Cho tam giác ABC nhọn, ngoại tiếp đường tròn O. Chứng minh rằng:
\(\frac{OA^2}{AB.AC}+\frac{OB^2}{BA.BC}+\frac{OC^2}{CA.CB}=1\)
Cho tam giác ABC có góc B nhọn, AD và CE là hai đường cao.
a) Chứng minh \(\frac{{{S_{BDE}}}}{{{S_{BAC}}}} = \frac{{BD.BE}}{{BA.BC}}.\)
b) Biết rằng \({S_{ABC}} = 9{S_{BDE}}\) và \(DE = 2\sqrt 2 .\) Tính \(\cos B\) và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Tham khảo:
a) Áp dụng công thức \(S = \frac{1}{2}ac.\sin B\) cho tam giác ABC và BED, ta có:
\({S_{ABC}} = \frac{1}{2}.BA.BC.\sin B;{S_{BED}} = \frac{1}{2}..BE.BD.\sin B\)
\( \Rightarrow \frac{{{S_{BED}}}}{{{S_{ABC}}}} = \frac{{\frac{1}{2}.BE.BD.\sin B}}{{\frac{1}{2}.BA.BC.\sin B}} = \frac{{BE.BD}}{{BA.BC}}\)
b) Ta có: \(\cos B = \frac{{BD}}{{BA}} = \frac{{BE}}{{BC}}\)
Mà \(\frac{{{S_{BED}}}}{{{S_{ABC}}}} = \frac{1}{9} \Rightarrow \frac{{BD}}{{BA}}.\frac{{BE}}{{BC}} = \frac{1}{9}\)
\( \Rightarrow \cos B = \frac{{BD}}{{BA}} = \frac{{BE}}{{BC}} = \frac{1}{3}\)
+) Xét tam giác ABC và tam giác DEB ta có:
\(\frac{{BE}}{{BC}} = \frac{{BD}}{{BA}} = \frac{1}{3}\) và góc B chung
\( \Rightarrow \Delta ABC \sim \Delta DEB\) (cgc)
\( \Rightarrow \frac{{DE}}{{AC}} = \frac{1}{3} \Rightarrow AC = 3.DE = 3.2\sqrt 2 = 6\sqrt 2 .\)
Ta có: \(\cos B = \frac{1}{3} \Rightarrow \sin B = \sqrt {1 - {{\left( {\frac{1}{3}} \right)}^2}} = \frac{{2\sqrt 2 }}{3}\) (do B là góc nhọn)
Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC ta có:
\(\frac{{AC}}{{\sin B}} = 2R \Rightarrow R = \frac{{6\sqrt 2 }}{{\frac{{2\sqrt 2 }}{3}}}:2 = \frac{9}{2}\)
Cho \(\Delta ABC\) có 3 đường phân giác \(AD,BE,CF\) cắt nhau tại \(I\). Chứng minh rằng: \(\frac{AI^2}{AB.AC}+\frac{BI^2}{BA.BC}+\frac{CI^2}{CA.CB}=1\)
Qua I vẽ đường thẳng vuông góc với CI cắt AC. BC lần lượt tại M, N. Khi đó CM=CN, IM=IN.
