cảm nghĩ của em về hồi hương ngẫu thư
giúp mik nha, mik cần gấp
mong everyone giúp đỡ!
Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ hồi hương ngẫu Thư trong đó có sử dụng ít nhất một cặp từ đồng nghĩa.. giúp mik với! cần gấp!!!!!
Em tham khảo:
Sau khi học xong bài Hồi Hương Ngẫu Thư của Hạ Tri Chương đã làm em càng cảm nhận rõ hơn về tình yêu quê hương của ông.Sau bao nhiêu năm làm quan trong triều và rời xa quê hương.Thế nhưng trong trái tim của ông ,nơi chôn rau cắt rốn của ông vẫn là nơi mà ông đặt một vị trí rất lớn trong tim.Và qua bài thơ,em có thể tưởng tượng ra hình ảnh mà ông ngỡ ngàng đứng trước những biến đổi của quê hương, nhìn thấy mọi nơi,mọi vật và cả con người đều trở nên xa lạ.Nhưng cảm xúc lên đến đỉnh điểm nhất khi mà có đứa trẻ hỏi ông là " khách" .Khiến cho lòng ông cũng trở nên chua chát,bàng hoàng khi nhìn thấy mọi thứ đều đã thay đổi và đuợc trở thành " khách" ở ngay trên chính quê hương của mình.Đối với riêng em,bài Hồi Hương Ngầu Thư là một bài thơ rất hay và truyền tải được cho mỗi người trong chúng ta bài học quý giá .Để cho chúng ta sẽ nhớ về quê hương,sẽ yêu thương quê hương của mình và để mình trỏe thành một " vị khách" bất đắc dĩ như tác giả.
Từ đồng nghĩa: In đậm nghiêng
Em hãy viết về một đoạn văn ngắn (5-7) câu về cảm nhận của em qua việc học bài thơ trên: Hồi hương ngẫu thư. Giúp mik với mik đang cần gấp cảm ơn trước
cảm nghĩ về bài thơ ''Hồi Hương Ngẫu Thư'' mọi người giúp mình với nha . Thank you trước
Tham khảo đc không ạ ? mình bận quá !
“Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàn đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên có”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời Hạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên)
Đó là dù đi những đâu không gì vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hướng về quê hương. Cả một đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sống nơi đô thành làm cho tóc mai rung, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là: Giòng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngùi ấy xuất phát từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳng còn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười nói và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà là việc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. Một vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà ko được coi là người con của quê hương quả là một tình huống bi hài, cười ra nước mắt.
Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tác giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách.
Viết 1 đoạn văn cảm nghĩ của em về bài thơ "Hồi hương ngẫu thư" khoảng 5-7 dòng. Ngắn gọn thôi nhé.
Ai nhanh mik tick cho nhé!!! cảm ơn mn
Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàn đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên có”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời Hạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
Trong bài Ngẫu Nhiên viết nhân buổi mới về quê của tác giả Hạ Tri Chương,em cảm nhận được tình yêu quê hương của ông thật mộc mạc mà lại giản dị.Lúc ông trở về với quê hương sau nhiều năm làm quan thì cảnh vật và mọi thứ xung quanh ông đã thay đổi.thay đổi rất nhiều khiến cho ông không khỏi ngỡ ngàng và lầm tưởng mình dã trở thành một vị "khách từ xa " đến.Vị khách trên chính quê hương của mình làm ông không khỏi xót xa.Tình yêu quê hương của ông được bộc lộ rất rõ qua những giọng thơ.Tuy giản dị,gần gũi mà lại dâu sắc đến lạ thường.Quả là một nhà thơ có tâm hồn thi sĩ đẹp đẽ mà giản dị với lời theo gần gũi nhưng lại có phần ưu thương khi trở thành người xa lạ trên chính nơi chôn rau cắt rốn của mình
hok tốt
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Tĩnh dạ tứ" - Lý Bạch và "Hồi hương ngẫu thư" - Hạ Tri Chương
Mk đang cần gấp, mong mn giúp đỡ
Tks mn trc!!
Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăng như là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.
Điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phư sương
Đọc hai câu thơ này, cảm giác đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng và thời gian lúc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡ như là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như không gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.
Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho không ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:
Cúi đầu nhớ cố hương
Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiết về chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.
Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhiên luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lại là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhìn khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.
Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước chân thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêu quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê của mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.
Lý Bạch là một nhà thơ trong thời cổ đại nổi tiếng của đất nước Trung Quốc. Ông nổi tiếng với những vần thơ lãng mạn, trữ tình sâu lắng làm người đọc đắm say, như chìm vào trong chốn bồng lai tiên cảnh, nhưng cũng mộc mạc, giản dị gần gũi đời thường. Trong thơ của Lý Bạch những hình ảnh thiên nhiên như trăng, gió, mây, tuyết thường xuyên được xuất hiện được thổi hồn như một con người.
Tác phẩm “Tĩnh dạ tứ” được tác giả Lý Bạch sáng tác trong những năm ông phải rời xa quê hương, sống cuộc đời tha phương, nay đây mai đó ở những vùng quê khác nhau, bất chợt một đêm khó ngủ ông bắt gặp vầng trăng sáng trong một phút xuất thần ông đã viết bài thơ này để thể hiện tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê hương tha thiết của mình.
Bài thơ được viết với bút pháp bay bổng lãng mạn, trữ tình nhưng cũng có những nét mộc mạc giản dị, thể hiện tình cảm nhớ quê, nỗi buồn trong lòng của tác giả.
“Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
(Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương)
Khi nhớ về Lý Bạch người ta thường nhớ tới những bài thơ vương mùi thơm của rượu, thưởng thức tửu trà dưới ánh trăng, rồi tức cảnh sinh tình. Nhưng lần này dù vẫn là một bài thơ về ánh trăng nhưng lại trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác. Một không gian khác, nó không ma mị, ngà ngà say sưa, mà là hiện thực rõ nét, phản ảnh chân thực tới từng chi tiết, thể hiện cho việc tác giả hoàn toàn tỉnh táo, không có hơi men.
Hai câu thơ đầu thể hiện một đêm trăng sáng, ánh trăng thật nhẹ nhàng, không gian buổi đêm vô cùng yên ắng tĩnh mịch, tạo nên sự huyền ảo hư hư thực thực. Trong tâm trạng của tác giả cũng có nhiều sự bâng khuâng nhớ về những gì đã qua, những kỷ niệm về một thời xa vắng.Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
(Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương)
Trong câu thơ đầu tiên tác giả thể hiện sự mừng vui khi thấy ánh trăng người bạn tri kỷ thân thiết lâu năm. Một câu thơ có ý ẩn dụ sâu sắc. Sự đối lập giữa ngẩng và cúi . Khi tác giả ngẩng lên thể hiện sự hướng tới, vươn cao nhìn thấy ánh trăng tâm trạng vô cùng hoan hỉ, nhưng khi những giây phút vui vẻ đó đi qua tác giả cúi xuống đối diện với trái tim ấm nóng của mình, một cảm xúc nhớ cố hương, nhớ quê nhà khiến cho người cảm thấy rưng rưng lệ.
Ánh trăng thực chất là chất xúc tác dẫn dắt tác giả đi tới phía sâu trong tâm hồn mình. Ánh trăng hôm nay và ánh trăng nơi quê nhà, nơi cố hương vẫn là một vầng trăng. Tác giả chợt nhớ lại những ngày tháng sống ở quê hương chắc có nhiều đêm cùng uống rượu thưởng trăng, ngắm hoa thưởng nguyệt… Nhưng đêm nay trong một không gian khác, ở một nơi đất khách quê người vẫn vầng trăng đó nhưng cuộc sống hiện thực đã đổi thay rất nhiều.
Qua bài thơ tác giả Lý Bạch đã gửi gắm một nỗi nhớ quê hương nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Bài thơ chỉ có 4 câu ngắn ngủi nhưng lại chứa đựng nhiều cảm xúc khác nhau vẽ lên một khung trời đêm trăng tuyệt vời vừa gợi lên những nỗi nhớ thầm kín trong tâm hồn tác giả nơi quê xa, vừa thể hiện tâm trạng miên man buồn của tác giả. Nỗi buồn nỗi nhớ của tác giả khiến cho người đọc cảm thấy như chính mình cũng đang thổn thức theo ánh trăng.
