hãy kể lại câu chuyện từ bài thơ đồng chí theolời kể của tác giả
Em hãy kể lại bài thơ '' Đồng Chí '' của nhà thơ Chính Hữu Thành một câu chuyện theo lời của tác giả. Mọi người giúp với đang cần gấp ạ
em hãy kể lại bài thơ đồng chí của nhà thơ chính hữu thành 1 câu chuyện theo lời tác giả
k mạng nha (: cứu với sắp thi cuối kì r
Z tui tra mạng rồi bạn tham khảo mà tự làm nhê :v
Tham Khảo :)
https://download.vn/dong-vai-nguoi-linh-ke-lai-bai-tho-dong-chi-cua-chinh-huu-41682
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
Mỗi lần đọc lại câu thơ ấy của Tố Hữu, trong tôi lại ùa về biết bao kỉ niệm của những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng. Tôi nhớ những ngày hành quân ra trận, nhớ những hôm liên hoan cùng bà con đồng bào. Nhưng có lẽ, để lại dấu ấn rõ nét hơn cả là những người đồng đội đã cùng tôi kề vai sát cánh.
Nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, tôi cùng nhiều người khác hăm hở lên đường đi đánh giặc. Vốn xuất thân là nông dân, hành trang của tôi chẳng có gì ngoài lòng nồng nàn yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Tôi được phân vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, trong đơn vị cũng có khá nhiều người có xuất thân và hoàn cảnh giống tôi, chúng tôi nhanh chóng làm quen và trở thành thân thiết. Điều đầu tiên chúng tôi trao đổi là về miền quê của mỗi người. Quê hương anh là một vùng chiêm trũng ven biển khó cấy cày làm ăn, còn quê tôi cũng chẳng khá hơn gì, là vùng trung du miền núi “chó ăn đá gà ăn sỏi”. Phải chăng cùng xuất thân từ những miền quê nghèo khó đã giúp chúng tôi xích lại gần nhau hơn? Giữa bọn tôi tồn tại một sợi dây cảm thông kì lạ mặc dù chỉ vừa mới quen biết. Hơn nữa, ngoài có chung hoàn cảnh xuất thân, chúng tôi còn chung cả lí tưởng và mục đích chiến đấu. Những người nông dân vốn xưa nay chỉ quen tay cấy tay cày bỗng giờ phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ ruộng nương nhà cửa, những người thân yêu và miền quê yêu dấu. Nói chúng tôi ra đi mà không lưu luyến là nói dối, nhưng vận nước đang lâm nguy, chẳng một ai có thể ngồi yên chờ đợi. Tôi cùng đồng đội đành phải gác lại tất cả, quyết chí hy sinh vì Tổ quốc.
Tây Bắc vốn nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc. Những cơn sốt rét rừng vẫn còn ám ảnh tôi tới tận bây giờ, khi nghĩ lại vẫn thấy rùng mình ớn lạnh. Ai trải qua rồi mới biết cái cảm giác bên trong thì lạnh buốt, bên ngoài thì nóng toát mồ hôi nó như thế nào. Thực tế, số đồng đội tôi chết vì sốt rét còn nhiều hơn cả hy sinh ngoài trận mạc. Khi ấy, có một chiếc chăn đơn mà tận hai người đắp chung. Thế nhưng, chính cái thiếu thốn, gian khổ: “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” ấy đã khiến chúng tôi dễ dàng cảm thông và thấu hiểu nhau nhiều hơn. Cuộc kháng chiến những ngày đầu vô cùng khó khăn vì phải chờ sự viện trợ từ quốc tế. Những ngày thiếu thốn quân trang quân bị, nhìn cái áo rách vai, cái quần có vài mảnh vá, chúng tôi chỉ biết cười, nắm tay nhau để cùng vượt qua khó khăn. Có cả những hôm hành quân trong rừng mà chân không giày, cộng với cái rét cắt da cắt thịt làm cho cuộc hành quân trở nên gian nan gấp bội phần.
