Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 6 2018 lúc 5:52

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.

Bình luận (0)
Anh Thanh
12 tháng 8 2021 lúc 19:32

Bài Làm : 

 - a, Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

  Chúng ta có thể hiểu được câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công theo hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên nghĩa đen của câu tục ngữ cho chúng ta biết "Thất bại" là những lần ta không làm được việc, chưa đạt được mục tiêu mình mong muốn ; "Mẹ" là người sinh ra và nuôi dạy ta lớn khôn còn "Thành công" là có kết quả tốt với mục tiêu mình mong muốn, ngược lại với thất bại. Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ là lời khuyên nhủ ta, không được gục ngã trước thất bại mà phải đứng lên nó, lấy nó làm động lức tiến tới thành công. 

 - Cách trình bày nội dung : 

  + Giải thích câu tục ngữ có 2 nghĩa, đen và bóng. 

  + Đầu tiên giải thích nghĩa đen.

  + Cuối cùng là giải thích nghĩa bóng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Huỳnh Nhật Linh
Xem chi tiết
Phương Thảo
15 tháng 10 2016 lúc 20:40

a ) Câu tục ngữ khuyên răn mỗi người chúng ta đừng vì thất bại trường mắt mà bỏ cuộc, hãy kiên trì và theo đuổi thành công đến cùng.

Hãy rèn luyện bản thân mình từng ngày, hãy đừng ngại ngần xông pha, dù thất bại cũng ngẩng cao đầu để bắt đầu giấc mơ.

b) Để thành công trong cuộc sống không hề đơn giản, nếu thành công đến với bạn càng sớm thì đồng nghĩa vói việc thất bại sau này càng ê chề. Nhưng thất bại nhiều sẽ giúp chúng ta có nhiều kinh nghiệm đáng quý để xử lí công việc tốt hơn, không rơi vào vết xe đỗ như lần trước. Cho nên đứng trước sự thất bại các bạn không nên nản chí, hãy cố nắng lên và làm việc hết mình. Thành công sẽ tự tìm đến bạn.

c) Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. 

                                         Bài làm

Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công".

Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn.

Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.

Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó.

Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

 

  


 

 

 

Bình luận (1)
sao bala
Xem chi tiết
wattif
18 tháng 3 2019 lúc 18:49

Tham khảo nhé :3

Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.

(Từ cái này thì triển khai ra thành đoạn văn là OK)

Bình luận (0)
Lê Đỗ Xuân Mai
18 tháng 3 2019 lúc 19:37

Văn giải thích là thể loại văn j nghe lạ vậy bn? Mk lần đầu nghe tới đấy.

Bình luận (0)
Osaki Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Đức Tài
Xem chi tiết
minh nguyet
24 tháng 2 2021 lúc 14:57

Tham khảo:

Câu tục ngữ''Thương người như thể thương thân'' như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Giải thích: Thương người như thể thương thân là sự yêu thương, quan tâm giúp đỡ, giúp người khác coi như giúp chính bản thân mình

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 3 2017 lúc 4:23

Đáp án

HS viết đoạn văn theo nhiều cách tuy nhiên cần đảm bảo hai yêu cầu sau:

- Giải thích:

   + nghĩa đen: khi ta được ăn quả thì phải biết nhớ đến người đã trồng ra cây cho ta ăn quả.

   + Nghĩa bóng: hưởng thành quả thì phải biết nhớ tới công lao của người đã làm ra thành quả ấy. Câu tục ngữ khuyên ta một cách sống luôn biết nhớ ơn người khác.

- Đảm bảo vận dụng đúng lý lẽ khi giải thích; trình bày mạch lạc, rõ ràng, không sai quá nhiều lỗi chính tả, đúng hình thức của một đoạn văn.

Bình luận (0)
doraemon
Xem chi tiết
Phước Offline
16 tháng 5 2020 lúc 14:19

trả lời:
 

 Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

     Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

     Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay: “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.

     Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. Đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.

     Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhắc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy.

hok tốt ~
^_^

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nanase kurumi
Xem chi tiết
Tonu
Xem chi tiết