Những câu hỏi liên quan
laylaaa
Xem chi tiết
Hoàng Vỹ
15 tháng 5 2021 lúc 10:34

......

 

Huong San
8 tháng 6 2021 lúc 17:22

Câu 1: Nghị Luận

Câu 2: Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết.

Câu 3: Tìm hiểu được con người Xuân Diệu, nghĩa tình thái ''cảm thấy thật là Xuân''- là sự cảm nhận, đánh giá về con người của Xuân Diệu thật là Xuân

Hoàng
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
26 tháng 2 2022 lúc 6:39

Nếu phải chọn một nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1930- 1945), mọi người sẽ không chút ngần ngại, chọn ngay Xuân Diệu, một nhà thơ từng được nhà phê bình nổi tiếng Hoài Thanh xem là mới nhất trong các nhà thơ mới. Bàn về thơ của nhà thơ tài danh này, nhà phê bình tác giả quyển Thi nhân Việt Nam cũng đã khắng định:

   Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ  này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.

   Trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu đã được tôn vinh là “Ông hoàng thơ tình” với hai tập thơ: Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945). Hai tập thơ này cùng chung một mạch cảm xúc là say đắm tình yêu và khao khát hạnh phúc cuồng nhiệt. Đủ thấy nhà thơ đã tìm nguồn cám hứng lãng mạn ờ ngay cuộc đời trần thế. Thơ Xuân Diệu là thơ của một. tâm hồn rất yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống. Đối với tác giả tập Thơ thơ, điều kì diệu nhất là cuộc sống, điều đẹp đẽ đầy ý nghĩa nhất là con người, tuổi trẻ và tình yêu. Nhà thơ ham sống, tha thiết với đời và khao khát tình yêu đến độ mê say. Thật vậy, Xuân Diệu yêu cuộc sống trần thế này với tất cả vẻ bình dị, trong trẻo và nồng nhiệt nhất bằng một trái tim đắm đuối đến phút cuối cùng.

   Hãy để cho tôi được giã từ vẫy chào cõi thực đế vào hư.Trong hơi thở chót đăng trời đất Cũng vẫn si tinh đến ngất ngư

(Không đề)

   Chính vì vậy, nhà thơ đã quan sát, ghi nhận, và phái hiện ra dược những lạc thú của cuộc sống. Hãy nghe chính Xuân Diệu đã tâm sự: "Với long tôi, trời đất chính là mùa: Xuân với Thu, hai mùa đặc biệt ý nhị, hai mùa có bình minh... Chữ còn từ Đông sang Xuân, sao mà sung sướng thế! Lạnh chuyển ngược lên ấm, từ một rất khó chịu chuyển ngược sang một điều rất dễ chịu. Theo lộ ấy, Hè sang Thu; hiểu khoái trá cho giác quan, được rời bỏ lửa chói chang mà vào trong nước hiền hòa mát mẻ. Đầu xuân là bình minh ấm của lòng tôi. Và ấm hay mát Thu hay Xuân, lòng cũng rạo rực những tiếng mùa ái tình ghé môi gọi mời trong gió.

Dũng là phải ham sống, biết yêu, biết tận hưởng cuộc sống trần thế như Xuân Diệu mới viết nên được những dòng cảm nhận chính xác và tinh tế đến như vậy.

   Cũng với tâm hồn đắm say và lãng mạn, trong bài Vội vàng nhà thơ đã viết:

   Của ong bướm này đây tuần tháng mật

   Này đây hoa của đồng nội xanh rì

   Này đây lá của cành tơ pha phất

   Của yến anh này đây khúc tình si

   Và này đây ánh sáng chớp hàng mi...

                                     (Vội vàng - Xuân Diệu)

   Trước mắt Xuân Diệu, cuộc sống diễn ra vô cùng sôi động, một nguồn nhựa sống bất tuyệt như đang tuôn trào dào dạt. Hai tiếng “này đây” lặp đi lặp lại nhiều lần như cho thấy những hương màu cùa mùa xuân mà nhà thơ đang trưng bày ra dãy là nhiều, là dọn sẩn món ngon của bữa tiệc trần gian không sao kể cho xiết được. Này đây, này đày... là những hình ảnh đẹp đẽ và hấp dẫn của thiên nhiên cây cỏ, lá cua cành tơ, khúc tình si của yến anh và cả hàng mi với đôi làn mắt chớp. Tất cả đều đă hiện ra trong một sắc màu sáng sủa và sinh động thể hiện “một nguồn sống dào dạt đắm say chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.