Bên cạnh những khó khăn, gian khổ thường thấy, đời lính cũng không hiếm những phút giây lãng mạn. Những hôm phục kích chờ giặc, bên cạnh đồng đội, tôi còn có vầng trăng trên cao làm bạn. Ngắm nhìn ánh trăng chiếu rọi khắp nhân gian, khu rừng không còn âm u, vắng lặng mà mang nét thơ mộng, trữ tình hiếm có. Đêm càng khuya, vầng trăng càng chếch bóng xuống dần. Có lúc trăng như đang treo lơ lửng trên đầu ngọn súng, tâm hồn người chiến sĩ bỗng chốc biến thành thi sĩ.
Cuộc chiến đã đi qua hơn nửa đời người nhưng mỗi lần nhớ lại những năm tháng ấy, trong tôi dâng lên một niềm xúc động khó tả. Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn chính là sức mạnh giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến.
hãy đóng vai người lính trong bài thơ đồng chí ( chính hữu) để kể lại câu chuyện đó ?
Tham khảo!
Tôi là người lính những năm tháng chống Pháp cứu nước. Giờ đây khi chiến tranh đã qua đi rất lâu rồi nhưng trong lòng tôi vẫn chẳng thể nào quên đi được những hồi ức của cuộc chiến năm xưa.
Tôi xuất thân từ một gia đình nông dân cơ hàn và nghèo khó. Như bao thanh niên trai tráng trong làng khác, khi cuộc chiến chống thực dân Pháp bước vào thời điểm cao trào, tôi xung phong lên đường nhập ngũ. Trong thời gian tôi nhập ngũ và chính thức trở thành một người lính bộ đội cụ Hồ, tôi đã quen và thân thiết với những người lính khác cũng ở độ tuổi trai tráng như tôi. Họ cũng đều là những người đến từ những vùng quê khác nhau của đất nước và bỏ lại tất cả bạn bè, gia đình quê hương để đi theo tiếng gọi của tổ quốc.
Chúng tôi từ những kẻ xa lạ, đã cùng nhau sống và chiến đấu thân thiết như những người anh em ruột thịt. Trong điều kiện khó khăn và thiếu thốn ấy, chúng ta san sẻ cho nhau từ tấm chăn đến miếng cơm, manh áo.Vì thời gian ở rừng là chủ yếu nên chúng tôi đều bị sốt rét. Đầu đau và cơ thể thì lạnh và mệt vô cùng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cùng nhau yêu thương, đoàn kết và đùm bọc nhau, cũng như gọi nhau một tiếng đồng chí thắm thiết. Vào những ngày tập kích giặc trong rừng, chúng tôi luôn cùng nhau nín thở để chiến đấu, cùng nhau kề vai sát cánh, vào sinh ra tử dưới ánh trăng rọi xuống màn sương muối trong rừng.
Bây giờ tôi đã tuổi cao sức yếu, còn người đồng chí của tôi năm xưa đã yên nghỉ được mấy năm nay. Chúng tôi đã từng có những ngày tháng oanh liệt, hy sinh cho dân tộc đất nước như thế đấy.
Sau Chiến dịch mùa thu năm 1945, thực dân Pháp lại nổ súng tấn công tái xâm lược nước ta. Trước hiện thực đất nước gian khó, tôi cùng một số người bạn của mình nơi vùng quê cùng nuôi chí lớn hăm hở tham gia góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Bằng một lòng yêu nước nồng nàn, tôi quyết tâm trở thành một người lính nguyện hi sinh bản thân vì nền độc lập của nước nhà.
Tôi được phân vào một đơn vị tham gia chiến dịch Việt Bắc vào năm 1947 cùng với nhiều những quân đoàn khác. Tôi có dịp được tiếp xúc và trò chuyện với nhiều người lính cùng tham gia vào chiến dịch. Là những người xa lạ, chúng tôi có cơ hội được gặp mặt nhau cũng là vì lời kêu gọi của tổ quốc. Nói chuyện với nhau, tôi mới biết rằng giữa những người lính chúng tôi có nhiều điểm chung: đều là những người nông dân chân chất làm ăn, tay chưa quen cầm súng. Nếu như tôi đến từ vùng trung du đất đai khô cằn sỏi đá, bạc màu mưa nắng thì anh lại xuất thân từ vùng đồng chiêm trũng ven biển, đất đai nhiễm phèn với nỗi ám ảnh ngàn đời chiêm khê mùa thối. Tuy đến từ những vùng miền khác nhau nhưng chúng tôi đều thấm thía cái khổ, cái khắc nghiệt của đời làm nông dân. Là những người anh em sẽ cùng kề vai sát cánh bên nhau chiến đấu vì đất nước, chúng tôi đã nhanh chóng trở thành những người tri kỉ, gắn bó bên nhau vào sinh ra tử. Có người đồng chí chia sẻ với tôi rằng tham gia vào cuộc chiến này anh vừa vui vừa buồn. Vui vì có thể đóng góp sức mình cho công cuộc giải phóng chung của cả dân tộc nhưng buồn vì còn vợ con mong ngóng nơi quê nhà, ruộng nương thì vứt đấy đành gửi nhờ bạn thân trông coi, vậy là cả một gia tài cả đời làm lụng vất vả giờ đây không biết làm thế nào. Thế nhưng anh bảo, anh vui nhiều hơn là buồn bởi tham gia vào cuộc chiến là anh tự nguyện, chiến đấu và hi sinh cho tổ quốc là nguyện vọng cả đời của anh cốt có thể một phần góp sức đem lại hòa bình, ấm no cho nhân dân. Nghe anh nói thế, tôi nghẹn ngào mà xúc động lại như được tiếp thêm sức mạnh trong suốt cuộc hành quân vất vả.
Tây Bắc vốn là chốn rừng thiêng nước độc. Nhiều người đã phải bỏ mạng không phải vì hi sinh trên chiến trường mà vì cơn sốt rét tai ác do không có thuốc chữa trị. Thậm chí sau này, khi đã bước ra khỏi cuộc chiến tranh gian lao, từng cơn sốt rét rừng vẫn còn ám ảnh trong tâm trí tôi. Phải là người trực tiếp trải qua mới thấy nó đáng sợ đến như thế nào, bên ngoài thì nóng toát mồ hôi, bên trong thì lạnh buốt. Chúng tôi chỉ là những người lính nghèo phải tự xoay sở giữa không gian núi rừng hoang sơ giá lạnh. Thiếu thốn quân trang, quân phục, chân thì đi đất nhưng trên tất cả, chúng tôi, những người lính vẫn có nhau, luôn đồng hành và thấu hiểu cho nhau. Chính bởi vậy mà chúng tôi luôn lạc quan, miệng nở nụ cười mà không ngừng tiến lên phía trước, nắm lấy tay nhau cất bước tiến lên trong cuộc hành quân đầy rẫy những gian khổ, khắc nghiệt.
Khó khăn, gian nan là vậy, thế nhưng đời lính chúng tôi vẫn có được những giây phút hết sức lãng mạn giữa không gian núi rừng hoang vắng. Đêm xuống, sương muối dày đặc phủ kín cánh rừng hoang vu. Cái lạnh tê tái của mùa đông núi rừng như cứa vào da vào thịt chúng tôi. Thế nhưng, đứng canh gác điều làm tôi chú ý hơn cả là vầng trăng tròn vành vạnh ở trên cao. Trăng như người bạn đồng hành của những người lính trong suốt những mùa chiến dịch đầy gian truân, vất vả. Ánh trăng trên tỏa ánh sáng xuống mặt đất như thức cùng những người lính chúng tôi trong đêm. Có được những giây phút thơ mộng mà lãng mạn như thế này, cùng nhau tôi lại thấy chúng tôi được gắn kết với nhau gần hơn chút nữa. Có lẽ chính tình đồng chí đồng đội góp phần biến giây phút này trở nên đẹp đẽ và yên bình hơn bao giờ hết.
Tham gia vào chiến dịch nào có ai biết được sống chết lúc nào, nhưng vượt lên trên tất cả những nỗi sợ tầm thường ấy, tôi luôn sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tổ quốc bởi có lẽ tôi luôn biết rằng tôi không đơn độc một mình mà sẽ luôn có những người đồng chí, đồng đội tri kỉ trung thành cùng tôi vào sinh ra tử để có thể đi qua mọi gian khó, chiến đấu đến cùng vì một lí tưởng cao cả của dân tộc sau này.
em hãy đóng vai nhận vật người lính trong bài thơ "Đồng chí" kể lại câu chuyện.
“Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi
Nào có mong chi đâu ngày trở về
Ra đi ra đi bảo toàn sông núi
Ra đi ra đi thà chết chớ lui”
Mỗi lần nghe lại những giai điệu hào hùng này trong lòng tôi lại trào lên những cảm xúc khó tả. Tôi-người lính trong chiến dịch chống Pháp năm ấy. Những năm tháng mưa bom bão đạn, những năm tháng đói khổ gian nan và những năm tháng của tình đồng đội tình đồng chí keo sơn gắn bó đối với tôi là những năm tháng đầy giá trị và quý báu, khắc tạc nên những kỉ niệm chẳng thể phai nhòa trong ký ức và trái tim cách mạng nhiệt thành này.
Những người lính chúng tôi từ những miền quê khác nhau, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc cùng sum họp về đây, về dưới ánh sáng lý tưởng của ngọn cờ cách mạng. Buổi đầu với bao bỡ ngỡ, xa lạ chúng tôi chào hỏi nhau bằng những câu trân thành, chất phác: Quê anh ở đâu? Anh bạn nhập ngũ cùng tôi ngày ấy không ngần ngại chia sẻ: “Quê tôi vùng ven biển ngập mặn, ít phù sao; mùa màng khó khăn” Tôi cũng thật thà đáp cùng: “Còn tôi lại sinh ra ở vùng quê xơ xác; đất đai cằn cỗi; cây cối hoa màu khó mà phát triển; kinh tế đói kém, chiến tranh tàn phá khiến cho đời sống con người khốn khó trăm bề” Cái vỗ vai thấu hiểu đầy cảm thông, sự sẻ chia nhọc nhằn; trân thành; và cả cái chất phác của những anh nông dân như đã xua tan đi mọi khoảng cách, mọi sự xa lạ, kéo những người lính chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Đó cái mục làm quen của người lính nó mộc mạc, chất phác và giản đơn lắm các bạn ạ.
Chúng tôi đến đây vì ước mơ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và hi vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn nhà, muôn nơi.
Trước khi về đây chúng tôi ai cũng đã từng có cho mình những ước mơ; hoài bão và cả những định hướng riêng cho cuộc đời mình. Nhưng chúng tôi biết chúng tôi hiểu và chúng tôi khao khát biết nhường nào 2 chữ “Tự do”. Bởi vì thể chúng tôi vẫn quyết tâm hòa ước mơ riêng vào ước mơ chung; hi sinh cái tôi cá nhân; bỏ mặc lại quê hương; gia đình; tình yêu lên đường ra chiến trận nhập ngũ; đánh đuổi kẻ thù. Trong lòng chúng tôi cũng buồn lắm chứ, cũng nhớ và yêu quê hương da diết lắm chứ nhưng chúng tôi nhận thức được rõ ràng hơn cả: “Có độc lập quê hương, gia đình mới có thể thanh bình’. Chính động lực đó đã nâng bước những chàng trai trẻ ngày ấy mang súng hăng say ra chiến trận lập công.
Cuộc sống người lính bắt đầu với bao gian khổ, hi sinh và mất mát. Cơm ăn không đủ no, đi nhiều hơn ngủ; hành quân liên tục. Tôi còn nhớ mãi trận sốt rét giữa rừng hoang lạnh giá năm ấy. Những người đồng đội của tôi và cả tôi phải đối diện với căn bệnh quái ác- sốt xuất huyết; lương thực và thuốc men thì không kịp chi viện cho quân đội, chúng tôi cứ thế mê man, sốt run người. Khí hậu khắc nghiệt; địa hình hiểm trở như những con quỷ chỉ chực nuốt trọn những tấm thân gầy gò, xanh xao, bệnh tật ấy. Những đôi bàn tay nắm chặt, động viên an ủi; dìu dắt nhau qua những hang núi hiểm trở. Người ốm cõng người ốm, người ốm chăm sóc cho người ốm; cùng nhường nhau bát cháo loãng húp vội; đắp cho nhau chiếc khăn lạnh giữa chặng đường hành quân. Nhớ lại những tháng ngày đấu tranh nghiệt ngã với bệnh tật với thiên nhiên lòng tôi lại đau xót đến nhói lòng. Trận dịch bệnh năm ấy đã cướp đi của tôi biết bao người đồng đội, các anh nằm lại rải rác trên cung đường hành quân, được đắp vội tấm chiếu và tấm lòng thương tiếc của người ở lại. Và rồi chúng tôi lại tiếp tục lên đường hành quân, tiếp tục
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
Mỗi lần đọc lại câu thơ ấy của Tố Hữu, trong tôi lại ùa về biết bao kỉ niệm của những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng. Tôi nhớ những ngày hành quân ra trận, nhớ những hôm liên hoan cùng bà con đồng bào. Nhưng có lẽ, để lại dấu ấn rõ nét hơn cả là những người đồng đội đã cùng tôi kề vai sát cánh.
Nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, tôi cùng nhiều người khác hăm hở lên đường đi đánh giặc. Vốn xuất thân là nông dân, hành trang của tôi chẳng có gì ngoài lòng nồng nàn yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Tôi được phân vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, trong đơn vị cũng có khá nhiều người có xuất thân và hoàn cảnh giống tôi, chúng tôi nhanh chóng làm quen và trở thành thân thiết. Điều đầu tiên chúng tôi trao đổi là về miền quê của mỗi người. Quê hương anh là một vùng chiêm trũng ven biển khó cấy cày làm ăn, còn quê tôi cũng chẳng khá hơn gì, là vùng trung du miền núi “chó ăn đá gà ăn sỏi”. Phải chăng cùng xuất thân từ những miền quê nghèo khó đã giúp chúng tôi xích lại gần nhau hơn? Giữa bọn tôi tồn tại một sợi dây cảm thông kì lạ mặc dù chỉ vừa mới quen biết. Hơn nữa, ngoài có chung hoàn cảnh xuất thân, chúng tôi còn chung cả lí tưởng và mục đích chiến đấu. Những người nông dân vốn xưa nay chỉ quen tay cấy tay cày bỗng giờ phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ ruộng nương nhà cửa, những người thân yêu và miền quê yêu dấu. Nói chúng tôi ra đi mà không lưu luyến là nói dối, nhưng vận nước đang lâm nguy, chẳng một ai có thể ngồi yên chờ đợi. Tôi cùng đồng đội đành phải gác lại tất cả, quyết chí hy sinh vì Tổ quốc.
Tây Bắc vốn nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc. Những cơn sốt rét rừng vẫn còn ám ảnh tôi tới tận bây giờ, khi nghĩ lại vẫn thấy rùng mình ớn lạnh. Ai trải qua rồi mới biết cái cảm giác bên trong thì lạnh buốt, bên ngoài thì nóng toát mồ hôi nó như thế nào. Thực tế, số đồng đội tôi chết vì sốt rét còn nhiều hơn cả hy sinh ngoài trận mạc. Khi ấy, có một chiếc chăn đơn mà tận hai người đắp chung. Thế nhưng, chính cái thiếu thốn, gian khổ: “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” ấy đã khiến chúng tôi dễ dàng cảm thông và thấu hiểu nhau nhiều hơn. Cuộc kháng chiến những ngày đầu vô cùng khó khăn vì phải chờ sự viện trợ từ quốc tế. Những ngày thiếu thốn quân trang quân bị, nhìn cái áo rách vai, cái quần có vài mảnh vá, chúng tôi chỉ biết cười, nắm tay nhau để cùng vượt qua khó khăn. Có cả những hôm hành quân trong rừng mà chân không giày, cộng với cái rét cắt da cắt thịt làm cho cuộc hành quân trở nên gian nan gấp bội phần.
Bên cạnh những khó khăn, gian khổ thường thấy, đời lính cũng không hiếm những phút giây lãng mạn. Những hôm phục kích chờ giặc, bên cạnh đồng đội, tôi còn có vầng trăng trên cao làm bạn. Ngắm nhìn ánh trăng chiếu rọi khắp nhân gian, khu rừng không còn âm u, vắng lặng mà mang nét thơ mộng, trữ tình hiếm có. Đêm càng khuya, vầng trăng càng chếch bóng xuống dần. Có lúc trăng như đang treo lơ lửng trên đầu ngọn súng, tâm hồn người chiến sĩ bỗng chốc biến thành thi sĩ.
Cuộc chiến đã đi qua hơn nửa đời người nhưng mỗi lần nhớ lại những năm tháng ấy, trong tôi dâng lên một niềm xúc động khó tả. Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn chính là sức mạnh giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến.
