhiên một cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt rất hiền từ hiện ra an ủi chàng trai. Cụ già bảo: Con đừng buồn nữa, ta sẽ giúp con vớt lưỡi rìu lên, chàng tiều phu mừng lắm. Chàng chắp tay cảm ơn cụ già.

Đoạn 3: Cụ già bèn lặn xuống đáy sông. Một lúc sau cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng, đưa cho chàng tiều phu và nói "Lưỡi rìu của con đây". Chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu vàng rồi thật thà đáp : "Dạ thưa, đây không phải là rìu của con".

Đoạn 4: Lần thứ hai, cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc sáng lấp lánh. Nhưng chàng trai vẫn lắc đầu, xua tay và nói "Cụ ơi, lưỡi rìu này cũng không phải là rìu của con".

Đoạn 5: Cụ hỏi "Lưỡi rìu này có phải của con không ?" Chàng trai nhìn thấy lưỡi rìu mắt sáng lên, mừng rỡ vô cùng và nói : “Dạ đây mới đúng là lưỡi rìu của con".

Đoạn 6: Cụ già nhìn chàng tiều phu bằng ánh mắt trìu mến và nói. "Khá khen cho con là người trung thực, thật thà. Ta tặng cho con cả ba lưỡi rìu". Chàng trai cảm ơn cụ nhiều lắm.

Bình luận (0)
đào bảo châm
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Trà Ngô
3 tháng 1 2020 lúc 20:22

Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.Mới 
    Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
          Đã thấy xuân về với gió đông,
          Với trên màu má gái chưa chồng.
          Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
          Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

    Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”. Cô gái ấy có thấy thi sĩ đang nhìn mình để thấy Xuân Về hay không? Sao cô lại: “ngước nhìn giời” với đôi mắt trong”. Phải chăng chính là “đôi mắt trong” của cô hàng xóm ấy cộng thêm “màu má” ửng hồng khi gió đông thổi về. Cho thi sĩ của chúng ta “Đã thấy xuân về”.
    Thi sĩ đưa ta vào chiêm ngưỡng kỹ hơn bức họa của mình. Bằng khung cảnh sống động trong khổ thơ sau:
          Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
          Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe.
          Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?
          Gió về từng trận, gió bay đi...

    Xuân về, tết đến ở các làng quê Bắc bộ, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh đám trẻ với khuôn mặt tươi rói theo mẹ theo chị đi chợ tết hoặc đi xem hội làng hội xuân. Để tô điểm thêm cảnh xuân tác giả miêu tả “mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe”. Nắng mới hoe là nắng sớm, nắng xuân ấm áp sau khi mưa bụi vừa tạnh trả lại bầu trời quang đãng.
    Lúc này mới  thấy điểm nhấn của mảnh ghép chính của bức tranh: Lá nõn, nhành non. Dấu hiệu của xuân thật sự chính là đây. Lá nõn là mầm lá mới nhú, nhành non là nhành cây vừa mới nảy lộc chưa kịp cứng cáp. Và một phát giác lý thú của thi sĩ khi nhìn thấy “lá nõn, nhành non” dưới nắng mới sau cơn mưa vừa tạnh, đã phải thốt lên câu hỏi: “ai tráng bạc”. Chẳng có ai tráng bạc lên chúng, có chăng là cái lấp lánh của mầm cây mới cựa mình thức dậy dưới ánh “nắng mới hoe” và còn sót lại chút mưa bụi bám vô những giọt li ti long lanh để thi sĩ thấy như “ai tráng bạc” đấy thôi. Mảnh ghép bức tranh thêm sống động ở câu cuối “gió về từng trận, gió bay đi…” gió xuân mà tác giả cảm nhận nó về “từng trận” rồi bay đi cũng “từng trận” phải chăng gió đã nô đùa quá trớn trên những “lá nõn nhành non” của thi sĩ!
    Còn đây là khổ thơ làm điểm nhấn cho bức họa Xuân Về của thi sĩ:
          Thong thả dân gian nghỉ việc đồng,
          Lúa thì con gái mượt như nhung.
          Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng,
          Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