   Là người gắn bó với sự sống, vồ vập trước mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, cây cỏ và con người lại khao khát tình yêu một cách cuồng nhiệt. Xuân Diệu muốn ôm cả hương sắc của trần thế vào lòng mình.

   Ta muốn ôm

   Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

   Ta muối riết máy đưa và gió lượn

   Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

   Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

   Và non nước, và cây, và cỏ rạng...

   Đoạn thơ này với nhịp thơ dồn dập, sôi nổi, trào tuôn khiến người đọc không khói liên tương đến nhịp rộn ràng cùa trái tim thi nhân phút nầy. Xưa nay, đả mấy ai có được cái ham muốn nhiệt cuồng và mãnh liệt đến như vậy. Ở đây Xuân Diệu muốn ôm vào vòng tay mình cả sự sống... mơn mởn, nhà thơ muốn net mây đưa, muốn say cánh bướm, muốn thâu trong một cái hôn nhiều... Ngay trong nụ hôn thôi, đó là cái riêng từ giữa hai người với nhau mà thi nhân lại tưởng như trong đó đã thâu tóm cả nước non, cày cỏ. Đã vậy, lòng khát khao gợi cảm, niềm say đắm với cánh trời với tình yêu của thi nhân lại ngày một tăng lên mạnh mẽ và dữ dội.

   Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

   Cho no nê thanh sắc của thời tươi

   Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn cào

(Vội vàng-Xuân Diệu)

   Cũng chỉ có Xuân Diệu mới có thể say đắm  thèm khát tình yêu đến nỗi đã khẳng định:

   Làm sao sống được mà không yêu

   Không nhớ  không thương một kẻ nào

(Bài thơ tuổi nhỏ - Xuân Diệu)

   Trong thơ tình của thi nhân này còn biết bao vần điệu nồng nàn, mãnh liệt và đắm say đến độ nhiệt cuồng, dữ dội:

Anh nhớ tiếng.

   Anh nhở hình

   Anh nhớ ảnh

   Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi!

(Tương tư chiều - Xuân Diệu)

   Nên lúc môi ta kề miệng thắm

   Trời cà!

   Ta muốn uống hồn em!

(Vô biên- Xuân Diệu)

   Tuy Xuân Diệu đã khẳng định “cái tôi” một cách mạnh mè bằng khát vọng tận hưởng hạnh phúc trần gian như thế, nhưng do lúc bấy giờ thiếu một quan niệm biện chứng về thế giới, nhà thơ chỉ thấy thời gian là biến suy, là tàn tạ, là phôi pha và chỉ thấy ở cuối chặng đường đời là cái già, cái chết là sự hư vô:

   Tóc ngời mai mốt không đen nữa

   Tuổi trẻ khô đi mặt xấu rồi

   Già nua đã bó sẵn hai tay

   Hôm ấy trông ta gượng ánh ngày

   Bệnh hoạn cắn xương như rắn rúc,

   Ta ngồi góp lực nhớ hôm nay.

(Hư vô-Xuân Diệu)

   Già sẽ đến, giơ tay xua ánh sáng

   Đuổi bướm chim làm sợ cả hoa hương

   Và dần dà càng rõ rệt bộ xương

   Mà bạn hữu sẽ đặt nằm dưới đất.

(Thanh niên -Xuân Diệu)

   Chẳng khác chi một người có vật báu, lòng luôn nơm nớp lo sợ mất nó. Xuân Diệu cũng vậy. Say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, thi nhân rất sợ mất nó, vì biết rằng tuổi xuân sẽ qua đi, cuộc đời sờ mất đi. Vì thế mà Xuân Diệu lúc nào cũng vội vàng, cuống quýt giục giã để tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình:

   Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!

   Em ơi em: tình non sắp già rồi

   Con chim hồng trái tim nhỏ của tôi

   Mau với chứ, thời gian không đứng đợi ...

