cách sử dụng thành ngữ?Nghĩa của thành ngữ?
1. Từ đơn, từ phức là gì?Nêu ví dụ.
2.Thành ngữ là gì? Nêu ví dụ.
3. Nêu khái niệm của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. Cách sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội như thế nào?
1. -Từ đơn : từ do 1 tiếng tạo nên. Vd: gà,vịt, sách, bút, tre, gỗ,..
-Từ phức : do 2 tiếng hoặc nhiều tiếng tạo nên. Vd:nhà cửa,quần áo,xe đạp, bàn gỗ, lấp lánh,..
Từ phức có 2 loại:
+Từ ghép: được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Vd:nhà cửa, quần áo,..
+Từ láy: được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc.VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ
Tham khảo
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. * Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh... ... + Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. ... Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ. Ví dụ trong tiếng Việt, thành ngữ “mặt hoa da phấn” chỉ nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhận xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả.
câu 3a
ngữ địa phương là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định. Nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân
câu 3b
Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu. -Ví dụ: ... + Biệt ngữ xã hội của lớp trẻ: chém gió, ngỗng, g9, hai năm mươi, trẻ trâu, trúng tủ
2. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng, Sử dụng thành ngữ làm cho lời nói sinh động, gây ấn tượng mạnh, tăng hiệu quả giao tiếp trong văn chương, làm cho lời văn hàm sức, có tình hình tượng.
Vd: "Đánh trống bỏ dùi", "Chó treo mèo đậy", "Được voi đòi tiên","Nước mắt cá sấu",...
3. -Khái niệm:
+Từ ngữ địa phương:là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
+Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
-Cách sử dụng:
+Phải phù hợp với tình huống giao tiếp
+Trong văn thơ, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
+Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết
Chúc bạn học tốt!
Tìm các thành ngữ trong những câu dưới đây. Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ tìm được và nghĩa của mỗi tiếng trong các thành ngữ đó.
a. Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão…. (Trần Quốc Tuấn).
b. Muốn cho người ta tin theo thì phải có danh chính ngôn thuận. (Nguyễn Huy Tưởng)
c. Ta sẽ chiêu binh mãi mã cầm quân đi đánh giặc. (Nguyễn Huy Tưởng)
d. Dân gian ai chẳng có lòng trung quân ái quốc. (Nguyễn Huy Tưởng)
a. Bách niên giai lão: Cùng sống với nhau đến trăm tuổi, đến lúc già.
Bách: nhiềuNiên: Đơn vị thời gian là nămGiai: Trong câu này là chỉ tốtLão: người giab. Danh chính ngôn thuận: đủ tư cách, khả năng để đảm trách công việc nào đó; được pháp luật hoặc mọi người thừa nhận.
Danh: ở đây là danh tiếngChính: là chánh đángNgôn: nói, tự mình nói raThuận: chuyển động theo cùng một hướngc. Chiêu binh mãi mã: Triệu tập lực lượng, chiêu mộ quân sĩ, mua sắm ngựa; tổ chức, củng cố quân đội.
Chiêu: ở đây là kêu gọiBinh: binh sĩMãi: ở đây được hiểu là muaMã: ngựad. Trung quân ái quốc: Yêu nước và trung thành với vua.
Trung: Trung thànhQuân: vuaÁi: yêuQuốc: đất nướcTham khảo!
a. bách niên giai lão: cùng sống với nhau đến lúc già, đến trăm tuổi.
- Bách: nhiều
- Niên: năm
- Giai: chỉ ý tốt
- Lão: già
b. danh chính ngôn thuận: danh nghĩa chính đáng thì lời nói dễ được nghe.
- Danh: danh tiếng.
- Chính: chính đáng.
- Ngôn: ngôn ngữ, lời nói
- Thuận: chuyển động theo một chiều hướng.
c. chiêu binh mãi mã: chiêu mộ binh lính, mua ngựa chiến để chuẩn bị chiến tranh.
- Chiêu: chiêu mộ, kêu gọi
- Binh: binh lính, tướng sĩ
- Mãi: mua
- Mã: con ngựa
d. trung quân ái quốc: yêu nước, trung thành với vua.