    Xuân về cũng là lúc những công việc đồng áng của nhà nông tạm xong. Người dân gác lại mọi việc để đón xuân, vui tết. Xuân về  “lúa thì con gái mượt như nhung”. Đây chính là lúc cây lúa bước vào thời kỳ chuẩn bị “ngậm đòng” cây lúa có màu xanh mát dịu làm nao lòng những người con xa quê. Không chỉ có cây lúa, mà mảnh ghép này còn có “đầy vườn hoa bưởi, hoa cam” nhưng là chúng đã “rụng” xuống. chứ không hẳn là còn trên cây. Cho dù hoa bưởi hoa cam ấy đã rụng thì vẫn “ngào ngạt hương bay”  hương bay xa còn nhờ từng trận gió về và đi kia nâng cánh, để cho lũ bướm dập dìu về nô đùa trong vườn mà ở đây thi sĩ dùng hình ảnh chúng “vẽ vòng”.
    Phải chăng hình ảnh “đầy vườn” hoa rụng, còn có ẩn ý trái đã kết, cánh hoa rụng xuống bướm vẽ vòng, chính là biểu hiện vòng tuần hoàn của trời đất, của cây cối, hoa sau khi khoe hương sắc thì nhường chỗ cho trái ngon quả ngọt lớn lên.
    Một mảnh ghép của bức tranh cũng sống động không kém xuất hiện:
          Trên đường cát mịn, một đôi cô,
          Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
          Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
          Tay lần tràng hạt miệng nam mô

    Xuân Về tết đến, trên khắp các ngả đường làng luôn dập dìu các cô các chị ăn mặc thật đẹp để tham gia trảy hội. hoặc đi chùa cầu may. Yếm đỏ, khăn thâm là những trang phục truyền thống của các thôn nữ ở những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20.
    Đường làng không chỉ có các cô mà còn có các “Bà già tóc bạc” chống cây gậy trúc đi chùa. ở đây tác giả đã để cây “gậy trúc dắt” bà già đi, Bởi bà còn bận “tay lần tràng hạt,miệng nam mô”. Một hình ảnh rất thi vị. Cây gậy đi trước ắt hẳn nó là người dẫn đường. Nhưng không phải ai cũng quan sát kỹ để nhận ra điều ấy.
    Bốn mảnh ghép với bốn mảng màu sắc khác nhau, đã được thi sĩ Nguyễn Bính ghép vô bức tranh Xuân Về hoàn hảo. Xuân Về có đôi má ửng đỏ của cô gái chưa chồng, xuân về có đám trẻ xun xoe nô đùa trong xóm, Có “lá nõn nhành non ai dát bạc” Xuân Về có cánh đồng lúa đang thì con gái, có đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, hứa hẹn một mùa trái ngọt phía trước, “Xuân Về” có các cô Thôn nữ bên các bà già tóc bạc đi chùa cầu may.
    Bài thơ “Xuân Về” đã ra đời cách nay gần 80 năm. Nhưng những hình ảnh về phong cảnh làng quê thì vẫn như vừa mới viết đây thôi! Xuân về bây giờ ta vẫn gặp những đôi má ửng hồng, của các cô thôn nữ chưa chồng. Xuân về vẫn gặp bầy trẻ ríu rít, theo bà, theo mẹ đi chợ tết, hoặc đi xem hội. Đặc biệt những “lá nõn nhành non” thì càng không thể không gặp. Xuân về vẫn nhiều lắm những cây gậy trúc dắt các cụ đi chùa đầu năm. Duy chỉ có “Yếm đào mỏ quạ đã biệt tăm” thay vào đó là những tà áo dài tha thướt, hoặc những cánh áo hoa dịu dàng của các cô thiếu nữ hôm nay, trên khắp các ngả đường thôn quê hôm nay dù còn “cát mịn”, đường gạch hay đã “bê tông hóa”  

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trà Ngô
3 tháng 1 2020 lúc 20:27

Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước. 
    Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
          Đã thấy xuân về với gió đông,
          Với trên màu má gái chưa chồng.
          Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
          Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

    Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa