Những câu hỏi liên quan
Trần Triệu Vi
Xem chi tiết
lạc lạc
15 tháng 12 2021 lúc 14:51

Một số ví dụ về lòng khoan dung: Nhường nhịn em nhỏ, không chấp nhặt , không đối xử thô bạo, biết thông cảm nhường nhịn, tha thứ cho những người biết xin lỗi và sửa sai, công bằng, vô tư khi nhận xét người khác,…

Đại Tiểu Thư
15 tháng 12 2021 lúc 14:51

Tham khảo:

Trong một lần chơi đá bóng ngoài sân, Hải và Tuấn đang tập chuyền bóng cho nhau để chuẩn bị cho kì đại hội thể thao của trường. Trong một cú chuyền, Hải lỡ chân đá hơi mạnh, bóng tâng cao lọt vào sân nhà bác hàng xóm làm vỡ chậu hoa của bác. Hải không ngần ngại vội chạy vào xin lỗi bác với vẻ mặt ân hận. Nhưng bác chủ nhà tha lỗi cho Hải và khuyên Hải với Tuấn lần sau chơi bóng nên ra ở sân vận động để chơi cho thoải mái lại không sợ làm ảnh hưởng đến những nhà xung quanh.

Vương Hương Giang
15 tháng 12 2021 lúc 14:52

Một số ví dụ về lòng khoan dung: Nhường nhịn em nhỏ, không chấp nhặt , không đối xử thô bạo, biết thông cảm nhường nhịn, tha thứ cho những người biết xin lỗi và sửa sai, công bằng, vô tư khi nhận xét người khác,…

vu my
Xem chi tiết
Vũ Minh Tuấn
21 tháng 11 2019 lúc 21:32

* Khái niệm:

Khoan dung là rộng lòng tha thứ, tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

* Rèn luyện lòng khoan dung:

Sống cởi mở, gần gũi với mọi người Cư xử chân thành, rộng lượng Tôn trọng, chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Trà My
22 tháng 11 2019 lúc 14:45

Khái niệm:

- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác.

- Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

Ý nghĩa:

- Là một đức tính quý báu của con người.

- Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến tin cậy.

- Quan hệ của mọi người trở nên lành mạnh, dể chịu.

ví dụ:

-Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn.

-Góp ý giúp bạn sửa sai

-Cư xử chân thành, cởi mở.

-Nhường nhịn bạn bè và các em nhỏ.

Khách vãng lai đã xóa
đỗ ngọc ánh
Xem chi tiết
minhduc
18 tháng 10 2017 lúc 4:35

Có thể nói hành vi bạo lực của giới trẻ không còn là hiện tượng đơn lẻ, bùng phát trong những môi trường xã hội đặc biệt. Nó như một xu hướng hành động đã lan ra nhiều nhóm xã hội (kể cả thành niên và vị thành niên, nam giới hay nữ giới) .
Nó đã xảy ra ở cả những nơi được coi là môi trường lý tưởng cho sự hình thành nhân cách của con người là gia đình và nhà trường, trong nhóm bạn bè. Khi con người xem thường giá trị của lòng nhân ái, ranh giới giữa hành vi lệch lạc và tội ác chỉ là hình thức… 

Thời gian này, dư luận xôn xao vụ nữ sinh đánh nhau ngay trên đường phố. Người ta cho rằng đây là biểu hiện của sự suy thoái nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên trong xã hội. Bởi vì hành vi bạo lực này không xảy ra tỏng xã hội đen, giữa các băng đảng tội phạm hay ở những thanh niên hư hỏng sống lang thang trên đường phố, thoát ly sự giáo dục của gia đình và nhà trường mà xảy ra ngay trong các nhóm học sinh đang đi học và được hưởng sự chăm sóc và dạy dỗ của cả gia đình và trường học. Điều đáng ngạc nhiên là những người tham gia vào các hành vi bạo hành này đều là nữ sinh mà dư luận xưa nay thường chỉ coi họ là nạn nhân của bạn hành trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại hơn cả lại chính là thái độ dửng dưng vô cảm của chính các học sinh có mặt và không tham dự các hành vi bạo lực được coi là nghiêm trọng này. Các học sinh này không chỉ đứng xem mà còn đánh hội đồng rồi quay phim, phát lên mạng để mọi người có thể cùng xem như một trò giải trí. Đó là một cách thể hiện mình bằng hành vi bạo lực cùng với một bản sắc vừa mang tính tập thể, vừa mang tính cá nhân và phi nhân tính. 

Người ta thắc mắc những hiện tượng suy thoái đạo đức nghiêm trọng lại xuất hiện ở thời điểm mà sự phổ cập của giáo dục và truyền thông đại chúng trong xã hội đạt những thành tựu như hiện nay. Nguyên nhân là vai trò của các định chế xã hội có liên hệ trực tiếp tới sự giáo dục hay cái nôi hình thành nhân cách của tuổi học sinh (gia đình và nhà trường)? Cũng không ít người quy nguyên nhân cho kinh tế thị trường, cho thời kỳ hội nhập và các phương tiện truyền thông đại chúng. 

