Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bùi Trung Hiếu
Xem chi tiết
Đào Tùng Dương
16 tháng 11 2021 lúc 21:21

liệt kê

minh nguyet
16 tháng 11 2021 lúc 21:22

BPTT: Điệp ngữ

Tác dụng: Làm tăng sức biểu  cảm của câu thơ

Cho người đọc thấy sự vươn lên và trường tồn cùng thời gian của cây tre, dù mai sau đi, cây tre vẫn sẽ tiếp tục phát triển.

Ngo Mai Phong
16 tháng 11 2021 lúc 21:23

biện pháp tu từ điệp ngữ

Phép điệp ngữ có tác dụng khẳng định sự trường tồn bất diệt về giá trị của tre xanh với sức sống dân tộc.

Chun Nguyen
Xem chi tiết
Chun Nguyen
Xem chi tiết
chuongthanhpham
Xem chi tiết
Thời Sênh
16 tháng 12 2018 lúc 20:16

Xanh, qua đi : Điệp ngữ cách quãng

Mai sau : điệp ngữ nối tiếp

Nguyễn Thị Giang
17 tháng 12 2018 lúc 13:09

qua đi, xanh: điệp ngữ nối tiếp

mai sau: điệp ngữ cách quãng

chuongthanhpham
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 12 2018 lúc 20:26

a)Điệp ngữ:mai sau
Kiểu:nối tiếp

b)- Giá trị :
+ Nhấn mạnh dòng chảy vô tận của thời gian không bao giườ ngừng nghỉ. Vẻ đẹp, sức sống của cây tre, của con người Việt Nam vẫn bền bỉ, bất tử trước thời gian, trước cuộc đời.
+ Qua đó thể hiện tình yêu, niềm trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.

Kappu Nguyễn
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
11 tháng 2 2019 lúc 11:53

- Chỉ ra được phép điệp ngữ: Mai sau Mai sau Mai sau - Giá trị : + Nhấn mạnh dòng chảy vô tận của thời gian không bao giườ ngừng nghỉ. Vẻ đẹp, sức sống của cây tre, của con người Việt Nam vẫn bền bỉ, bất tử trước thời gian, trước cuộc đời. + Qua đó thể hiện tình yêu, niềm trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.
Trần Diệu Linh
11 tháng 2 2019 lúc 14:33

- Điệp ngữ : '' qua đi '' gợi sự trôi chảy của thời gian, năm này qua năm khác, tháng này qua tháng khác

- Điệp ngữ ''mai sau'' : lặp lại như một điệp khúc, gợi thờ gian dài

- Điệp ngữ ''xanh'' trong câu thơcuối cùng nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống, sự trường tồn của màu xanh cây trecho dù năm tháng có qua đi. Cây tre chính là biểu tượng của dân tộc Việt Nam cho dù năm tháng có qua đi, mãi mãi bất diệt

Phan Lâm Huy
Xem chi tiết
Emma
26 tháng 2 2020 lúc 21:14

Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.

Hok tốt !

Khách vãng lai đã xóa
bin
26 tháng 2 2020 lúc 21:14

Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau. tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.

Khách vãng lai đã xóa
Tô Phương Lan
20 tháng 6 2021 lúc 19:14

Đáp án tham khảo:

Những câu thơ trong phần kết của bài “Tre Việt Nam” nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, qua đó khẳng định sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Bằng cách thay đổi cách ngắt nhịp và ngắt dòng (Mai sau/ Mai sau/ Mai sau/ ), với biện pháp sử dụng điệp ngữ “Mai sau”, tác giả đã khiến cho người đọc có cảm giác như thời gian và không gian được mở ra vô tận, khiến cho ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng phong phú. Với việc sử dụng từ “xanh” 3 lần trong dòng thơ với những sự kết hợp khác nhau (xanh tre, xanh màu, tre xanh), tác giả đã tạo ra những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống của tre cũng như của dân tộc Việt Nam.

Khách vãng lai đã xóa
misaki mei
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
13 tháng 10 2017 lúc 19:55

Những câu thơ trên nhằm khẳng định sức sống trường tòn, bất diệt của vẻ đẹp phẩm chất tồn tại trong mỗi con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cách viết 3 dòng thơ "Mai sau/ Mai sau/ Mai sau" như một sự nhấn mạnh, chỉ tới thời điểm của mãi mai hậu sau này. Dù thời gian có trôi đi, cuộc đời có biến thiên như thế nào thì những vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam vẫn trường tồn, Vẻ đẹp đó, như "tre xanh" được nuôi dưỡng nhờ nguồn "đất xanh" sẽ mãi mãi xanh tươi. Hiểu như thế, "đất xanh" ở câu thơ cuối là môi trường sống, là văn hóa tốt đẹp của dân tộc, "tre mãi xanh màu tre xanh" là thế hệ trẻ lớn lên sẽ tiếp nối và phát huy những điều tốt đẹp ấy. Đoạn thơ thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc và niềm tin vào sự vững bền, bất diệt của vẻ đẹp con người, dân tộc Việt Nam.

Alan Walker x
13 tháng 10 2017 lúc 11:04

Cảm thụ văn học (CTVH) là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,.) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,.) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

- Khi đọc (hoặc nghe) một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc.

Tô Nguyễn Ngọc Linh
15 tháng 10 2017 lúc 9:29

Nhằm khẳng định rằng cây tre Việt nam xanh mãi,như con người việt nam luôn một lòng yêu nước  

Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
12 tháng 12 2017 lúc 12:20

" Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau. . .
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”

Sự truyền nối tre già măng mọc là truyền sinh tồn của tre, những búp măng mới nhú cũng đã mang những dáng hình của tre rồi. Và năm tháng qua đi cho đến mai sau thì thì đất vẫn mang một màu xanh của những cây tre xanh ấy. Điệp từ mai sau kết hợp với câu thơ cuối với điệp từ “xanh” thể hiện cảnh vật nước Việt luôn xanh màu tre xanh. Con người Việt Nam những thế hệ thiếu niên nhi đồng lớn lên cũng mang những dáng hình của ông bà tổ tiên và đến mai sau nữa thì phẩm chất con người Việt Nam vẫn mãi đẹp như cây tre ấy.

Qua đây ta thấy Nguyễn Duy không nói tre xanh như thép mới : “Tre anh hùng lao đông, tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” mà đi miêu tả sức sống bình thường của tre để qua đó vẫn thấy lấp lánh những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam ta.

Nguyễn Hải Đăng
12 tháng 12 2017 lúc 12:29

Nếu để nguyên câu lục: tre xanh xanh tự bao giờ? thì sự chú ý sẽ bị giảm đi rất nhiều bởi nhịp điệu dàn trải 2/2/2 của câu thơ, không gây ấn tượng với người đọc. Tương tự như vậy, câu lục cuối bài đã tách ra làm ba dòng thơ để làm nổi bật dòng chảy của thời gian là bất tận. Và câu bát vẫn được giữ nguyên nhịp điệu 2/2/2/2 kéo dài với ba điệp từ xanh khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh sắc quê hương, sức sống mãnh liệt của dân tộc là vĩnh hằng, là muôn thuở như màu xanh của tre:

Mai sau Mai sau Mai sau

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.