- trung: lòng trung thành
- quân: vua, người đứng đầu một đất nước.
- ái: yêu
- quốc: đất nước.
Trong đoạn văn sau, Đoàn Giỏi đã sử dụng các câu mở rộng thành phần vị ngữ bằng cụm từ để miêu tả cảnh vật ở rừng U Minh. Hãy chỉ ra tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh,…
Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ: làm nổi bật đặc điểm cảnh vật ở rừng U Minh, tạo sắc thái biểu cảm cho bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động, có hồn hơn. Hình ảnh những con kì nhông được miêu tả rõ ràng.
Trong đoạn văn sau, Đoàn Giỏi đã sử dụng các câu mở rộng thành phần vị ngữ bằng cụm từ để miêu tả cảnh vật ở rừng U Minh. Hãy chỉ ra tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh,…
Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ: làm nổi bật đặc điểm cảnh vật ở rừng U Minh, tạo sắc thái biểu cảm cho bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động, có hồn hơn. Hình ảnh những con kì nhông được miêu tả rõ ràng.
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương:
a. Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hãy phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ
b. Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương. Những từ ngữ đó đã thể hiện thái độ và tình cảm gì của tác giả?
a. Việc đưa thành ngữ như thầm nhắc khẽ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”, răn đe người khách đang mời trầu: đừng bội tình bạc nghĩa. Câu thơ cho ta nhiều ngại ngùng về một điều gì sẽ xảy ra, chẳng bao giờ “thắm lại” được.
b. Từ ngữ mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
- Cái tôi của mình rất chuẩn nhị, độc đáo mà lại duyên dáng.
- Biểu thị một cử chỉ thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách.
- Vừa giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách.
"Bàn tay ta làm nên tất cả.
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Trong 2 câu thơ trên những từ ngữ nào được tác giả sử dụng theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển,
Hãy giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ đã tìm được.
nghĩa gốc là: bàn tay ta, có sức người
nghĩa chuyển là : làm nên tất cả, sỏi đá cũng thành cơm
bàn tay ta : đó là bộ phận của con người
có sức người : là sức lực của con người
làm nên tất cả: ám chỉ con người chỉ cần chăm chỉ rèn rũa miệt mài lao động sẽ thành công
sỏi đá sẽ thành cơm: nghĩa là sức lực con người là vô hạn chỉ cần luyện tập chăm chỉ sẽ thành công
hok tốt
nghĩa gốc là: bàn tay ta, có sức người
nghĩa chuyển là : làm nên tất cả, sỏi đá cũng thành cơm
bàn tay ta : đó là bộ phận của con người
có sức người : là sức lực của con người
làm nên tất cả: ám chỉ con người chỉ cần chăm chỉ rèn rũa miệt mài lao động sẽ thành công
sỏi đá sẽ thành cơm: nghĩa là sức lực con người là vô hạn chỉ cần luyện tập chăm chỉ sẽ thành công
hok tốt
chọn 1 ca dao tục ngữ hoặc thành ngữ có sử dụng điệp ngữ để phaaqn tích biện pháp nghệ thuật
Tham khảo!
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công”
Thành ngữ được ông sử dụng là “ Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Chúng thể hiện được sự vất vả, lam lũ của người vợ. Tấm thân gầy gò của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lam lũ lặn lội trong đêm khuya tìm thức ăn. Thể hiện được tình cảm của ông nỗi xót xa trước sự nhọc nhằn vất vả của người vợ. Từ đó Tế Xương ngày càng yêu thương người vợ của mình hơn.
Hãy viết một câu có trạng ngữ là một từ. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu.
Câu: chiều, bọn tôi học Toán
- Mở rộng trạng ngữ: Chiều tối hôm qua, bọn tôi học Toán
-Tác dụng: cụ thể thời gian được nhắc đến là trong quá khứ.
trong các dòng sau dòng nào có sử dụng thành ngữ??
đáp án:
⇒ Bảy nổi ba chìm với nước non.
Chúc bạn học tốt!!