Trải qua bao nhiêu năm tháng khổ đau, vất vả, cuối cùng chiến tranh đã đi qua. Hôm nay, ngồi trong căn nhà nhỏ, trong cái sự bình yên của đất nước, tôi đã có thể ngước nhìn lên ánh trăng sáng rực trong bầu trời đêm. Ánh trăng gợi nhớ cho tôi về những kỉ niệm ngày còn cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến khu Việt Bắc. Đó là những đêm trăng dài cùng người đồng chí thân thương trải qua mà tôi vẫn nhớ mãi đến tận bây giờ.
Anh và tôi, gặp nhau trong chiến khu. Cả hai chúng tôi lúc ấy còn là những người trẻ, vô tư và tràn đầy nhiệt huyết. Quê hương anh “nước mặn đồng chua”, làng tôi nghèo “đất cày lên sỏi đá”. Chúng tôi đều có xuất thân từ những vùng đất khó khăn, cảnh ngộ nghèo khó như nhau cả. Mang theo vẻ hồn nhiên chân thật của người lao động, anh và tôi đã sớm thân quen với nhau.
Chúng tôi vốn dĩ là hai con người hoàn toàn xa lạ, bằng một cách nào đó đã gặp nhau và trở nên thân thiết. Có lẽ tình cảm giữa tôi với anh ngày một nảy nở qua những lần cùng làm chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau lúc chiến đấu. “Súng bên súng, đầu kề sát đầu” cùng ra vào nơi chiến trường đầy hiểm nguy. Lại nhớ những đêm cùng đắp chung chăn dưới nền trời lạnh cóng. Đó là mối tình tri kỉ giữa anh và tôi-tình đồng chí giản dị mà thanh cao.
Anh và tôi là hai người có cùng chung chí hướng, là hai con người rời khỏi quê hương để tham gia chiến đấu. Chúng tôi dù có xuất thân khác nhau nhưng có lẽ cùng một giấc mơ-giấc mơ về ngày đất nước độc lập. Những đêm cạnh nhau, anh kể tôi nghe chuyện về quê hương anh. Ruộng nương anh gửi cả cho bạn thân mình cày hộ, còn căn nhà đành phải bỏ mặc cho gió to tàn phá. Anh lại kể, kể những câu chuyện riêng tư, anh chia sẻ cho tôi mọi nỗi lòng của mình, những suy nghĩ thầm kín ấy được anh nói ra một cách chân thật và đầy đủ. Mỗi ngày trôi đi, tôi lại càng hiểu về anh nhiều hơn, mối quan hệ của chúng tôi vì thế ngày một thắm thiết.
Chúng tôi cùng nhau trải qua bao gian khó của chiến tranh.Lúc ấy ở rừng có đại dịch sốt rét. Anh em chiến hữu của tôi chết rất nhiều, bởi vì lúc ấy vẫn chưa có bất cứ loại thuốc hiệu quả nào để chữa trị cả. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, rét run cả người, toàn thân thể ướt ngập mồ hôi. Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá. Trải qua đại dịch như vậy nhưng chúng tôi luôn bên nhau, tương trợ cho nhau vượt qua khó khăn. Mệt mỏi là vậy nhưng miệng vẫn cười?, lạnh cóng là thế nhưng vẫn luôn cười, phần vì không thể để anh lo lắng, mặt khác, nụ cười là động lực giúp tôi cố gắng từng ngày. Anh nắm tay tôi thật chặt, động viên tôi, tiếp thêm sức mạnh vượt qua bệnh tật.
Rồi khỏe bệnh, anh và tôi tiếp tục nhận nhiệm vụ. Những đêm rừng hoang sương muối, anh và tôi đứng canh gác cạnh bên nhau “chờ” giặc tới. Có lẽ tình đồng chí của chúng tôi đã sưởi ấm lòng giữa cảnh rừng hoang lạnh giá. Trong cảnh phục kích giặc giữa rừng, chúng tôi còn một người bạn nữa, đó là vầng trăng. Súng và trăng tuy gần mà xa, nhưng lại bổ sung và hài hòa vào nhau, giống như tình đồng chí của tôi và anh. Trong cái buốt giá luồn vào da thịt, đầu súng của người chiến sĩ và vầng trăng đứng cạnh bên nhau, đầu súng có trách nhiệm bảo vệ vầng trăng hòa bình.