   Gấp đi em anh rất sợ ngày mai

(Giục giã - Xuân Diệu)

   Ở bề sâu của cái “vội vàng", của lời “giục giã" ấy vần là một tâm hồn yêu đời sâu nặng, yêu cuộc sống một cách thiết tha của Xuân Diệu. Chính vì thế khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn, tha thiết. Tâm hồn của nhà thơ luôn khát khao được giao cảm với đời, say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời. Với tất cả tâm hồn mình, người đã bao lần lắng nghe những tiếng nói “huyền diệu” của đất trời:

   Hãy lắng nghe em khúc nhạc thơm

   Say người như rượu tối tăn hôn

   Như hương thấm tận qua xương tủy

   Âm điệu thần tiên thẩm tận hồn

(Huyền diệu-Xuân Diệu)

   Phải nồng nàn và tha thiết lắm nhà thơ mới nghe được cả tiếng lòng của đôi kẻ yêu nhau:

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn

   Lẫn đâu rung động nỗi thương yêu

(Thơ duyên-Xuôn Diệu)

   Với tất cả tâm hồn nhạy cảm đầy nồng nàn và tha thiết của mình, Xuân Diệu cũng nghe được cả sự rung động trong lòng ta và trong ý bạn.

   Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy

   Lòng anh thôi đã cưới lòng em

(Thơ duyên-Xuân Diệu)

   Đó là trong niềm vui. Nhưng ngay trong nổi buồn, Xuân Diệu cũng không hề lặng lẽ mà vẫn rất nồng nàn và tha thiết. Chính điều này đã khiến nhà thơ nhìn mọi vật trong đời giữa cái thế luôn vận động. Thật vậy, chỉ có đôi mắt xanh non của Xuân Diệu mới nhìn thấy sự “rùng mình” của ánh trăng khi nghe tiếng đàn lạnh lẽo giữa đêm thu:

   Linh lung ánh sáng bỗng rung mình

   Vì nghe nương tử trong câu hát

   Đã chết đêm rằm theo nước xanh!

(Nguyệt cầm - Xuân Diệu)

   Cũng chính đôi mắt ấy đã phát hiện ra hình hài của cái lạnh đang luồn trong gió đến, khi mùa thu mới chớm về:

Đã nghe rét mướt luồn trong gió

(Đây mùa thu di-Xuân Diệu)

   Trong thơ mình và ngay cả trong đời mình, Xuân Diệu lúc nào cùng thể hiện một sự tha thiết nồng nàn hay nói khác, một chất sống mãnh liệt dào dạt. Không thể tìm thấy ở nhà thơ tài danh này sự nguội lạnh hay sự nhàn nhạt một cách đơn điệu trung bình, đều đều, phẳng lặng. Với nhà thơ thì:

   Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

    Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

(Giục giã -Xuân Diệu)

   Phải hiểu là hai câu thơ này không thể hiện sự hưởng lạc hay gấp gáp mà chính là thể hiện một tấm lòng ham sống, say mê sống đến độ tha thiết, nồng nàn dạt dào và mãnh liệt của chính bán thân nhà thơ.

Tổng kết lại , đúng như nhận định của Hoài Thanh: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đái ngắn ngủi của minh. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết" Suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật cua mình, tình yêu đối với cuộc sống, với con ngươi với tuổi trẻ và tình yêu trong lòng của nhà thơ vẫn luôn luôn dạt dào và mãnh liệt. Chính vì vậy mà “ông Hoàng của thơ tình” đã khám phá được nhiều biến thất tình  của thiên nhiên cũng như nội tâm con người và thể hiện được trong những vần thơ ít lời, nhiều ý, súc tích như đứng lại bao nhiêu là tinh hoa (Thế Lữ).

 

 

CHANNANGAMI
Xem chi tiết
Kim Ngân
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 2 2021 lúc 7:33

1. Tìm hiểu bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu:

Tham khảo:

1,

Nhà thơ tình Xuân Diệu sinh ngày 2-2-1916 tại Tỉnh Bình Định, nước Việt Nam. Thi sĩ Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng thơ tình". Ông là một cây đại thụ của thơ ca Việt Nam và được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của thi ca Việt Nam. Trong suốt quá trình sáng tác, Xuân Diệu đã viết khoảng 450 bài thơ và còn một số lớn tác phẩm chưa được công bố. Ông còn là một nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng của văn học Việt Nam. Thơ của Xuân Diệu xoay quanh đề tài ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu và thiên nhiên... Thơ của ông phong phú về giọng điệu, có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. 

