hãy tìm thêm những loại lá biến dạng mà em chưa biết và chỉ ra chức năng của chúng?
Tìm các thông tin về lá biến dạng theo hướng dẫn dưới đây:
- Quan sát cây xương rồng hoặc H.25.1 và hãy cho biết:
+ Lá cây xương rồng có đặc điểm gì?
+ Vì sao đặc điểm đó giúp cây có thể sống ở những nơi khô hạn thiếu nước?
- Quan sát H.25.2 H.25.3 hãy cho biết:
+ Một số lá chét của cây đậu Hà Lan và lá ở ngọn cây mây có gì khác với các lá bình thường?
+ Những lá có biến đổi như vậy có chức năng gì đối với cây?
- Quan sát củ riềng hoặc củ dong ta (H.25.4)
+ Tìm những vảy nhỏ ở trên thân rễ, hãy mô tả hình dạng và màu sắc của chúng.
+ Những vảy đó có chức năng gì đối với các chồi ở thân rễ?
- Quan sát củ hành (H.25.5) và cho biết:
+ Phần phình to thành củ là do bộ phận nào của lá biến thành và có chức năng gì?
- Ở H.25.1
+ Lá cây xương rồng biến thành gai.
+ Lá biến thành gai làm giảm sự thoát hơi nước qua lá phù hợp với điều kiện sống của cây ở nơi khô hạn.
- Ở H.25.2 H.25.3:
+ Lá chét của đậu Hà Lan hình thành tua cuốn, lá cây mây biến thành tay móc.
+ Tua cuốn, tay móc giúp cây bám vào giá thể để cây leo lên cao.
- Ở H.25.4
+ Các vảy nhỏ trên thân rễ có màu nâu, màu trắng.
+ Chúng có chức năng bảo vệ các chồi ở thân rễ.
- Ở H.25.5 phần phình to ở củ hành là bẹ lá phình to ra, có vai trò dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
Hãy liệt kê tất cả những đặc điểm về hình thái và chức năng của các loại lá biến dạng đã tìm hiểu ở trên vào bảng dưới đây, sử dụng các từ sau để gọi tên các loại lá biến dạng đó:
Lá bắt mồi, lá vảy, lá biến thành gai, tua cuốn, lá dự trữ, tay móc
STT | Tên mẫu vật | Đặc điểm hình thái của lá biến dạng | Chức năng của lá biến dạng | Tên lá biến dạng |
---|---|---|---|---|
1 | Xương rồng | Lá dạng gai nhọn | Làm giảm sự thoát hơi nước | Lá biến thành gai |
2 | Lá đậu Hà Lan | Dạng tua cuốn | Giúp cây leo lên cao | Tua cuốn |
3 | Lá mây | Dạng tay móc | Giúp cây leo lên cao | Tay móc |
4 | Củ dong ta | Dạng vảy mỏng trên thân rễ | Bảo vệ, che chở chồi thân rễ | Lá vảy |
5 | Củ hành | Bẹ lá phình to | Chứa chất dự trữ | Lá dự trữ |
6 | Cây bèo đất | Trên lá có nhiều lông tuyến tiết chất nhầy | Bắt và tiêu hóa mồi | Lá bắt mồi |
7 | Cây nắp ấm | Lá hình nắp ấm | Bắt và tiêu hóa con mồi | Lá bắt mồi |
Hãy liệt kê tất cả những đặc điểm về hình thái và chức năng của các loại lá biến dạng đã tìm hiểu vào bảng dưới đây . Sử dụng các từ sau để goị tên các loại biến dạng đó
STT | Tên vật mẫu | Đặc điểm hình thái của lá biến dạng | Chức năng của lá biến dạng | Tên lá biến dạng |
1 | Xương rồng |
Gai nhọn |
Giảm sự thoát hơi nước | Lá biến thành gai |
2 | Lá đậu Hà Lan | Lá có dạng tua cuốn | Giúp cây leo cao | Tua cuốn |
3 | Lá mây | Lá có dạng tay móc | Giúp cây leo cao | Tay móc |
4 | Củ dong ta | Lá có dạng vảy mỏng màu nâu | Che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ | Lá vảy |
5 | Củ hành | Bẹ lá phình to thành tay màu trắng | Chứa chất dự trữ | Lá dự trữ |
6 | Cây bèo đất | Trên lá có nhiều lông tuyến có chất dính | Bắt và tiêu hóa mồi | Lá bắt mồi |
7 | Cây nắp ấm | Gân lá phát triển, thành bình có nắp đậy | Bắt và tiêu hóa mồi | Lá bắt mồi |
Em hãy kể tên một số loại rễ biến dạng và chức năng của chúng? Cho ví dụ minh hoa.