Đất nước bây giờ đã độc lập, bình yên. Tôi bây giờ đã có thể sống một cách thoải mái không lo sợ chiến tranh. Tuy nhiên, đôi lúc tôi lại nhớ về khoảng thời gian còn chiến đấu, nhớ về anh-người bạn tri kỉ của mình. Tất cả những gian khổ của đời lính tôi đã có thể vượt qua được, nhờ vào sự gắn bó, tiếp sức của tình đồng đội. Đó là khoảng thời gian mà tôi sẽ luôn nhớ mãi.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ Đồng Chí bằng ngôi kể thứ 3
tưởng tượng mình là người lính trong bài thơ đồng chí hãy chuyển bài thơ thành một câu chuyện kể
Tham khảo!
Tôi là người lính những năm tháng chống Pháp cứu nước. Giờ đây khi chiến tranh đã qua đi rất lâu rồi nhưng trong lòng tôi vẫn chẳng thể nào quên đi được những hồi ức của cuộc chiến năm xưa.
Tôi xuất thân từ một gia đình nông dân cơ hàn và nghèo khó. Như bao thanh niên trai tráng trong làng khác, khi cuộc chiến chống thực dân Pháp bước vào thời điểm cao trào, tôi xung phong lên đường nhập ngũ. Trong thời gian tôi nhập ngũ và chính thức trở thành một người lính bộ đội cụ Hồ, tôi đã quen và thân thiết với những người lính khác cũng ở độ tuổi trai tráng như tôi. Họ cũng đều là những người đến từ những vùng quê khác nhau của đất nước và bỏ lại tất cả bạn bè, gia đình quê hương để đi theo tiếng gọi của tổ quốc.
Chúng tôi từ những kẻ xa lạ, đã cùng nhau sống và chiến đấu thân thiết như những người anh em ruột thịt. Trong điều kiện khó khăn và thiếu thốn ấy, chúng ta san sẻ cho nhau từ tấm chăn đến miếng cơm, manh áo.Vì thời gian ở rừng là chủ yếu nên chúng tôi đều bị sốt rét. Đầu đau và cơ thể thì lạnh và mệt vô cùng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cùng nhau yêu thương, đoàn kết và đùm bọc nhau, cũng như gọi nhau một tiếng đồng chí thắm thiết. Vào những ngày tập kích giặc trong rừng, chúng tôi luôn cùng nhau nín thở để chiến đấu, cùng nhau kề vai sát cánh, vào sinh ra tử dưới ánh trăng rọi xuống màn sương muối trong rừng.
Bây giờ tôi đã tuổi cao sức yếu, còn người đồng chí của tôi năm xưa đã yên nghỉ được mấy năm nay. Chúng tôi đã từng có những ngày tháng oanh liệt, hy sinh cho dân tộc đất nước như thế đấy.
Em hãy tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện người lính trong bài thơ đồng chí. Hãy kể lại cuộc hặp gỡ và trò chuyện đó.
Giờ cũng đã gần nửa đêm, nhưng tôi vẫn không sao ngủ được vì lo lắng cho bài kiểm tra 1 tiết bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vào sáng mai. Ước gì, tôi được gặp những người chiến sĩ bộ đội Trường Sơn để có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống, con người họ mà cô giáo đã giảng trên lớp. Suy nghĩ ấy cứ dai dẳng theo tôi đi vào giấc ngủ…
Tỉnh dậy, trước mắt tôi hiện lên là một khung cảnh lạ lẫm, mịt mù .Đó là một con đường gập ghềnh những sỏi đá, từng đoàn, từng đoàn xe nối đuôi nhau chạy trên đường không ngừng nghỉ. Bỗng, một tiếng nói cất lên về phía tôi:
- Này cháu bé, sao cháu lại đứng ở đây, nguy hiểm lắm, lên đây với chú.
Đó là một chú bộ đội chừng mười tám đôi mươi, nước da ngăm đen, khỏe mạnh, chú mặc một bộ quần áo còn dính cả đất và cát trên áo nhưng nét mặt chú tươi rạng rỡ như ánh mặt trời, chú kéo tôi lên trên xe ngồi, lúc này, tôi mới kịp để ý tới những chiếc xe ở đây. Đó là xe đã cũ, lớp vỏ bên ngoài đều đã bị bong tróc, han gỉ, đặc biệt, những chiếc xe này đều không có kính, hoặc vỡ gần hết. Một chiếc xe tồi tàn như này lại có thể đi trên con đường xấu xí, chông gai thế này ư?