Với tứ thơ giản dị, ngôn ngữ bình dân và cảm xúc chân thành, bài thơ “TĨnh dạ tư” của Lí Bạch đã thực sự khiến người đọc cảm nhận được những xúc cảm tinh tế nhất. Có lẽ vì thế người ta mới nói thơ Lí Bạch càng đọc càng ngấm, càng thấm.
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Dượng Hương Thư
Mik đg cần gấp các bn giúp mik vs
trong bài văn " vượt thác ", dượng hương thư là 1 ng mạnh khỏe, oai vệ và dũng mãnh. nhgx động tác thả sào, rút sào của duowngjtrog hành trình vượt sông thu bồn nhanh như cắt giấy. h/ả đó trái ngược vs dượng hương thử ở nhà ai gọi cx dạ dạ vâng vâng. trog khi vượt thác, h/ả ngoại hình của dượng hương thư đc bộc lộ rõ nhất. dượng cs cơ bắp cuồn cuộn, thân hình rắn chắc, tay cầm chặt khúc sào ghì chặt xuống nc và đc tác giả s2 như ng a hùng của trường sơn, oai linh, hùng vĩ. sau khi vượt thác xg, dượng hương thư cg mn nằm nghỉ, mặt đỏ tía, miệng thở hổn hển nhg nét mặt vui mừng như thể vừa trút đi mọi gánh nặng. vài phút sau, họ đã tới đc nơi cần đến. cây cối, bờ cát hiện ra. cảnh quang bh s hùng vĩ thế. z là hành trình của họ đã thành công.
k ch mk nha
Vượt thác là một đoạn trích ngắn trong truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng. Với trích đoạn ngắn tác giả đã đưa người đọc đến với khung cảnh thiên nhiên vừa hiền hòa vừa hung bạo dọc hai bên dòng sông Thu Bồn. Nhưng nổi bật hơn cả, tác giả để lại ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh những người lao động nơi đây mà điểm nhấn nằm ở chân dung dượng Hương Thư khỏe mạnh, oai phong trong quá trình vượt thác.
Đoạn trích kể về công cuộc vượt thác đầy nguy hiểm, vất vả mà cũng thật oai phong, hùng dũng của dượng Hương Thư. Để chuẩn bị cho hành trình vượt thác, dượng Hương đã nấu cơm ăn trước cho chắc bụng, những chiếc sào tre bịt đầu sắt đã sẵn sàng. Bước vào quá trình vượt thác, dượng Hương Thư đã ngay lập tức phải đối đầu với con thác lớn, nước to cứ thế chồm lên, dượng Hương Thư đánh trần phóng chiếc sào đã chuẩn bị xuống nước "nghe tiếng soạc", cả người dượng Hương ra sức cản lại thế nước dữ, đến nỗi chiếc sào cũng bị uốn con. Con thuyền thoáng chút sợ hãi trước sức mạnh ghê gớm của thác nước cứ "chực trụt xuống quay đầu lại" . Biện pháp nhân hóa khiến cho cả câu văn trở nên sinh động hẳn lên, không chỉ mô tả sự lo lắng của con thuyền mà đó còn chính là nỗi lo lắng của dượng Hương Thư. Liệu sức người có thể địch nổi lại với sức nước? Chỉ mất vài giây ngắn ngủi, dượng Hương đã lấy lại tư thế làm chủ, đây có lẽ là đoạn văn hay nhất, đẹp nhất để miêu tả về dượng Hương Thư: "Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì lên ngọn sào như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" . Chỉ trong một vài câu văn ngắn tác giả đã sử dụng hàng loạt các biện pháp so sánh: nhanh như cắt, như pho tượng đồng đúc, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ, mức độ so sánh ngày càng tăng tiến, khẳng định vẻ đẹp của dượng Hương Thư. Dượng Hương mang trong mình vẻ đẹp của sự nhanh nhẹn, khỏe mạnh, rắn rỏi, dượng Hương chẳng khác nào một người hiệp sĩ vĩ đại đang chiến đấu chống lại cái ác, cái xấu. Không chỉ vậy, Võ Quảng còn rất tinh tế khi sử dụng ngôn từ với việc dùng các động từ mạnh: thả sào, rút sào, lấn lên, các từ miêu tả nhân vật: cuồn cuộn, cắn chặt, bạnh ra, nảy lửa, … càng chạm khắc rõ nét hơn nữa vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt của người kị mã trong quá trình vượt thác. Dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn với khi ở nhà, lúc nào cũng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng dạ vâng. Bằng kinh nghiệm dày dặn, bằng sức mạnh phi thường dượng Hương Thư và mọi người đã chiến thắng dòng nước dữ, vượt thác thành công. Mặc dù thở không ra hơi nhưng ai cũng sung sướng vứt sào.
