Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Khoa
Xem chi tiết
BẢO LINH NGUYỄN
Xem chi tiết
Ngọc Huyền Nguyễn
Xem chi tiết
Đạt Trần
6 tháng 3 2018 lúc 22:49

Tham khảo :)

-Văn bản nói về hiện tượng một bộ phận thanh niên mải chạy theo những nhu cầu về vật chất, không chú trọng đến đời sống văn hóa tinh thần. .

-Thành ngữ được sử dụng trong văn bản là “phong ba bão táp”. Thành ngữ “phong ba bão táp” có nghĩa là những khó khăn, gian khổ.

-Chữ “mỏng” có nghĩa là sự yếu đuối, kém cỏi về đạo đức, nhân cách, nghị lực, sức mạnh, bản lĩnh, ý chí,… không đủ sức chống đỡ những thử thách gian khổ trong cuộc sống

Đạt Trần
6 tháng 3 2018 lúc 23:00

Dựa vào những ý chính ấy mà phân tích

Xun TiDi
Xem chi tiết
Trần Tuấn Đạt
27 tháng 3 2022 lúc 7:23

Tận hưởng các giá trị của cuộc sống là hành động của bản năng còn cống hiến sức mình cho xã hội lại được thực hành bởi ý chí. Sống biết cho đi, biết chia sẻ những gì mình có để giúp người khác vượt qua khó khăn thử thách là một hành vi cao quý. Người biết cho đi, biết giúp đỡ người khác một cách vô tư, không vụ lợi luôn được người khác kính trọng, yêu thương và đền đáp. Người không biết cho đi thứ gì thường sống ích kỉ, ỷ lại vào người khác, sẽ bị mọi người khinh bỉ, xa lánh. Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến. Hạnh phúc cuối cùng mà con người nhận được chính là tình yêu thương và sự tha thứ. Cho đi là còn mãi bởi những gì mình đã cho đi sẽ được sinh sôi nảy nở qua sức lao động của người khác, một ngày nào đó nó sẽ quay trở lại với mình. Khi cho đi, cũng đừng mong cầu người khác đáp trả tương xứng mà hãy nghĩ rằng cuộc sống sẽ trả lại cho mình giá trị ấy dưới một hình thức khác, một giá trị khác. Nghèo mà biết cho đi là giàu hơn tất cả; giàu mà không dám cho là thiếu đến tận cùng. Những ngọn núi cao mãi lên bởi nó không từ chối nhận về những hạt bụi, những dòng sông chảy mãi bởi nó biết cho đi. Hãy cho đi nhiều hơn và nhận lại ít hơn trong cuộc đời mình để tận hưởng giá trị đích thực của cuộc sống, để làm việc thành công, cống hiến nhiều hơn cho xã hội và để sống hạnh phúc.

 
Phát Đinh
Xem chi tiết
Kieu Diem
16 tháng 1 2020 lúc 21:35

*Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

*Cách giải:

a.Yêu cầu về kĩ năng: đảm bảo cấu trúc đoạn văn, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo tương đối dung lượng như yêu cầu của đề.

b.Yêu cầu về kiến thức:

• Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.

• Bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình và biết cách lập luận bảo vệ ý kiến của bản thân

(Đồng tình vì cha mẹ hiện nay thương con mù quáng nên chiều theo sở thích cá nhân của con vô điều kiện; do điều kiện về kinh tế vật chất đi lên so với thời đại trước nên muốn bù đắp cho con; không muốn con thua sút bạn bè; con cái đòi hỏi ở cha mẹ nhiều hơn nên nếu gặp khó khăn, trở ngại trẻ không có bản lĩnh để vượt qua trở nên yếu đuối tự ti, bạc nhược.

Không đồng tình vì cha mẹ bây giờ dạy con có nhiều phương pháp tiên tiến: cung cấp vật chất nhưng không thỏa mãn, dạy con tự lập, làm giàu chính đáng, chú trọng rèn kĩ năng sống cho con nên thanh niên bây giờ bản lĩnh và nhiều khao khát. Rất nhiều bạn trẻ đã thành công và rạng danh đất nước…)

• Phân tích, bàn luận vấn đề

Học sinh phân tích, bàn luận vấn đề theo quan điểm mình đưa ra ở trên.

• Liên hệ bản thân



Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Vũ Kỳ Anh
Xem chi tiết
Minh Nhân
20 tháng 2 2021 lúc 11:08

Em tham khảo nhé !! 