- Bọn chú là bộ đội đang trên đường vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí vào miền Nam. Đây là nơi cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt nhất.
Thì ra, đây chính là con đường Trường Sơn huyết mạch nổi tiếng năm nào. Những chú bộ đội ở đây là nhân vật chính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật, những người lính không ngại khó khăn gian khổ với một sức mạnh, một ý chí kiên cường bất khuất.Tôi hỏi, tại sao xe không có kính, các chú giải thích một cách hài hước:
- Không có kính không phải vì xe không có kính, bom giật bom rung kính vỡ mất rồi.
Quả vậy, nhìn cảnh vật xung quanh, ta mới thấy được sự đáng sợ của chiến tranh, cả khu rừng Trường Sơn toàn là những gốc cây trơ trụi do những đợt trải bom ác liệt, khói bụi mù mịt cùng với một mùi hăng của thuốc súng khiến ta cảm giác lảo đảo, khó chịu, chim muông tan tác, tiếng trực thăng, máy bay ngay trên đầu làm ta cảm nhận rõ ràng tử thần cận kề. Ấy vậy mà các chú vẫn ung dung, không quản ngại khó khăn, giữ tư thế ngẩng cao đầu mà bước tiếp trên con đường gian nan, hiểm trở. Qua lời kể của các chú, những khó khăn đó, những thiếu thốn đó lại trở nên rất lãng mạn, trữ tình. Trong mắt các chú không khói bom mà chỉ có gió, sao trời, cánh chim, con đường chạy thẳng vào tim…Từ buồng lái đã vỡ hết kính, làn gió đã lùa vào vừa cay vừa đắng cũng chỉ như đang xoa dịu, rồi cả những hạt mưa sa, hạt bụi bay vào làm cho những mái tóc trắng xóa như người già, họ cũng chưa cần rửa nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ lạc quan làm sao! Đặc biệt hơn cả là cái cách mà những người lính chào nhau: bắt tay nhau qua ô cửa kính vỡ. Họ không hề quen biết nhau, nhưng vẫn không ngần ngại trao cho nhau những cái bắt tay, những lời động viên, thăm hỏi, tiếp sức cho nhau để cùng nhau vượt qua cung đường phía trước rồi khi dừng xe nghỉ ngơi, họ lại quây quần bên chiếc bếp Hoàng Cầm, cùng nấu cơm, cùng chung bát đũa. Họ coi nhau là một gia đình, là người một nhà.Thú tình cảm mộc mạc đơn thuần đó lại là sức mạnh giúp dân tộc ta chiến thắng quân thù, bảo vệ hòa bình tổ quốc.
Tiếng mẹ gọi dậy đi học đánh thức tôi khỏi giấc mơ đẹp, nhớ lại những lời tâm sự của người lính tôi khâm phục và biết ơn ý chí kiên cường, tình đồng chí, đồng đội của họ để con cháu được cuộc sống tươi đẹp của chúng ta ngày hôm nay.
Anh (chị) hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể.
Khổ thơ đầu mở ra giấc mơ của chính tác giả, câu thơ đầu tiên nghe như tác giả đặt vấn đề có vẻ khách quan: câu chuyện tôi sắp kể “chẳng biết có hay không”
Cách “nhập đề” lạ, một sự “hư cấu” nghệ thuật.
Nó là cớ để nhân vật bộc lộ được cảm xúc trong “cõi mộng”
- Cách vào đề gợi được sự thích thú, tò mò, dường như rất có duyên đối với người đọc
Hãy kể lại tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
* Gợi ý dàn bài:
* Mở bài:
Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc bài thơ “Đồng chí” và tình đồng chí đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp nói chung, trong bài thơ nói riêng.
* Thân bài:
- Kể về tình đồng chí đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính trong bài thơ:
+ Những người lính trong bài thơ họ đều xuất thân từ nông dân, từ những vùng quê nghèo.
+ Họ cùng chung mục đích, lý tưởng, chung nhiệm vụ.
+ Họ cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
+ Họ cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.
+ Tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính.
+ Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối gió rét.
* Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng cụ thể là hình ảnh anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Suy nghĩ của bản thân về những người lính cách mạng...