Một số loại rễ biến dạng là
- Rễ củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ
Ví dụ : củ sắn, củ cải
- Rễ móc giúp cây leo lên cao nhận được nhiều ánh sáng
Ví dụ : cây trầu không, cây hồ tiêu
- Rễ thở giúp cây tăng khả năng hô hấp khi sống trong môi trường thiếu không khí do ngập nước
Ví dụ : cây bần, cây mắm
- Giác mút đối với cây kí sinh như tư hồng, tầm gửi rễ biến thành giác mút lấy thức ăn từ cây chủ cung cấp cho cây
Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng đối với cây ?
Kể tên một số loại thân biến dạng chức năng của chúng đối với cây ?
Môn sinh 6
Những loại rễ biến dạng và chức năng:
Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, . phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả.Rễ móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh... Đó là những rễ phụ mọc ra từ thân giúp cây bám vào trụ để léo lên.Rễ thở. Có ở nhiều loại cây sống ở các đầm lầy ngập nước như vẹt, sú. mắm, cây bụt mọc... Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.Giác mút. Có ở loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.Một số loại thân biến dạng và chức năng:
Thân củ: khoai tây, su hào, .... chứa chất dự trữ Thân rễ: gừng, giềng, dong ta, ..... chứa chất dự trữthân mọng nước: xương rồng, cành giao,... dự trữ nước+Lá của cây xương rồng có đặc điểm gì?
+Vì sao đặc điểm đó giúp cho cây có thể sống ở những nơi khô hạn,thiếu nước?
+Một số lá chét của cây đậu Hà Lan và lá ở ngọn cây mây có gì khác với các lá bình thường?
+Những lá có biến đổi như vậy có chức năng gì đối với cây?
+Tìm những vảy nhỏ có ở trên thân rễ, hãy mô tả hình dạng và màu sắc của chúng.
+Những vảy đó có chức năng gì đối với các chồi của thân rễ?
+Phần phình to thành củ là do bộ phận nào của lá biến thành và có chức năng gì?
+ Lá cây xương rồng biến thành gai nhọn.
+ Đặc điểm đó giúp cây hạn chế sự thoát hơi nước, thích nghi với đời sống khô hạn,
+ Lá cây xương rồng có đặc điểm biến thành gai.
+ Do môi trường sống của xương rồng rất khắc nghiệt nên lá xương rồng biến đổi thành gai để thích nghi với môi trường và cũng là để giữ nước cho cây .
+ Lá chét ở cây đậu Hà Lan biến đổi thành tua cuốn
Lá ngọn của cây mây biến đổi thành tay móc .
+ Lá biến thành tua cuốn hay tay móc giúp cây bám để leo lên cao .
+ Lá phủ trên thân rễ là vảy mỏng có màu nâu nhạt.
+ Nó giúp che chở cho các chồi của thân rễ.
+ Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng chứa chất dự trữ cho cây .
Có những loại lá biến dạng phổ biến nào ? Chức năng của mỗi loại là gì ?
Những loại lá biến dạng phổ biến:
- Lá biến thành cơ quan bắt mồi (lá cây nắp ấm): gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành bình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa trong bình. Cơ quan bắt mồi giúp cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây trong điều kiện sống nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡng.
- Lá biến thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng (cây hành, tỏi): Phần bẹ lá dày lên trở thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
- Lá biến thành gai (lá cây xương rồng): lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây trong điều kiện sống khô cằn thiếu nước.
- Lá biến thành vảy (lá cây dong ta): lá có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.
Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng?
* Rễ củ (củ sắn, cà rốt, khoai lang): Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả.
* Rễ móc (trầu không, cây vạn niên thanh,…) : rễ phụ mọc ra từ thân và cành trên mặt đất, giúp cây bám vào trụ để leo lên.
* Rễ thở (vẹt, sú, mắm, cây bụt mọc,…): rễ mọc ngược lên trên mặt đất để lấy không khí.
* Giác mút (tầm gửi, tơ hồng,…): Rễ biến thành giác mút đâm vào thân hoặc cành cây khác để hút chất dinh dưỡng.
kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)