Trong khi các bậc phụ huynh và các thày cô giáo được quy trách nhiệm trước tiên đối với sự suy thoái hay rối loạn nhân cách của trẻ em và học sinh, thì sự suy thoái của đạo đức xã hội dẫn tới sự chệch hướng trong giáo dục gia đình và nhà trường lại chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo.
Việc cha mẹ học sinh chạy theo sức hút của tiền bạc, không còn thì giờ để chăm sóc dạy dỗ con cái cho thấy họ đã đề cao các giá trị vật chất hơn là các giá trị tinh thần con người. Hơn nữa các hình thức giáo dục của gia đình hiện nay vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của mô hình gia đình gia trưởng truyền thống và quan niệm nho giáo về trật tự gia đình và xã hội. Nho giáo không thừa nhận quyền tự do bình đẳng giữa con cái với cha mẹ, nên không tạo ra được những cơ hội để cho các bậc cha mẹ có thể hiểu được những suy nghĩ của con em mình. Mặt khác, chính quyền lực gia trưởng trong gia đình truyền thống thường áp đặt ý chí của nó đối với các thành viên trong gia đình bằng bạo lực (giữa chồng và vợ, của cha mẹ với con cái, của các anh chị với các em…). Hành vi bạo lực ở đây không chỉ là sự xâm phạm thân xác con người mà còn là sự áp đặt cách suy nghĩ, cách sống của người nắm quyền lực đối với những thành viên khác trong gia đình. Tình trạng phổ biến của bạo lực trong gia đình hiện nay rõ ràng là một kinh nghiệm xấu cho các em học sinh chưa đến tuổi trưởng thành khi quan niệm về các quy tắc ứng xử trong gia đình và xã hội. 

Trong nhà trường, gần như toàn bộ thời gian vật chất chỉ dành cho việc dạy chữ và học chữ mà chưa thực sự chú ý dạy và bồi dưỡng nhân cách cho học sinh. Những bài học về đạo đức ở nhà trường thường khô khan và trừu tượng nên khó vận dụng vào các quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội. Hơn nữa, trật tự xã hội trong nhà trường cũng không tạo ra sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Thậm chí các quan hệ xã hội trong nhà trường, giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên và học sinh gần đây cũng có những biểu hiện tiêu cực. Các hành vi bạo lực đã được truyền thông phản ánh cũng gây ra sự e ngại trong mối quan hệ giữa học sinh và nhà trường. Khi các quan hệ xã hội trong nhà trường lỏng lẻo, vai trò xã hội hóa của nó cũng trở nên giảm sút. 

Qua những phỏng vấn và thông tin về vụ việc này, chúng ta có thể yên tâm vì những phản ứng tích cực từ phía các học sinh trong cuộc, các phụ huynh và nhà trường có liên quan. Song có lẽ chúng ta chưa thể an tâm vì logic của những quá trình xã hội dẫn đến sự kiện này dường như vẫn chưa được lưu ý tới. Khi gia đình và nhà trường chỉ chú ý đến kết quả học tập mà chưa chú ý đến sự giáo dục nhân cách của học sinh thì chúng ta vẫn sẽ còn phải ngạc nhiên và đau xót vì những hành vi bạo hành như thế vẫn sẽ xảy ra. Vả chăng, còn có các không gian xã hội nằm bên ngoài các thiết chế gia đình, nhà trường và đoàn thể đang ngày càng mở rộng và thu hút ngày càng đông thanh thiếu niên hiện nay như các nhóm bạn bè mà chúng ta chưa thể tích hợp chúng vào trong bất cứ tổ chức xã hội nào, quá trình xã hội hóa thanh thiếu niên và học sinh sẽ vẫn còn có những bất cập hay sai sót.

Các truyền thống đó đang ngày 1 mất đi .( nhưng còn truyền thống ''đoàn kết'' )
đỗ ngọc ánh
18 tháng 10 2017 lúc 12:42

cái này làm y như một bài báo.

Minh Hiền Bùi
Xem chi tiết
lạc lạc
25 tháng 11 2021 lúc 16:57

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc đang là một vấn đề quan trọng của xã hội hiện nay. Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc không phải là một điều dễ dàng.

lạc lạc
25 tháng 11 2021 lúc 16:57

, nêu 4 ví dụ

 Lòng yêu nước, tinh thần yêu nước phải trở thành động cơ để trước hết gắn kết mọi người dân Việt Nam trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Yêu nước đồng nghĩa với yêu đồng bào và cao hơn chính là trân trọng truyền thống lịch sử cách mạng, gắn bó và bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, trung thành với sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

– Cần thấm nhuần sâu sắc và chú trọng xây dựng lòng yêu nước, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Đồng thời, chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sông và nhân cách.

Minh Hiền Bùi
25 tháng 11 2021 lúc 16:55

mọi người giúp mình với ạ 

hongngoc2k9
Xem chi tiết
Dinh Quang Vinh
15 tháng 12 2021 lúc 19:49

câu 2

 

Vì đây là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá ,

góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.

 
Bố m cắt đầu moi.
Xem chi tiết
Vua Trời Cho
1 tháng 1 2023 lúc 9:56

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Một số truyền thống tốt đẹp:

Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa…Về văn hóa: các tập quán, cách ứng xử…Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca

học sinh cũng cần phải có những việc làm thể hiện sự giữ gìn dân tộc:

– Luôn chăm ngoan, học giỏi, nghe lời ông bà cha mẹ. Phấn đấu học tập tốt để có thể cùng nhau đưa đất nước ta trở thành một cường quốc về tri thức.

– Thường xuyên trau dồi kiến thức mới, khoa học công nghệ để có thể theo kịp thời đại, tránh để đất nước bị tụt lại phía sau

– Am hiểm tốt lịch sử, hiểu được truyền thống để có thể hiểu rõ được trước đây ông cha ta đã dành độc lập như thế nào và sau này chúng ta cần gi gin ra sao.

– Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh.

– Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.

– Làm theo lời Bác: 5 điều bác hồ dạy…

ミ꧁༺༒༻꧂彡
Xem chi tiết
Nguyễn Giang
Xem chi tiết
Bin Mèo
Xem chi tiết