Ta chứng minh được \(\widehat{AIB}=180-\widehat{BAI}-\widehat{ABI}=180-\frac{BAC}{2}-\frac{ABC}{2}=\frac{360-\left(ABC+BÃC\right)}{2}\)
\(=\frac{360-180+ACB}{2}=90+\frac{ACB}{2}\)
\(AMI=180-CMN=180-\frac{180-ACB}{2}=\frac{360-180+ACB}{2}=90+\frac{ACB}{2}\)
Chứng minh tương tự ta cũng có: \(BNI=90+\frac{ACB}{2}\)
Từ đó suy ra: \(\Delta AIB\infty\Delta AMI\left(g.g\right)\Rightarrow\frac{AI}{AM}=\frac{AB}{AI}\Rightarrow AI^2=AB.AM\Rightarrow\frac{AI^2}{AB.AC}=\frac{AM}{AC}\)
\(\Delta AIB\infty\Delta INB\left(g.g\right)\Rightarrow\frac{BI}{IN}=\frac{AB}{BN}\Rightarrow BI^2=AB.BN\Rightarrow\frac{BI^2}{AB.BC}=\frac{BN}{BC}\)
\(\Delta AMI\infty\Delta INB\Rightarrow\frac{AM}{IN}=\frac{IM}{BN}\Rightarrow AM.BN=IM.IN=IM^2\)
Áp dụng định lí Py- ta-go vào tam gác ICM ta có:
\(IM^2+CI^2=CM^2\Rightarrow BN.AM+CI^2=CM.CN\Rightarrow BN.AM+CN.AM+CI^2=CM.CN+CN.AM\)
\(\Rightarrow BC.AM+CI^2=CN.AC\Rightarrow BC.AM+CI^2+AC.BN=CN.AC+AC.BN\)
\(\Rightarrow BC.AM+BN.AC+CI^2=AC.BC\Rightarrow\frac{AM}{AC}+\frac{BN}{BC}+\frac{CI^2}{AC.BC}=1\)
\(\Rightarrow\frac{AI^2}{AB.AC}+\frac{BI^2}{BA.BC}+\frac{CI^2}{CA.CB}=1\)
Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp trong đường tròn (O,R), (AB<AC). Ba đường cao AE,BF,CK của tam giác ABC cắt nhau tại H. Vẽ đường kính AD của đường tròn (O,R)
a) Chứng minh: Tứ giác AKHF nội tiếp
b) Chứng minh DC//BF
c) Chứng minh: AB.AC=AE.AD
d) Cho BC=\(\frac{4\sqrt{2}R}{3}\). Tính theo R diện tích hình tròn ngoại tiếp tam giác HKF
cho điểm O thuộc miền tam giác ABC. các tia OA,OB,OC cắt các cạnh của tam giác ABC lần lượt tại A',B',C'. chứng minh rằng
a) \(\frac{OA'}{AA'}+\frac{OB'}{BB'}+\frac{OC'}{CC'}=1\)
kẻ đường cao AH có: \(\frac{OA'}{AA'}=\frac{S_{BOC}}{S_{ABC}}\), ta có:
\(\frac{OB'}{BB'}=\frac{S_{AOC}}{S_{ABC}}\)
\(\frac{OC'}{CC'}=\frac{S_{AOB}}{S_{ABC}}\)
\(\Rightarrow\frac{OA'}{AA'}+\frac{OB'}{BB'}+\frac{OC'}{CC'}=\frac{S_{BOC}+S_{AOC}+S_{AOB}}{S_{ABC}}=\frac{S_{ABC}}{S_{ABC}}=1\) (đpcm)
Nguồn: HiệU NguyễN
Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (O). Gọi D, E, F lần lượt là các giao điểm của đường tròn (O) với các tia OA, OB, OC. Chứng minh rằng các điểm M, N, P lần lyotwj là tâm đường tròn nội tiếp các tam giác ADF, BDE, CEF
Cho 2 điểm P,Q năm trong \(\Delta\)ABC thỏa mãn \(\widehat{PAB}=\widehat{QAC}\)và \(\widehat{PBA}=\widehat{QBC}\). Chứng minh rằng:
\(\frac{PA.QA}{AB.AC}+\frac{PB.QB}{BA.BC}+\frac{PC.QC}{CA.CB}=1\).
Theo đề: \(P\)nằm trong \(\Delta\Rightarrow\widehat{APB}>\widehat{ACB}\)
Dựng góc: \(\widehat{ACx}=\widehat{APB}\), kéo dài \(AQ\)cắt \(Cx\)tại \(E\Rightarrow E\)nằm phía ngoài của \(\Delta ABC\)
\(\Rightarrow\Delta CAE~\Delta PAB\)
\(\Rightarrow\frac{CA}{PA}=\frac{CE}{PB}=\frac{AE}{AB};\widehat{PAB}=\widehat{QAC}\)
\(\Rightarrow\widehat{QAB}=\widehat{CAP}\)
\(\Rightarrow\Delta ABE~\Delta APC\)
\(\Rightarrow\frac{AB}{AP}=\frac{AE}{AC}=\frac{BE}{PC};\widehat{AEC}=\widehat{PBA}\)
Từ: \(\widehat{PBA}=\widehat{QBC}\Rightarrow\widehat{AEC}=\widehat{QBC}\Rightarrow QBEC\) nội tiếp.
