Những câu hỏi liên quan
Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
26 tháng 11 2019 lúc 5:34

Yêu cầu kĩ thuật gieo trồng:

- Thời vụ: Trồng chôm chôm vào đầu mưa (tháng 4 – 5) là tốt nhất.

- Khoảng cách trồng: Tuỳ theo loạt đất mà khoảng cách trồng là 8m x 8m hoặc 10m x 10m.

- Đào hố, bón phân lót: Hố trồng có kích thước 60cm x 60 cm x 60cm (nơi đất tốt) hoặc 100cm x 100cm (nơi đất xấu). Bón lót bằng phân hữu cơ và phân hoá học.

Yêu cầu kĩ thuật chăm sóc:

- Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, đảm cho cây sinh trưởng tốt.

- Bón phân thúc: Cây chôm chôm cần được bón nhiều phân đạm và kali. Tiến hành bón 3 lần.

+ Sau khi hái quả và tỉa cành, bón phân hữu cơ và phân hoá học.

+ Bón đón hoá tước khi nở bằng phân đạm và kali.

+ Bón nuôi quả, phân vi lượng và tăng đậu quả.

- Tưới nước: cây chôm chôm cần tưới nước và phủ rơm, rạ quanh gốc cây che gió giữ ẩm. Trời nắng hạn tưới 2 – 3 ngày 1 lần. Thời kì mầm hoa, cần giữ khô để chấm dứt thời kì phát triển lá nên không tưới nước. Sau khi ra hoa, tưới đủ ẩm để có tỉ lệ đậu quả cao.

- Tạo hình sửa cành: Tiến hành cắt tỉa, tạo hình làm cho cây có tán khung cân đối. Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô đảm bảo cho tán cây được thông thoáng.

- Phòng trừ sâu bệnh: Cây chôm chôm thường bị các loại sâu, bệnh phá hại như rệp sấp, rầy, sâu đục cành, đục quả, bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, bệnh phấn trắng…

Yêu cầu kĩ thuật thu hoạch: Quả chôm chôm chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần. Khi vỏ quả có màu vàng (chôm chôm nhãn) hoặc màu đỏ vàng( chôm chôm Java) thì tiến hành thu hoạch.

Bình luận (0)
Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
11 tháng 1 2019 lúc 14:13
Phương pháp nhân giống Ưu điểm Nhược điểm
Gieo hạt Số lượng nhiều, nhanh, dễ thực hiện Cây con có thể khác cây mẹ về phẩm chất quả, lâu ra hoa.
Chiết cành Giữ đặc tính cây mẹ, ra hoa sớm, mau cho quả sớm Dễ bị thoái hoá giống, hệ số nhân giống thấp.
Giâm cành Giữ đặc tính cây mẹ, hệ số nhân giống cao, mau ra hoa quả. Đòi hỏi kĩ thuật cao và thiết bị cần thiết
Ghép Giữ đặc tính cây mẹ, hệ số nhân giống cao, mau ra hoa quả, tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, duy trì nòi giống Kĩ thuật phức tạp trong trong chọn cành ghép và gốc ghép.
Bình luận (0)
Hoàng Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Lương Thị Thanh Hoài
27 tháng 12 2016 lúc 21:01

1.Đặc điểm thực vật của cây ăn quả:

-Rễ: Chủ yếu là rễ cọc gồm 2 loại rễ:

+Rễ cái: to,khỏe,đâm sâu xuống đất từ 1-10m giúp cây đứng vững và hút nước,chất dinh dưỡng nuôi cây.

+Rễ con: nhỏ,nhiều,mọc ra từ rễ cái, lan trên mặt đất có độ sâu từ 0,1-1,0m.Rễ con hút nước,chất dinh dưỡng cho cây.

