Nêu ý nghĩ của cách mạng xanh và trắng
Cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng là gì? Nêu đặc điểm phát triển kinh tế của quốc gia ấn độ?
Bạn tham khảo nhé!
- Cách mạng xanh là một thuật ngữ dùng để mô tả sự chuyển đổi nền nông nghiệp trên khắp thế giới đã dẫn đến các gia tăng đáng kể sản lượng nông nghiệp giữa thập niên 1940 và thập niên 1960.
- Cách mạng trắng là cuộc cách mạng được tiến hành trong nghành chăn nuôi,sản xuất sữa trâu làm lương thực chính cho người dân.
-
Ấn Độ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á: GDP đạt 477 tỉ USD, tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP/người là 460 USD.
- Về công nghiệp:
+ Công nghiệp có nhiều ngành đạt trình độ cao, giá trị sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới.
+ Phát triển nền công nghiệp hiện đại gồm các ngành công nghiệp chính:công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng...và các ngành công nghiệp nhẹ. Nổi tiếng nhất là công nghiệp dệt với hai trung tâm chính là Côn-ca-a và Mum-bai.
+ Phát triển các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác (điện tử, máy tính..)
- Về nông nghiệp:
+ Không ngừng phá triển, cuộc ‘‘cách mạng xanh’’ và ‘‘cách mạng trắng’’ đã mang lại nhiều thành tựu lớn, giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.
- Về dịch vụ: phát triển, chiếm 48% trong tổng GDP.
Tham khảo
Cuộc cách mạng xanh có thể được định nghĩa là một khoảng thời gian trong lịch sử loài người, nơi những tiến bộ trong công nghệ nông nghiệp cho phép gia tăng sản xuất nông nghiệp toàn cầu.
Cách mạng trắng là một chương trình phát triển nông thôn liên quan đến các sản phẩm sữa.
Ấn Độ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á: GDP đạt 477 tỉ USD, tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP/người là 460 USD.
- Về công nghiệp:
+ Công nghiệp có nhiều ngành đạt trình độ cao, giá trị sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới.
+ Phát triển nền công nghiệp hiện đại gồm các ngành công nghiệp chính:công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng...và các ngành công nghiệp nhẹ. Nổi tiếng nhất là công nghiệp dệt với hai trung tâm chính là Côn-ca-a và Mum-bai.
+ Phát triển các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác (điện tử, máy tính..)
- Về nông nghiệp:
+ Không ngừng phá triển, cuộc ‘‘cách mạng xanh’’ và ‘‘cách mạng trắng’’ đã mang lại nhiều thành tựu lớn, giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.
- Về dịch vụ: phát triển, chiếm 48% trong tổng GDP.
Tham khảo :
Cách mạng trắng :
Cuộc cách mạng trắng là còn được gọi là Lũ chiến dịch. Đây là một chương trình phát triển nông thôn bắt đầu từ những năm 1970 ở Ấn Độ. Điều này được khởi xướng bởi Ủy ban Phát triển Nhật ký Quốc gia Ấn Độ. Đặc điểm chính của cuộc cách mạng trắng là nó cho phép Ấn Độ nổi lên trở thành nhà sản xuất sữa lớn nhất trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng màu trắng rất gắn liền với nó bởi vì chương trình liên quan đến các sản phẩm sữa đặc biệt là sữa.
Cách mạng xanh :
Cuộc cách mạng xanh có thể được định nghĩa là một khoảng thời gian trong lịch sử loài người, nơi những tiến bộ trong công nghệ nông nghiệp cho phép sự gia tăng sản xuất nông nghiệp toàn cầu. Điều này đã diễn ra trong Những năm 1940 và 1960. Norman Borlaug được coi là Cha đẻ của Cách mạng Xanh.
Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ty tư bản Anh. Năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á.
Từ sau ngày giành được độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng... và các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp dệt vốn đã nổi tiếng lâu đời với hai trung tâm chính là Côn-ca-ta và Mum-bai.
Ấn Độ cũng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi. chính xác như điện tử. máy tính v.v...
Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc "cách mạng xanh" và "cách mạng trắng", Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Các ngành dịch vụ cũng đang phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD. có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.