Theo định lí Ptôlêmê ta có:
\(\Rightarrow BC.QE=QB.CE+QC.BE\Rightarrow BC\left(AE-QA\right)=QB.CE+QC.BE\)
\(\Rightarrow BC.AE=BC.QA+QB.CE+QC.BE\)\((*)\)
Từ các đẳng thức trên ta suy ra: \(CE=\frac{AC.PB}{PA};BE=\frac{AB.PC}{PA};AE=\frac{AC.AB}{PA}\)
Thay vào \((*)\) \(\Rightarrow\frac{PA.QA}{BA.AC}+\frac{PB.QB}{AB.BC}+\frac{PC.QC}{BC.AC}=1\left(đpcm\right)\)
Cho tam giác nhọn ABC (AB<AC) nội tiếp đường tròn tâm O bán kính R. Vẽ các đường cao AD, BE, CF. Vẽ đường kính AK của đường tròn tâm O.
a) Chứng minh: AB.AC=AD.AK và SABC=\(\frac{AB.BC.CA}{4R}\)
b) Chứng minh OA vuông góc với EF
c) Vẽ đường tròn (I) đi qua B, C và tiếp xúc với AB tại B. Gọi M là giao điểm của cạnh AC với đường tròn (I), N là giao điểm của đường thẳng AD và đường thẳng BK. Chứng minh rằng 4 điểm A, B ,N, M thuộc một đường tròn.
Bài 4:
Cho tam giác ABC vuông tại A, D là một điểm nằm trong tam giác sao cho CD=CA. M là một điểm trên cạnh AB sao cho ˆBDM=\(\frac{1}{2}\)ˆACD. N là giao điểm của MD và đường cao AH củaΔABCΔABC. Chứng minh DM=DN.
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O;R). Các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H.
G là trọng tâm của tam giác ABC. M là trung điểm của BC.
a) Chứng minh: \(OA\perp EF\). Tìm kết quả tương tự.
b) Chứng minh: \(OM=\frac{1}{2}AH\).Tìm kết quả tương tự.
c) Chứng minh: H, G, O thẳng hàng
d) EF cắt (O) lần lượt tại P và Q. Chứng minh: \(AP^2=AQ^2=2.OM.AD\)
e) Chứng minh: \(\frac{1}{AH^2}+\frac{1}{BC^2}=\frac{1}{EF^2}\)
f) Chứng minh: \(AE.BF.CD=AF.BD.CE=EF.DE.DF\)
g) Chứng minh: \(\left(DE+DF+EF\right).R=AD.BC\)
h) Gọi N là giao điểm của (O) với đường tròn ngoại tiếp tam giác AEF. Chứng minh: H, M, N thẳng hàng
i) Chứng minh: AN, EF, BC đồng quy
k) Chứng minh: OA, OB, OC, OD, OE, OF chia tam giác ABC thành 3 cặp tam giác có diện tich bằng nhau
a) Kẻ đường thẳng Ax tiếp xúc với đường tròn (O) tại A.
Khi đó \(\widehat{FAx}=\widehat{ACB}\) (Góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn một cung)
Ta dễ thấy BFEC là tứ giác nội tiếp nên \(\widehat{AFE}=\widehat{ACB}\)
Vậy nên \(\widehat{AFE}=\widehat{FAx}\), chúng lại ở vị trí so le trong nên Ax // EF
Mà \(Ax\perp OA\Rightarrow EF\perp OA\)
Tương tự ta có : \(FD\perp OB;ED\perp OC\)
b) Kẻ đường kính CI. Khi đó ta có ngay IB // AH (Cùng vuông góc BC) ; IA // BH (Cùng vuông góc AC). Vậy nên tứ giác AIBH là hình bình hành và AH = IB.