-Thân:

Thân cây ăn quả chủ yếu là thân gỗ, cứng,cao, nhiều cành

Hỏi đáp Công nghệ

-Hoa: Cây ăn quả có 3 loại hoa:

+Hoa cái:Nhụy phát triển

+Hoa đực:Nhị phát triển

+Hoa lưỡng tính: Có cả nhụy và nhị phát triển

-Qủa và hạt:

+Có 2 loại quả: quả thịt,quả hạch

+Số lượng,màu sắc của hạt tùy thuộc vào từng loại hạt

Bình luận (0)
Lương Thị Thanh Hoài
27 tháng 12 2016 lúc 21:06

2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp:

-Giâm,chiết,ghép: Loại cây:xoài,nhãn,bưởi,chanh,quất,....

-Gieo hạt:xoài,nhãn,vải,bưởi,chanh,quất,mít,.....

Chúc bạn thi tốt!!!!!

Bình luận (0)
Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
3 tháng 7 2019 lúc 16:10

Gieo hạt: xoài, chôm chôm, vải…

Chiết cành: chôm chôm, vải

Giâm cành: chôm chôm, vải

Ghép: vải.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
16 tháng 9 2023 lúc 23:11

Các biện pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ví dụ:

- Nuôi cấy mô: Cây phong lan, cây sâm ngọc linh,…

- Giâm cành: cây rau muống, cây rau ngót, cây hoa hồng,…

- Chiết cành: Cây cam, bưởi, táo,...

Bình luận (0)
Ngô Phương Uyên
Xem chi tiết
Phương Hà
27 tháng 1 2021 lúc 21:02

Câu 1: _ Vai trò của trồng trọt:

+ Cung cấp thức ăn cho người.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.

            _Nhiệm vụ của trồng trọt:

+ Đẩy mạnh trồng trọt.

+ Đảm bảo đời sống của nhân dân và phục vụ chăn nuôi.

+ Phát triển các loại cây trồng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến như: chế biến rau, củ, quả, công nghiệp làm giấy, các sản phẩm từ cao su.

+ Đẩy mạnh trồng các cây đặc sản, lấy nguyên liệu cho xuất khẩu như: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều,...

Câu 2:_Tác hại của sâu, bệnh với cây trồng:

 Sâu bệnh phá hại làm cây trồng sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng nông sản.

          _Khái niệm về côn trùng:côn trùng là lớp động vật thuộc ngành chân khớp.

          _Khái niệm về bệnh cây:bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây.

          _Các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại:

+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại.

+ Biện pháp thủ công.

+ Biện pháp hóa học.

+ Biện pháp sinh học.

+ Biện pháp kiểm dịch thực vật.

Câu 3: _Vai trò của giống cây trồng: góp phần tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ gieo trồng trong một năm.

           _Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp gây đột biến, phương pháp cấy mô.

Câu 4:_Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có thể sinh sống

          _Vai trò của đất trồng: cung cấp oxi, nước, dinh dưỡng cho cây, giữ cho cây đứng vững.

          _Thành phần chính của đất trồng: phần khí, lỏng, rắn.

          _vd: Đất thịt giàu chất dinh dưỡng cho cây trồng vì đất có các hạt nhỏ và nhiều mùn.

 

Bình luận (0)
_____Teexu_____  Cosplay...
Xem chi tiết
Kiều Đan
Xem chi tiết
Khanh Lang Tu
22 tháng 12 2016 lúc 21:17

1) sâu bệnh hại là lớp động vật thuộc nghành chân khớp

nó có 3 phần: đầu, ngực, bụng

có 3 đôi chân, 2 đôi cánh,1 đôi râu

*biện pháp

hóa học

thủ công

sinh học

canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh

Bình luận (0)
Anh Trần
Xem chi tiết
Ngô Châu Bảo Oanh
Xem chi tiết
Anh Lan
7 tháng 1 2017 lúc 14:20

Các phương pháp nhân giống cây trồng là:

- Giâm cành,gép mắt, chiết cành

CHÚC BẠN HỌC TỐTvui

Bình luận (0)