Nền nông nghiệp của Ấn Độ không ngừng phát triển nhờ các cuộc cách mạng nào? *
“Cách mạng đen” và “cách mạng trắng”
“Cách mạng tím” và “cách mạng nâu”
“Cách mạng xanh” và “cách mạng đỏ”
“Cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”
Mn giúp em với ạ !! (>~<)
ý nghĩa cuộc cách mạng xanh và trắng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ấn độ
Cuộc cách mạng xanh là cuộc cách mạng nhắm vào các cây lương thực (lá cây có màu xanh :)
Cuộc cách mạng trắng là nhắm vào sữa nha (sữa màu trắng)
Thành tựu lớn nhất của cuộc cách mạng trắng và cách mạng xanh là
A. đưa giá trị sản lượng công nghiệp Ấn Độ tăng nhanh và đứng thứ 10 thế giới
B. giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân
C. đưa Ấn Độ trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á
D. tạo ra nguồn nông sản xuất khẩu lớn cho các nước Nam Á
- Cách mạng xanh là cuộc cánh mạng nhằm tăng trưởng sản lượng nông nghiệp bằng việc tạo ra những giống lúa có năng suất cao (lúa mì và lúa gao), nhằm đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ của người dân.
- Tiếp sau đó là cuộc cách mạng trắng với mục đích tạo ra nguồn sữa lớn, đảm bảo cho mọi người dân đều được uống 1 lít sữa/ngày.
=> Như vậy thành tựu của hai cuộc cách mạng này là giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho người dân.
Đáp án cần chọn là: B
Câu1 : Kể tên những cuộc cách mạng tư sản mà em đã học. Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của những cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVI- XVIII.
Câu 2 : Nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân từ 1830- cuối TK XIX, kết quả và ý nghĩa.
Câu 3 : Vì sao tư bản phương Tây lại xâm lược các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Kể tên 5 phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á và Trung Quốc chống xâm lược thế kỉ XIX- XX.
Câu 4 : Những điểm chung về kinh tế và chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là gì?
Câu 5 : Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?
Câu 6 : Vai trò của Quốc tế thứ nhất và Quốc tế thứ hai đối với phong trào công nhân.
Câu 1:
- Các cuộc cách mạng tư sản đã được học:
+ Cách mạng Hà Lan.
+ Cách mạng tư sản Anh.
+ Chiến tranh giành độc lập, của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
+ Cách mạng tư sản Pháp.
- Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên có ý nghĩa lịch sử to lớn:
+ Chấm dứt sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha (ở Hà Lan).
+ Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (ở Anh).
+ Giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân (ở Bắc Mĩ).
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước này.
“Cách mạng trắng” và “Cách mạng xanh” là những cuộc cách mạng về lĩnh vực
A. nông nghiệp
B. công nghiệp
C. dịch vụ
D. du lịch
Cách mạng trắng” và “Cách mạng xanh” là những cuộc cách mạng về lĩnh vực nông nghiệp ở Ấn Độ
Đáp án cần chọn là: A
Trao đổi , thảo luận , nêu ý nghĩ của sự kiện quảng yên dành chính quyền cách mạng
Giải thích ngắn gọn "Cách mạng xanh" và " Cách mạng trắng" ở Ấn Độ
CÁCH MẠNG XANH:
thuật ngữ được đưa ra trong những năm 60 thế kỉ 20 để chỉ sự tăng trưởng nhảy vọt trong sản xuất nông nghiệp của các nước đang phát triển sau khi tiếp nhận những giống lúa mới có năng suất cao, nhất là lúa mì và lúa nước. Vd. ở Mêhicô, năng suất lương thực dạng hạt tăng 75% trong 20 năm (1960 - 81); Ấn Độ là nước áp dụng mạnh CMX và đã thoát khỏi nạn đói, năm 1985 đã đạt sản lượng lúa mì gấp 7 lần, lúa nước gấp 4 lần năm 1950. Những giống mới này được tạo ra trên cơ sở áp dụng các nguyên lí di truyền ở mức tế bào, cá thể và quần thể mà trước đó chưa được biết đến hoặc chưa được sử dụng. Năm 1944, nhóm các nhà bác học về chọn giống do Bolao (N. E. Borlaug) lãnh đạo đến Mêhicô xây dựng trạm thí nghiệm và sau đó trở thành trung tâm quốc tế nghiên cứu về cải tiến các giống lúa mì, mạch và ngô. Năm 1962, ở Lôt Banhôxơ (Los Baños; Philippin), Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế được thành lập. Nhiều giống mới của Viện này được mang trồng trên nhiều nước, nhất là vùng Châu Á.
Ngày nay, đang diễn ra cuộc CMX lần thứ hai trong khuôn khổ cuộc cách mạng công nghệ sinh học với việc sử dụng những giống chống chịu tốt, năng suất rất cao; tạo ra nhiều loại lương thực và cây công nghiệp khác trên cơ sở áp dụng kĩ thuật di truyền và sinh học phân tử.