Xét tam giác IBC có M là trung điểm BC, OC = OB nên OM là đường trung bình. Vậy \(OM=\frac{1}{2}IB\Rightarrow OM=\frac{1}{2}AH\)
Tương tự, gọi N, P lần lượt là trung điểm AB, AC thì \(ON=\frac{1}{2}BH;OP=\frac{1}{2}CH\)
c) Gọi G' là giao điểm của AM và HO.
Ta thấy OM // AH nên áp dụng định lý Ta let ta có:
\(\frac{MG'}{G'A}=\frac{OM}{AH}=\frac{1}{2}\)
Độ ẨM là đường trung tuyến, AG' = G'M nên G' là trọng tâm tam giác ABC hay G' trùng G. Vậy H, G, O thẳng hàng.
d) Gọi giao điểm của OA với PQ là J. Khi đó J là trung điểm QP.
Xét tam giác APQ có AJ là đường cao đồng thời trung tuyến nên nó là tam giác cân.
Vậy thì AP = AQ hay AP2 = AQ2. (1)
Kẻ đường kính AX.
Xét tam giác vuông AQX, đường cao QJ, ta có:
\(AQ^2=AJ.AX\) (2)
Tứ giác BFEC nội tiếp nên \(\widehat{AFJ}=\widehat{ACB}=\widehat{AXB}\)
Suy ra \(\Delta AFJ\sim\Delta AXB\left(g-g\right)\Rightarrow\frac{AF}{AX}=\frac{AJ}{AB}\Rightarrow AJ.AX=AF.AB\)
Ta cũng có \(\Delta AFH\sim\Delta ADB\left(g-g\right)\Rightarrow\frac{AF}{AD}=\frac{AH}{AB}\Rightarrow AD.AH=AF.AB\)
Vậy thì \(AJ.AX=AH.AD\) hay \(AJ.AX=2.OM.AD\) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra AP2 = AQ2 = 2OM.AD
e) Kẻ MT vuông góc OC (T thuộc OC)
Xét tam giác vuông OMC, đường cao MT, ta có: \(\frac{1}{OM^2}+\frac{1}{MC^2}=\frac{1}{MT^2}\Rightarrow\frac{1}{\left(\frac{AH}{2}\right)^2}+\frac{1}{\left(\frac{BC}{2}\right)^2}=\frac{1}{MT^2}\)
\(\Rightarrow\frac{1}{AH^2}+\frac{1}{BC^2}=\frac{1}{\left(2MT\right)^2}\)
Vậy ta cần chứng minh \(EF=2MT\)
Thật vậy : \(\Delta AEF\sim\Delta ABC\Rightarrow\frac{EF}{BC}=\frac{AE}{AE}=cos\widehat{BAE}\)
\(\Rightarrow EF=BC.cos\widehat{BAE}\)
Ta có : \(\Delta MCT\sim\Delta OCM\Rightarrow\frac{MT}{OM}=\frac{MC}{OC}\Rightarrow MT=MC.\frac{OM}{OC}\)
Lại có \(\frac{OM}{OC}=cos\widehat{MOC}=cos\frac{\widehat{BOC}}{2}=cos\widehat{BAC}\)
Nên \(MT=MC.cos\widehat{BAE}=\frac{1}{2}.BC.cos\widehat{BAE}=\frac{1}{2}EF.\)
Vậy ta có EF = 2MT
Từ đó ta đã chứng minh được : \(\frac{1}{AH^2}+\frac{1}{BC^2}=\frac{1}{EF^2}\)
Cho tam giác ABC có trung tuyến AM. Gọi O,I lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp của tam giác. Chứng minh rằng: \(AM\perp OI\)khi và chỉ khi \(\frac{2}{BC}=\frac{1}{AB}+\frac{1}{BC}\)