ý nghĩa của phép lai phân tích trong nghiên cứu di truyền và chọn giống
So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.
So sánh kết quả lai phân tích F1 trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng theo bảng sau:
Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống: dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền với nhau.
Câu 3: So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.
* Điểm khác nhau giữa kết quả lai phân tích 2 cặp gen xác định 2 cặp tính trạng trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết. – Di truyền độc lập: + 2 cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST. + Các cặp gen phân li độc lập và tổ hợp tự do ở F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau. + Kết quả lai phân tích tạo 4 kiểu gen và 4 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1. – Di truyền liên kết: + 2 cặp gen tồn tại trên cùng một NST. + Các cặp gen liên kết khi giảm phân ở F1 tạo ra 2 loại giao tử. +Kết quả lai phân tích tạo ra 2 kiểu gen và 2 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1. * Ý nghĩa của di truyền liên kết gen: – Hạn chế sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp. – Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen cùng một NST. Nhờ đó trong chọn giống, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.
- Di truyền độc lập:
+ 2 cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST.
+ Các cặp gen phân li độc lập và tổ hợp tự do ở F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
+ Kết quả lai phân tích tạo 4 kiểu gen và 4 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
- Di truyền liên kết:
+ 2 cặp gen tồn tại trên cùng một NST.
+ Các cặp gen liên kết khi giảm phân ở F1 tạo ra 2 loại giao tử.
+Kết quả lai phân tích tạo ra 2 kiểu gen và 2 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1.
* Ý nghĩa của di truyền liên kết gen:
- Hạn chế sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.
- Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen cùng một NST. Nhờ đó trong chọn giống, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.
Các bước trong phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen gồm:
(1)Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
(2)Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc nhều tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3
(3)Tạo các dòng thuần chủng
(4)Sử dụng toán xác suất để tiến hành nghiên cứu để phân tích kết quả phép lai
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được qui luật di truyền là:
A. 3,2,1,4
B. 2,3,4,1
C. 2,1,3,4
D. 3,2,4,1
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành là 3,2,4,1
Tương ứng với khi ta làm 1 thí nghiệm đơn giản :
Chuẩn bị - thí nghiệm – xử lý số liệu thu được – đưa ra giải thích, chứng minh
Đáp án D
Các bước trong phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen gồm:
(1) Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
(2) Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3
(3) Tạo các dòng thuần chủng
(4) Sử dụng toán xác suất để tiến hành nghiên cứu để phân tích kết quả phép lai
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được qui luật di truyền là:
A. 3, 2, 4, 1
B. 2, 3, 4, 1
C. 2, 1, 3, 4
D. 3, 2, 1, 4
Khó khăn trong nghiên cứu di truyền người:
- Người chín sinh dục muộn, số lượng con ít và đời sống kéo dài.
- Số lượng NST khá nhiều, kích thước nhỏ và ít sai khác về hình dạng, kích thước.
- Không thể áp dụng phương pháp lai, phân tích di truyền và gây đột biến như các sinh vật khác vì lí do xã hội.
Ngoài phương pháp nghiên cứu phả hệ và nghiên cứu trẻ đồng sinh thì nghiên cứu di truyền người cần sử dụng phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu tế bào học, phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể, phương pháp nghiên cứu di tuyền phân tửĐể nghiên cứu di truyền học, người ta phải gây tạo các đột biến. Sau khi có được các đột biến, các nhà khoa học phải tiến hành phân tích di truyền các đột biến đó, nghĩa là phải xác định xem đột biến đó là trội hay lặn, có do gen trên NST giới tính quy định không...Để phân tích di truyền các đột biến, người ta phải tiến hành phép lai nào?
A. Lai phân tích
B. Lai thuận nghịch
C. Lai trở lại với dạng ban đầu từ đó gây tạo đột biến
D. Lai hai đột biến với nhau
Đáp án : B
Để phân tích di truyền các đột biến thì người ta tiến hành phép lai thuận nghịch
+ Lai thuận giống lai nghịch => gen nằm trên NST thường
+ Lai thuận khác lai nghịch, phân li tính trạng không xuất hiện đều ở hai giới => gen nằm trên NST giới tính
+ Lai thuận khác lai nghịch , đời con có kiểu hình giống cơ thể mẹ => gen ngoài nhân ( ty thể , lạp thể , plasmid)
Cho các phát biểu sau đây:
(1) Phương pháp nghiên cứu phả hệ là để nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn.
(2) Hội chứng Claiphentơ, ung thư máu và hội chứng Đao là do đột biến nhiễm sắc thể.
(3) Chỉ số ADN được sử dụng trong khoa học hình sự để xác định tội phạm, tìm ra thủ phạm trong các vụ án.
(4) Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit có chứa mã di truyền trên ADN, đoạn nuclêôtit này giống nhau ở các cá thể cùng loài.
(5) Chỉ số IQ là một chỉ số đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ của con người.
Số phát biểu đúng:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án C
Phát biểu đúng/sai
(1) → đúng. Dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ → xác định tính trạng trội, lặn; gen
trên NST thường hay giới tính,…
(2) → đúng. Hội chứng Claiphentơ, hội chứng Đao → do đột biến lệch bội nhiễm sắc thể; ung thư máu→ do đột biến cấu trúc NST.
(3) → đúng. Chỉ số ADN được sử dụng trong khoa học hình sự để xác định tội phạm, tìm ra thủ phạm trong các vụ án, xác định xác trong các tại nạn không còn nguyên vẹn.
(4) →sai. Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit có chứa mã di truyền trên AND, đoạn nuclêôtit này giống nhau ở các cá thể cùng loài (Đúng phải là tình tự lặp lại đoạn nucleotit không mang mã di truyền và tình tự này đặc trưng cho cá thể, loài).
(5) → đúng.
Nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu của Menđen là:
A. Lai các cặp bố mẹ khác nhau về các cặp tính trạng trội lặn rồi theo dõi sự di truyền của các thế hệ con.
B. Dùng phép lai phân tích để xác định tỉ lệ các tính trạng trội lặn ở các đời con cháu
C. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
D. Phân tích sự di truyền của các tỉ lệ trội lặn để rút ra định luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ con cháu
C. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
Ở gà, nghiên cứu sự di truyền của các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau, mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng và có mối quan hệ trội - lặn hoàn toàn. Tiến hành phép lai AaBbDdXMXm x aaBbddXMY. Trong số các cá thể F1, tỷ lệ gà trống có kiểu hình giống gà mẹ là:
A. 15/64
B. 3/64
C. 27/32
D. 3/32
Đáp án D
AaBbDdXMXm x aaBbddXMY
F1 có gà trống có KH giống mẹ aaB_ddXMX- =