Cách mạng Xanh
Cách mạng Xanh có hai nội dung quan trọng hỗ trợ và bổ sung cho nhau là tạo ra những giống mới và năng suất cao chủ yếu là cây lương thực và sử dụng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy khả năng của các giống mới.
Cuộc Cách mạng Xanh được bắt đầu ở Mêhico cùng với việc hình thành một tổ chức nghiên cứu quốc tế là: "Trung tâm quốc tế cải thiện giống ngô và mì CIMMYT và Viện nghiên cứu quốc tế về lúa ở Philippin - IRRI VÀ Ở ẤN ĐỘ - IARI".
ấn Ðộ, từ một nước luôn có nạn đói kinh niên, không sao vượt qua ngưỡng 20 triệu tấn lương thực, thành một đất nước đủ ăn và còn dư để xuất khẩu với tổng sản lượng kỷ lục là 60 triệu tấn/năm. Năm 1963, do việc nhập nội một số chủng lúa mì mới của Mêhico và xử lý chủng Sonora 64 bằng phóng xạ đã tạo ra Sharbati Sonora, hàm lượng protein và chất lượng nói chung tốt hơn cả chủng Mêhico tuyển chọn. Ðây là một chủng lúa mì lùn, thời gian sinh trưởng ngắn. Sản lượng kỷ lục của lúa mì ở ấn Ðộ là 17 triệu tấn vào những năm 1967 - 1968. Ngoài ra, những loại cốc khác, nhờ tạo giống mới cũng đã đưa đến năng suất kỷ lục. Bajra, một chủng kê có năng suất ổn định 2500 kg/ha, ngô cao sản năng suất 5000 - 7300 kg/ha. Lúa miến (Sorga) năng suất 6000 - 7000 kg/ha với những tính ưu việt như chín sớm hơn, chống chịu sâu bệnh tốt hơn hẳn so với các chủng địa phương. Ðặc biệt lúa gạo, trồng trên diện tích rộng ở ẤN ĐỘ - TRÊN 35 TRIỆU HA, NHƯNG NĂNG suất trung bình chỉ đạt 1,1 tấn/ha. Với Cách mạng Xanh, giống IR8 đã tạo ra năng suất 8 - 10 tấn/ha.
Một điều đáng lưu ý là Cách mạng Xanh ở ẤN ĐỘ KHÔNG NHỮNG ÐEM ÐẾN CHO NGƯỜI dân những chủng cây lương thực có năng suất cao, mà còn cải thiện chất lượng dinh dưỡng của chúng gấp nhiều lần. Ví dụ chủng Sharbati hạt vừa to, vừa chắc, chứa 16% protein, trong đó 3% là lizin. Do tiếp tục cải tiến và tuyển lựa giống nên có nơi chủng này đã cho 21% protein.
Như vậy, Cách mạng Xanh đã tạo ra những thành tựu lớn trong sản xuất lương thực của thế giới. Bên cạnh đó, Cách mạng Xanh vẫn tiềm ẩn những hạn chế như yêu cầu vốn lớn để đầu tư cho sản xuất, sử dụng nhiều loại phân bón có thể làm tăng mức độ ô nhiễm khu vực canh tác nông nghiệp, sử dụng đại trà giống mới làm giảm dự trữ các nguồn gen về cây lương thực.
Tiếp đó, Chính phủ Ấn Độ đề ra cuộc cách mạng Trắng để lo nguồn sữa cho người dân. Chính phủ trợ giá cho người chăn nuôi để đảm bảo ngay cả những người nghèo nhất cũng có thể được uống 1 lít sữa/ngày. Tại Thủ đô New Delhi và các thành phố lớn, chỉ cần đi bộ không quá 100m ta có thể gặp một trạm sữa. Đêm đêm, sữa từ nhà máy được chở bằng xe chuyên dụng đến những thùng chứa ngầm dưới đất. Người dân mang bình đến trạm mua sữa tựa như mua xăng!
Cách mạng xanh là một thuật ngữ dùng để mô tả sự chuyển đổi nền nông nghiệp trên khắp thế giới đã dẫn đến các gia tăng đáng kể sản lượng nông nghiệp giữa thập niên 1940 và thập niên 1960. Công cuộc chuyển đổi này đã diễn ra do kết quả của các chương trình nghiên cứu và mở rộng quy mô nông nghiệp, phát triển hạ tầng, được thúc giục và phần lớn được cung cấp ngân quỹ bởi Rockefeller Foundation, cùng với Ford Foundation và các cơ quan chính khác.Cuộc cách mạng xanh trong ngành nông nghiệp đã giúp sản lượng nông nghiệp theo kịp sự tăng trưởng dân số.