2,

1. Xuất xứ

- Rút ra trong tập Thơ Thơ

- Là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp thơ Xuân Diệu trước Cách mạng

2. Bố cục

- Phần 1 (câu 1 đến câu 29): lí do phải sống vội vàng

- Phần 2 (còn lại): biểu hiện của cách sống vội vàng

2. Tìm hiểu bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận:

1,

-  Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.

- Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.

- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.

- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.

2,

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939

- Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng

2. Bố cục

- Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân

- Phàn 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ

3,

* Ý nghĩa nhan đề:

– Gọi Tràng Giang để tránh trùng lặp với Trường Giang, con sông dài trong thơ đường.

– Tràng Giang gợi hình ảnh mênh mông sông nước, dòng sông được mở rộng vô biên.

– Nhan đề vừa gợi ra ấn tượng khái quát và trang trọng, vừa có chút cổ điển.

=>Tràng Giang gợi âm hưởng dài, rộng, ngân vang trong lòng người đọc, ánh lên vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

* Ý nghĩa lời đề từ:

– Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả.

+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la.

+ Hình ảnh của thiên nhiên rộng lớn, nỗi niềm của cái tôi.

– Lời đề từ chính là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.

4,

Ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não như thế

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng."

Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Nó gợi lên hình ảnh những con sóng lồng lên nhau và dòng nước cuốn trơi đi xa. Trên dòng dông hình ảnh con thuyền lững lờ xuôi mái nước song song. Dòng sông rộng lớn là thế sao lòng người đầy ắp nỗi buồn. Thuyền và nước luôn gắn liền với nhau thuyền đi được là nhờ nước xô đi thế mà trong thơ Huy Cận lại thấy thuyền và nước chia lìa, bị xa cách nghe đầy xót xa gợi trong lòng nhà thơ buồn trăm ngả, "Trăm" là số nhiều chỉ nỗi buồn dài vô hạn. Hình ảnh "củi khô" chỉ sự cô đơn nhỏ bé, "lạc" mang nỗi buồn vô định trôi nổi, lênh đênh trước cảnh thiên nhiên rộng lớn gợi cho người đọc thấy được cảnh cô đơn trống vắng.

Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo:

"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."

Hai từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. "Lơ thơ" gợi sự ít ỏi, bé nhỏ "đìu hiu" lại gợi sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh "cồn nhỏ", gió thì "đìu hiu", một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi "đâu đó", âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi "đâu" như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có thể là "đâu có", một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên.

"Nắng xuống, trời lên" gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa: bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. "sâu chót vót" là cảnh diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với "sông dài, trời rộng", còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao: "bến cô liêu".

Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi như: sông, trời, nắng, cuộc sông còn người thì buồn tẻ, chán chường với "vãn chợ chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa.

Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng trước mắt nhà thơ lại hiện ra những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:

"Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cần gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."

Hình ảnh bèo trôi dạt gợi sự bấp bênh, trôi nổi không biết đi đâu về đâu vô định hướng giữa dòng sông. Ở đây tác giả không chỉ một hay hai cái bèo mà "hàng nối hàng". Hình ảnh gợi cho người đọc đau xót, cô đơn trước thiên nhiên mênh mông rộng lớn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết:

"Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật."

Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. "...không...không" để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.

Hết nhìn xung quanh, nhìn ra xa và nhà thơ lại tiếp tục nhìn ra bầu trời:

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."

Câu thơ giúp người đọc hình dung ra những núi mây trắng xóa được ánh nắng chiếu vào nhìn như được dát bạc. Động từ "đùn" sử dụng rất tài tình những đám mây như có nội lực bên trong từng lớp mây cứ đùn ra đùn mãi.

Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.

Hai câu thơ cuối chúng ta bắt gặp nét tâm trạng hiện đại của nhà thơ:

"Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."

Từ láy "dờn dợn" kết hợp với cụm từ "vời con nước" cho thấy nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê". Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.