Có rất nhiều ý kiến, nhận xét hay về khiêm tốn nhưng có lẽ ý kiến mà tôi tâm đắc nhất có lẽ là "Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời". Vậy khiêm tốn, thành công là gì? Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác. Thành công là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra. Khiêm tốn là điều không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. Trong cuộc sống, con người phải luôn khiêm tốn. Bởi lẽ cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Phải luôn học nữa, học mãi. Hơn nữa, khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người. Bên cạnh đó, khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn ra trông rộng, được mọi người yêu quý. Chưa dừng lại ở đó, khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người. Tuy nhiên, khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin. Thật vậy, ý kiến trên là hoàn toàn đúng. Mỗi người hãy trân trọng những người khiêm tốn đồng thời phê phán những người thiếu khiêm tốn: luôn tự cao, tự đại, cho mình là nhất mà coi thường người khác. Hãy học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.

 
trần thị thủy
Xem chi tiết
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
16 tháng 6 2021 lúc 9:13

"Nếu coi đọc sách là một quá trình tư duy, thì ngày nay, người ta đang ít nghĩ đi nhiều lắm ."Hiện nay, nhịp sống hằng ngày của con người được hỗ trợ nhịp nhàng cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao. Tuy nhiên, việc đọc sách vẫn được duy trì như là một thói quen lành mạnh và nó luôn chứng tỏ được những vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Điều đầu tiên, sách được coi như là một nguồn giải trí tuyệt vời và ngày nay nhiều người đến cuốn sách như một cách thư giãn. Đọc sách thường xuyên sẽ giúp cho bộ não khỏe mạnh, làm thanh thản tâm hồn chúng ta và giải toả tất cả căng thẳng trong công việc, trong các mối quan hệ cá nhân hoặc các vấn đề khác trong cuộc sống thường ngày. Không những vậy, sách hỗ trợ rất nhiều cho chúng ta kĩ năng suy nghĩ và phân tích vấn đề và phát triển trí tưởng tượng của chúng ta nhờ vào nguồn thông tin đa dạng. Có kiến thức về lĩnh vực khác nhau sẽ tạo cơ sở giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại vật và những thách thức trong tương lai. Điều cuối cùng nhưng rất quan trọng, đọc sách rèn luyện chúng ta khả năng tập trung tâm trí vào những gì chúng ta đang làm. Trong một thế giới của Internet, nó dường như như rất khó khăn cho chúng ta cưỡng lại sự thu hút của điện thoại di động hoặc máy tính. Nhưng khi chúng ta đọc sách, tất cả sự chú ý của chúng ta tập trung vào việc câu chuyện và chúng ta có thể nhập tâm vào từng chi tiết nhỏ nhất. Kết lại, mỗi cuốn sách đều mang lại giá trị to lớn cho độc giả và chúng ta nên duy trì thói quen đọc sách thường xuyên.

Khách vãng lai đã xóa
Đoàn Minh Thăng
31 tháng 12 2021 lúc 9:30

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: về hiện trạng đọc sách của xã hội ngày nay.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Qúa trình tư duy: quá trình phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta không biết.

- Đọc sách là một quá trình tư duy: đọc sách giúp cho tư duy con người phát triển, tiếp nhận thêm tri thức, văn hóa, tinh thần…

- Câu nói thể hiện được đọc là một quá trình tư duy, ta càng đọc nhiều thì ta càng biết nhiều, hiểu nhiều, nghĩ nhiều. Còn nếu không đọc thì ta đang dần làm cho kiến thức bị ít đi, suy nghĩ cũng bớt dần và ta trở nên không hiểu biết, lạc hậu.

b. Chứng minh – Bình luận:

Khẳng định rằng quan niệm trên là hoàn toàn đúng đắn:

- Đọc sách là một việc làm rất tốt cho quá trình tư duy, nó giúp ta giải mã những điều ta thắc mắc và cho ta thêm thông tin mới.

- Đọc sách cho ta những phán đoán đúng hoặc sai:

+ Phán đoán đúng khi ta vận dụng những luận cứ chắc chắn cho phán đoán của mình.

+ Phán đoán sai khi ta không am hiểu về vấn đề đó.

=> Đọc sách là một quá trình để ta rèn luyện và phát triển tư duy.

- Ngày nay, chúng ta ít nghĩ đi nhiều lắm bởi ta giờ rất ít khi đọc sách nhất là giới trẻ hiện nay thì lại càng ít. Thay vì đọc sách họ dành thời đó để lướt mạng, xem ti vi, chơi facebook. Chính vì vậy, tư duy của họ đang bị chậm lại.

=> Ngưng đọc sách là ngưng tư duy.

- Lấy ví dụ chứng minh: ở trong cuốc sống.

c. Bài học:

Chúng ta phải luôn luôn đọc sách bởi nó giúp ta tư duy, biết được nhiều điều và quan trọng nó còn ảnh hưởng, hình thành đạo đức, nhân cách sống tốt.

3. Kết bài: Nêu suy nghĩ và liên hệ bản thân

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Thanh Tùng
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 12 2020 lúc 22:14

Tham khảo:

“ Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng thiên vương Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay những anh hùng Là bác học… hay là ai đi nữa Vẫn là con của một người phụ nữ Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên” Những câu thơ bình dị của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh làm tôi bất giác nghĩ về tình mẹ. Mẹ- tiếng gọi nghẹn ngào mà thân thương đến lạ. biết bao ấm áp, bao niềm vui, bao sung sướng đầy vơi chất trong tiếng gọi ấy. Có lẽ rằng, viết về mẹ mãi mãi là dề tài không mới nhưng không bao giờ cũ trong dòng chảy văn học. Tình cảm nhân bản và cao đẹp ấy ta đã bắt gặp trong Nắng mới của Lưu Trọng Lư, Con cò của Chế Lan Viên… và rất nhiều, rất nhiều bài thơ khác nữa. nhưng không hiểu sao hai câu thơ của Nguyễn Duy trong bài “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” cứ ám ảnh, cứ day dứt trong lòng tôi mãi: “Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru”. Đây là hai câu thơ xúc động, sâu lắng và hàm súc trong một bài thơ viết về mẹ. Tiếng thơ ngọt ngào mà dung dị, chân thành mà tha thiết của Nguyễn Duy giờ nén lại trong hai câu lục bát. Không mĩ miều về ngôn từ,những đúc kết cũng giản dị như không nhưng vẫn có sức lay thức ta tận nhưng miền sâu thẳm. Vẻ đẹp của hai câu thơ toát lên từ tính trữ tình. Đó là chất thơ- chất nhạc ắp đầy lên từng câu chữ. Tình cảm biết ơn được thể hiện ở dòng cảm xúc vừa lắng đọng vừa thiêng liêng. Không hiểu sao đọc hai câu thơ, miền nhớ trong tôi lại chợt vọng về giai điệu bài hát Mẹ yêu con của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí. Đúng rồi, đúng là tiếng thơ, là tiếng nhạc: “À ru hời, à hời ru”… Tấm lòng trân trọng, sự thấu hiểu và sự biết ơn muôn vàn của người con đối với mẹ được khởi phát từ tận sâu thẳm cõi lòng, thổn thức trong trái tim, lan tỏa nơi đầu ngọn bút để dồn nén lên hai câu thơ ấy. Câu thơ còn đậm tính triết lý. Những triết lý tự nhiên không hề xa vời, phù phiếm. Đó không phải là triết lý thuần trí tuệ mà là triết lý của trái tim bởi ở đó cái ý thơ, cái tình của người làm thơ đã hòa lắng, bện quyện vào nhau. “Mấy lời mẹ ru” là biểu tượng cho tình cảm thương yêu vô bờ mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn kiếp” cũng “không đi hết” đã khẳng định tình mẹ là vô cùng lớn lao, thiêng liêng, là cao cả, bất tử, và vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Giai điệu trữ tình mênh mang hòa lẫn vào độ đằm sâu của triết lý đã nói hộ được lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. Tiếng lòng ấy vấn vương một nỗi yêu thương sâu lắng. Những xúc cảm ấy có được nhờ sự lên ngôi của những trải nghiệm, những nông- sâu- vơi- cạn, ý vị của cuộc đời. Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu đùm bọc, chở che vỗ về…mà người mẹ dành cho con. Từ dòng sữa ngọt thơm dưỡng nuôi con lớn lên về mặt thể chất, đến lời ru êm đềm tưới mát tâm hồn con, cho con lớn lên về mặt tâm hồn. Rồi đến “bát cơm con ăn tay mẹ nấu”, “bát nước con uống tay mẹ đun”… những tình cảm cao quý ấy, sự yêu thương của mẹ đối với “hạt máu cắt đôi” vừa tự nhiên, vừa cao cả nên nó sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. Trong đời sống con người có nhiều thứ tình cảm cao đẹp: đó là sự kính trọng đối với ông bà, là sự nhường nhịn bảo ban nhau của anh chị em, đó là sự sẻ chia buồn vui giận hờn của tình bạn, đó cũng có