Thuật ngữ “Cách mạng xanh” đã được sử dụng lần đầu năm 1968 bởi cựu giám đốc USAID William Gaud, người nổi bật với sự truyền bá các công nghệ mới và đã phát biểu, "Những sự chuyển biến này và các phát triển khác trong lĩnh vực nông nghiệp hàm chứa các yếu tố làm nên một cuộc cách mạng mới. Nó không phải là một cuộc Cách mạng Đỏ như cuộc cách mạng Xô Viết và cũng không phải là một cuộc Cách mạng trắng như cuộc cách mạng của Shah tại Iran. Tôi gọi nó là cuộc Cách mạng xanh."
Cuộc cách mạng xanh đã có các ảnh hưởng sinh thái và xã hội to lớn thu hút các khen ngợi nồng nhiệt và các chỉ trích dữ dội tương đương
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1ch_m...
Tiếp đó, Chính phủ Ấn Độ đề ra cuộc cách mạng Trắng để lo nguồn sữa cho người dân. Chính phủ trợ giá cho người chăn nuôi để đảm bảo ngay cả những người nghèo nhất cũng có thể được uống 1 lít sữa/ngày. Tại Thủ đô New Delhi và các thành phố lớn, chỉ cần đi bộ không quá 100m ta có thể gặp một trạm sữa. Đêm đêm, sữa từ nhà máy được chở bằng xe chuyên dụng đến những thùng chứa ngầm dưới đất. Người dân mang bình đến trạm mua sữa tựa như mua xăng!
http://www.kinhtenongthon.com.vn/printCo...
Câu 1: Kể tên các cuộc cách mạng tư sản mà em đã học. Ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng tư sản.
Câu 2: Nêu và nhận xét các biện pháp của chính quyền Da-cô-banh trong cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII.
Câu 3: Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10 Nga.
Câu 4: Vai trò của Lê Nin trong cách mạng tháng 10 Nga.
Câu 5: Nêu nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1923-1929.
Câu 6: Nêu nội dung, tác dụng của chính sách mới ở Mỹ.
Câu 7: Vì sao chiến tranh thế giới thứ Nhất bùng nổ. Là học sinh em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới.
Câu 8: Vì sao nói công xã Pari là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Câu 1: Kể tên các cuộc cách mạng tư sản mà em đã học. Ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng tư sản.
- Cách mạng Hà Lan( 8-1566) là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
Ý nghĩa: lật đổ ách thống trị của vương triều Tây Ban Nha
- Cách mạng TS Anh.
Ý nghĩa:(1640-1688) Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại quyền lợi chi quý tộc mới và tư sản
- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ(1775-1783).
Ý nghĩa : giành độc lập ra đời Hợp chủng quốc Hoa Kì
- Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794).
Ý nghĩa: lật đổ chế độ pk, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Câu 2: Nêu và nhận xét các biện pháp của chính quyền Da-cô-banh trong cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII.
* Các biện pháp của phái Gia-cô-banh:
- Giải quyết vấn đề ruộng đất - đòi hỏi cơ bản của quần chúng nông dân, qua đó động viên họ tham gia cách mạng chống thù trong, giặc ngoài.
- Tháng 6-1793, thông qua Hiến pháp mới, tuyên bố chế độ cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp bị xóa bỏ.
- Ngày 23-8-1793, thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc” để huy động sức mạnh của nhân dân trong cả nước chống “thù trong giặc ngoài”.
- Ban hành luật giá tối đa đối với lương thực, thực phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ. Ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân,…
* Nhận xét:
- Phái Gia-cô-banh đã ban bố các quyền dân chủ rộng rãi, mọi sự bất bình đẳng giai cấp bị bãi bỏ, quan tâm giải quyết vấn đề ruộng đất - đòi hỏi cơ bản của nông dân.
- Nhờ các chính sách của mình, phái Giacobanh đã dập tắt được các cuộc nổi loạn, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Hoàn thành các nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Cách mạng đạt đến đỉnh cao.
Câu 3: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga:
* Đối với nước Nga:
- Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga.
- Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
* Đối với thế giới:
- Làm thay đổi cục diện thế giới.
- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử của những người có mặt ở đó. Nêu suy nghĩ của em của em về cách ứng xử đó? { Khoảng 20 - 25 dòng } Các bạn giúp mik nhé ! Lưu ý : Không sao chép mạng nha