  

 

 

 

Lương Thị Lu
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
31 tháng 12 2019 lúc 7:30

Câu 1: Quan niệm sống vội vàng, sống để tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời trần thế ở ngay thì hiện tại

- Nhận định tính đúng đắn của quan niệm ấy.

- Vì sao em đồng ý / không đồng ý.

- Nêu biểu hiện (có ví dụ, dẫn chứng)

- Phản đề: Có phải lúc nào cũng sống vội vàng.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

Chứng minh bằng tác phẩm Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân.

- Vấn đề: Nhà văn Nguyễn Tuân nhìn thấy cái đẹp ở những số phận tầm thường, tăm tối, cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp (chứng minh bằng quản ngục và Huấn Cao)

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 1 2018 lúc 12:29

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

2. Thân bài:

- Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ

Về nội dung

* Xuân Diệu đã phát hiện ra thiên đường ngay trên mặt đất, không xa lạ mà rất đỗi quen thuộc ngay trong tầm tay của chúng ta:

- Đó là bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ sắc màu, niềm vui và sức sống, được thể hiện qua hàng loạt các hình ảnh : ong bướm, hoa lá, yến anh, tuần tháng mật...

   +) Màu sắc: màu xanh rì của đồng nội, màu của lá non, màu của cành tơ phơ phất...=> Gợi hình ảnh non tơ, mơn mởn.

   +) Âm thanh: khúc tình si của yến anh

- Bức tranh thiên nhiên ấy còn được vẽ lên với vẻ xuân tình: mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật được hình dung trong quan hệ như với người yêu, người đang yêu, như tình yêu đôi lứa trẻ tuổi, say đắm. Các cặp hình ảnh sóng đôi như ong bướm, yến anh càng làm bức tranh thiên nhiên thêm tình ý.

=> Xuân Diệu đã khơi dậy vẻ tinh khôi, gợi hình của sự vật, nhà thơ không nhìn sự vật ấy bằng cái nhìn thưởng thức mà bằng cái nhìn luyến ái, khát khao chiếm hữu.

- Bức tranh thiên nhiên đời sống con người càng đằm thắm, đáng yên hơn khi:

“Mỗi……môi gần”

=> Với Xuân Diệu cuộc sống là vui và mùa xuân là đẹp nhất.

* Tâm trạng của nhà thơ

- Niềm sung sướng hân hoan, vui say ngây ngất trước vẻ đẹp của cuộc sống trần gian.

- Tâm trạng vội vàng, nuối tiếc thời gian, nuối tiếc mùa xuân ngay cả khi sống giữa mùa xuân.

Về nghệ thuật

- Mới mẻ trong cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống; quan niệm thẩm mĩ hiện đại; phép điệp, liệt kê, so sánh, chuyển đổi cảm giác.

- Cấu trúc dòng thơ hiện đại.

3. Kết Bài: Đánh giá

Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu.

Tình yêu đời của Xuân Diệu đem đến quan niệm nhân sinh tích cực.

Ha My
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 3 2021 lúc 20:25

Bạn tham khảo dàn ý nhé:

a) Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

+ Xuân Diệu là một trong những cây đại thụ lớn của nền thi ca Việt Nam, được mệnh danh là “ông hoàng” của những bài thơ tình cháy bỏng, nồng nàn.

+ Bài thơ Vội vàng là một sáng tác rất tiêu biểu của Xuân Diệu nói lên tiếng lòng của một trái tim đang khát khao, cuồng si với lẽ sống cuộc đời.

- Khái quát nội dung khổ cuối: Thể hiện khát vọng sống, khát vọng tình yêu cuồng nhiệt và hối hả của cuộc sống được cảm nhận qua các giác quan cơ thể hết sức tinh tế và sâu sắc.

b) Thân bài

* Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên được hiện lên một lần nữa

- Các hình ảnh mây, gió, nước, bướm, cây cỏ… hiện lên với sức sống căng tràn, tươi mới

=> Cái “mơn mởn” của sự sống khiến tác giả như tham lam “muốn ôm” lấy tất cả.

- “mau đi thôi” : câu cảm thán thể hiện sự tận hưởng thiên nhiên, tận hưởng thời gian và cuộc sống

=> Khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng được yêu thương.