Để xây dựng chân dung dượng Hương Thư, Võ Quảng đã vận dụng, kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật. Trước hết là những hình ảnh so sánh sinh động: nhanh như cắt, như pho tượng đồng đúc, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Ngoài ra lớp ngôn ngữ giàu chất tạo hình: cuồn cuồn, nảy lửa,.. sử dụng hệ thống động từ đa dạng phong phú; cùng với đó là việc sử dụng linh hoạt các thành ngữ: nhanh như cắt,… đã giúp tác giả khắc họa thành công vẻ đẹp rắn rỏi, nhanh nhẹn, gan dạ trong quá trình vượt thác của dượng Hương Thư.
Bằng con mắt quan sát tinh tường, sử dụng linh hoạt ngôn ngữ và các biện pháp nghệ thuật Võ Quảng đã xây dựng thành công chân dung dượng Hương Thư - đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của người lao động Việt Nam. Họ có thể nhu mì, hiền lành khi ở nhà nhưng lại là những người anh hùng dũng cảm, nhanh nhẹn, quyết liệt trong cuộc việc, trước mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Qua nhân vật này, tác giả còn thể hiện niềm tự hào, ngợi ca sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên hùng vĩ.
Hok tốt !
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của mik về các văn bản và các bài thơ sau:
Bạn đến chơi nhà.Tĩnh dạ tứ.Hồi hương ngẫu thư.Cuộc chia tay của những con búp bê.Bánh trôi nước.Qua đèo Ngang.Giúp mik với! Mik cần gấp lắm. Ai làm đúng thì mik sẽ tick hết (bao nhiêu câu thì bấy nhiêu tick nha!).
Đề 5 : Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương ( mình làm lại nhé )
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp”vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.
Đề 1:
Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắcBài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.
Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:
“Bác đến chơi đây, ta với ta”.
Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.
Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.
Đề 1 : Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà
Tình bạn là một trong những chủ đề tiêu biểu và phong phú trong thơ ca.Em rất thích bài thơ Bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến.Câu thơ đầu tiên cho em cảm nhận sự vui mừng khôn xiết của tác giả khi có người bạn thân lâu rồi đến thăm chơi.Với giọng điệu hóm hỉnh và nghệ thuật liệt kê,phóng đại tác giả đã dựng lên tình huống tiếp đãi bạn thật éo le : trẻ đi vắng,chợ xa,ao sâu,nước cả….thậm chí miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có.Cả bài thơ cho em thấy mọi thứ vật chất đều có nhưng không đúng lúc hóa thành không có chỉ có chăng là sự hiện diện của chủ nhà và khách trong tình bạn đậm đà,thắm thiết” Bác đến chơi đây ta với ta”.Tình bạn trong bài thơ thật trong sáng,chân thành và ý nghĩa.Họ tìm đến với nhau không phải để thưởng thức mâm cao cỗ đầy mà để chia sẻ nỗi niềm,tâm sự và thông cảm hoàn cảnh cho nhau.Em nghĩ bài thơ này sẽ còn mãi giá trị đối với mọi thời đại.
Viết 3-4 câu nêu cảm nghĩ của em về bài học em rút ra được từ văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ".
Lưu ý: Đây là bài học mà mik đã rút ra đc nên các bạn tránh làm lạc đề giúp mik nha. Mik đg cần gấp nha.
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ nói về chuyện mua bán đất đai. Bức thư gửi thủ lĩnh da đỏ được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường. Vì qua giọng văn đầy sức truyền cảm, bằng việc sử dụng đa dạng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, bức thư đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên, bảo vệ mạng sống của chính mình.
Các bạn ơi, giúp mik với! Mik đang cần gấp lắm! Mik hứa ai làm nhanh sẽ cho 1 tik nha!
Em hãy viết đoạn văn khoảng 7 - 10 câu nêu cảm nhận của em về dượng Hương Thư.
Mik cảm ơn các bn rất nhiều!Nhưng đừng chép mạng nha mấy bn!!!
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác
cảm ơn bn nhiều nha!