thể là vị ngọt ngào pha lẫn đắng cay của tình yêu đôi lứa. Và hơn thế, rộng hơn là tình cảm với quê hương, đất nước, với cội nguồn. Nhưng tình mẫu tử vẫn có một vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất. Bởi đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời. Khuôn mặt đầu tiên, nụ cười đầu tiên…mà ta bắt gặp chính là mẹ. Chính vì thế nó sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời ta. Hơn thế nữa, đó là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt vừa mang tính tinh thần cao cả. Đứa con là “hạt máu cắt đôi của mẹ”, là sinh linh bé bỏng mà mẹ đã mang nặng đẻ đau trong suốt hơn chín tháng. Niềm vui, giọt nước mắt, hạnh phúc xen lẫn đau đớn tuôn trào và vỡ òa ra khi con cất tiếng khóc chào đời. Tình cảm ấy vừa là động lực, vừa là hành trang trên con đường dài rộng của con sau này. Hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử. Được sống trong tình mẫu tử là ta được sống trong sự nâng niu, chở che. Được sống trong tình mẫu tử là ta có được sức mạnh để vượt lên khó khăn trong cuộc sống. Con vấp ngã, mẹ hiền từ đỡ con dậy, tiếp cho con nghị lực, con có lỗi mẹ sẵn sàng tha thứ, dang rộng vòng tay giúp con có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm. Bài học làm người con đâu chỉ được học ở trên lớp, ở thầy, ở cô mà con còn từng được học ở mẹ nữa. Lòng mẹ khoan dung, trái tim mẹ dạt dào tình thương. Cảm thấu tấm lòng, đức hi sinh bao la của mẹ, những người con phải làm gì để đền đáp công lao đó? Không đâu, không bao giờ ta trả nổi những gì mà mẹ đã làm cho ta. Khi còn thơ bé, một điểm mười đỏ chói con mang về khoe là niềm hạnh phúc của mẹ. Khi lớn lên, con có một gia đình hạnh phúc, sống trong đủ đầy là lòng mẹ đã vô cùng mãn nguyện. Phải rồi, chỉ có thế thôi. Mẹ chỉ cần có thế! Ấy vậy mà trong xã hội hiện nay, vẫn còn đâu đó những đứa con đã vô tình với người đứt ruột sinh ra mình. Cách đây không lâu, bản tin thời sự trên truyền hình đã đưa tin một người con trai đánh đập mẹ ngay tại chính gian bếp nhà mình. Có những người coi việc mẹ chăm sóc nuôi nấng mình là trách nhiệm và việc mình “bố thí” cho mẹ lúc về già một ít tiền đã là hoàn thành nhiệm vụ của bậc làm con. Thật đáng hổ thẹn với những quan điểm sai lệch, thiển cận của những người con bất hiếu ấy… Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi ý thức cá nhân con người được khơi dậy và đề cao thì mỗi người càng cần phải nhìn nhận lại những thái độ tình cảm của mình với mẹ. Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại đã có những dòng thơ nói về một tuổi trẻ bồng bột với những ngộ nhận và thiên kiến: “Con mê hoặc những chân trời cối bể Sau chân trời, chân trời khác càng xa Không biết sau lưng tóc mẹ sương nhòa Không biết cuộc đời là gang tay, công danh là mây nổi”… Với tôi, với một cô bé mười sáu tuổi, đã không ít lần tôi giận mẹ, không ít lần tôi nỡ cư xử không hay với mẹ. nhưng với tôi mẹ mãi là nguồn yêu thương, nguồn động lực giúp tôi những khi gặp khó khăn. Quê tôi ở miền đất gió lào cát trắng. Giờ đây, những trận mưa vẫn xối xả rơi, cái rét ngọt cuối năm đang tràn về và bàn chân khô nứt nẻ của mẹ lại lội xuống bùn. Rồi mẹ lại đọi nón đưa tôi tới trường trong cái lạnh tê tái và trở về trong ánh chiều chạng vạng.Mẹ ơi, năm nay con đi học xa nhà, con mong trường sẽ cho nghỉ sớm, để con được về phụ giúp mẹ cấy lúa mẹ nhé! Con thầm cảm ơn thượng đế chí nhân đã ban cho con một người mẹ, cho con nhận được từ cõi lòng mẹ tình yêu thương, sự chở che. Mãi khi con lớn lên mười sáu con mới cảm nhận được phần nào tình thương của mẹ. Những đùm trứng, bó rau, những quả chanh, những cân gạo…tất cả là bao ngọt bùi năm tháng mẹ chắt chiu nuôi con ăn học… Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Duy đã cho tôi được lắng đọng trong tình mẹ…