* Luận điểm 2: Biểu hiện của cách sống vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt

- Câu thơ "Ta muốn ôm" chỉ có ba chữ được đặt ở vị trí đặc biệt: chính giữa hàng thơ

 

-> Hình ảnh một cái tôi đầy ham hố, đang đứng giữa trần gian, dang rộng vòng tay, nới rộng tầm tay để ôm cho hết, cho khắp, gom cho nhiều mọi cảnh sắc mơn mởn trinh nguyên của trần thế này vào lòng ham muốn vô biên của nó.

- Từ ôm đến riết, đến say, đến thâu, đến cắn...

- Rất nhiều cảm giác: chuếnh choáng, đã đầy, no nê...

-> Cái gì cũng ở cường độ cao, ở trạng thái mê say, ứ tràn.

- Sử dụng nhiều điệp từ: ta (5 lần), và (3 lần), cho (3 lần)

=> Nhà thơ muốn ôm ghì, siết chặt cuộc sống trong vòng tay của mình vì sợ mất nó, muốn tận hưởng cuộc sống đó ở những cảm giác cuồng nhiệt, mãnh liệt nhất, tận hưởng những gì non nhất, ngon nhất của sự sống: mây đưa, gió lượn, cánh bướm với tình yêu, non nước, cây và cỏ rạng.

=> Sự vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống của nhà thơ.

* Luận điểm 3: Sự cảm nhận của tác giả qua các giác quan của cơ thể.

- Tác giả cảm nhận cuộc sống và thiên nhiên qua thị giác, khứu giác, thính giác,…

+ Thị giác: cảm giác mơn trớn của thiên nhiên

 

+ Khứu giác: cảm nhận mùi hương đẹp đẽ của thiên nhiên

+ Thính giác: cảm nhận được âm thanh của thiên nhiên

- Tác giả tận hưởng bằng tất cả các giác quan để rồi lịm đi trong niềm mê đắm ngây ngất: "Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi"

-> Tình yêu cuồng nhiệt, mãnh liệt của tác giả.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Giọng thơ yêu đời vồ vập thấm vào từng câu từng chữ

- Câu ngắn dài đan xen linh hoạt, nhịp thơ nhanh mạnh

- Hàng loạt các điệp từ, điệp ngữ tuôn trào hối hả, dồn dập

c) Kết bài

- Khái quát ý nghĩa của đoạn thơ cuối đối với tác phẩm.

- Cảm nhận của bản thân.

Ví dụ: Vội vàng là lời tự bạch của Xuân Diệu trước cuộc đời lúc bấy giờ, khắc họa rõ nét gương mặt riêng của con người thi nhân, trong đó đoạn cuối bài thơ chính là những nét tiêu biểu, sinh động nhất của hồn thơ ấy. Đoạn thơ đã đưa ra một quan niệm sống tích cực: phải biết tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời và sống hết mình với cuộc sống hôm nay, sôi nổi chân thành và thiết tha với cuộc đời.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 11 2019 lúc 5:15

Tác giả cảm nhận thời gian tự nhiên, thời gian khách quan muôn đời vẫn như thế. Nhưng quan niệm về thời gian, cảm nhận về thời gian thì mỗi thời đại, mỗi con người lại khác nhau

Cảm nhận thời gian thông qua lăng kính của Xuân Diệu chưa nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc.

- Thời gian của thi nhân gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của một người yêu cuộc sống tha thiết, đắm say, nên mang nét riêng biệt của Xuân Diệu

Thời gian và mùa xuân

- Người xưa quan niệm thời gian: tuần hoàn vĩnh cửu, con người gắn chặt với cộng đồng nên chết vẫn chưa là hết hẳn, vẫn cùng tồn tại với trời đất.

- Xuân Diệu có quan điểm ngược lại, thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

- Nhà thơ lo sợ khi vũ trụ còn mãi, thời gian vô tận mà đời người lại hữu hạn, tuổi trẻ “chẳng hai lần thắm lại”

- Thời gian trong cảm nhận của nhà thơ đầy nuối tiếc, mất mát, chia lìa

→ Cách cảm nhận thời gian là sự thức tỉnh sâu sắc “cái tôi” cá nhân, sự tồn tại có ý nghĩa mỗi cá nhân trên đời nên nâng niu, trân trọng, từng giây phút của cuộc đời.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết