Trong xã hội hóa hien nay em thấy bản thân mình như thế nào
Theo em ,lao động có vai trò như thế nào đối với bản thân ,gia đình và xã hội ngày nay ?
Các bạn giúp mình câu này nhé ,mình đang cần gấp
Theo em, lao động có vai trò quan trọng đối với bản thân, gia đình và xã hội ngày nay. Vì
+ Lao động giúp ta có nguồn thu nhập ổn định để có thể nuôi sống bản thân và chăm sóc gia đình một cách đầy đủ.
+ Lao động cũng sẽ giúp chúng ta biết trân trọng đồng tiền, chi tiêu hợp lý hơn
+ Giúp ta có nhiều mối quan hệ trong xã hội
+ Học hỏi được nhiều cái hay từ đó của thể rút ra bài học để phát triển bản thân hơn
+...
+ Lao động giúp con người tạo ra các loại sản phẩm vật chất để nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần xây dựng xã hội loài người phát triển hơn.
+ Lao động còn giúp đem niềm vui tới chúng ta, giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của cuộc sống.
Câu 1: Bài thơ " Bánh trôi nước " đã nói lên thân thận gì của người phụ nữ trong xã hội xưa, từ đó em thấy vai trò của người phụ nữ trong xã hội ngày nay như thế nào
Câu 2 : Em hiểu như thế nào về " Thế giới kì diệu " mà cách cổng trường mở ra cho chúng ta.
GIÚP MIK VỚI T-T
Tham Khảo
Câu 1
Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Câu 2
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu
Trong xã hội tin học hóa hien nay em thấy bản thân mình như thế nào
Bạn đăng nhầm môn rồi, câu hỏi này phải thuộc môn GDCD.
em hãy trình bày nguyên nhân và hệ qur của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI? Theo em trong xã hội ngày nay có còn diễn ra những cuộc phát kiến địa lí không ? Và em thấy bản thân mình cần phải làm gì?
Tham khảo
Nguyên nhân và điều kiện
- Xuất phát từ lòng tham vàng bạc của các vua chúa phương Tây.
- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, nguyên liệu, vàng bạc thị trường tăng cao.
- Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.
- Khoa học kĩ thuật có những tiến bộ đáng kể:
+ Nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, bước đầu hiểu biết về đại dương.
+ La bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng.
+ Hiểu biết đúng đắn về hình dạng của Trái đất, vẽ được bản đò và hải đồ có ghi các bến cảng.
+ Kĩ thuật đóng tàu có những bước tiến mới: tàu có bánh lái, có hệ thống buồm lớn, xuất hiện kiểu tàu mới (tàu Ca-ra-ven).
- Những cuộc hành trình của người Châu Âu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của những người đi trước đã tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến.
- Giúp con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình thái Trái đất.
- Đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới, mở rộng thị trường thế giới.
- Tạo nên sự tiếp xúc, giao lưu giữa các nền văn hóa và văn minh khác nhau.
- Đem lại cho thương nhân Châu Âu nhiều vàng bạc, hương liệu, nguyên liệu, gia vị… Thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển.
- Tuy nhiên, các cuộc phát kiến có hệ quả tiêu cực là làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Câu còn lại tự tìm
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?
Qua đây,em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào ?
1 nêu nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông ?theo em nguyên nhân nào là nguyên nhân chính ? bản thân em đã thực hiện những quy định như thế nào?
2 việc học có ý nghĩa như thế nào với bản thân xã hội?
3 nêu nội dung các nhốm quyền trong công ước nhóm quyền trẻ em
4 em hiểu thế nào là quyền bảo hộ về thính mạng ,sức khỏe ,nhân phẩm tín thư ,điện thoại , tín điện
Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đây, em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?
Hình ảnh so sánh đặc biệt ở chỗ:
- Trái bần, tên loại quả đồng âm với từ “bần” (nghèo khó, bần cùng)
- Hình ảnh trái bần trôi nổi, bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần lênh đênh
⇒ Thân phận những người phụ nữ lênh đênh, trôi nổi, chịu nhiều sóng gió ngang trái trên đời
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?
Qua đây,em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào ?
Mong mọi người giúp đỡ
Tham khảo
Cuộc đời lận đận ,vất vả gặp nhiều khó khăn ,trắc trở ,ngang trái.
Theo em, việc kết hôn sớm (tảo hôn) có tác hại như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội?
Tác hại của tảo hôn là:
+Đối với bản thân:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của cả 2
- Ảnh hưởng đến việc học hành của cả hai
+Đối với gia đình
- Không làm tròn trách nhiệm của vợ/chồng
- Không làm tròn trách nhiệm người làm cha/ làm mẹ
+Đối với xã hội:
- Ảnh hưởng đến chất lượng dân số
- Ảnh hưởng đến nòi giống của dân tộc
+Đối với kinh tế:
- Không thể lo cho gia đình ----> tỉ lệ nghèo đói tăng
+Đối với tinh thần:
- Trẻ em không thể tham gia các hoạt động phù hợp lứa tuổi
Chúc bạn học tốt
Tác hại của tảo hôn là:
+Đối với bản thân:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của cả 2
- Ảnh hưởng đến việc học hành của cả hai
+Đối với gia đình
- Không làm tròn trách nhiệm của vợ/chồng
- Không làm tròn trách nhiệm người làm cha/ làm mẹ
+Đối với xã hội:
- Ảnh hưởng đến chất lượng dân số
- Ảnh hưởng đến nòi giống của dân tộc
+Đối với kinh tế:
- Không thể lo cho gia đình ----> tỉ lệ nghèo đói tăng
+Đối với tinh thần:
- Trẻ em không thể tham gia các hoạt động phù hợp lứa tuổi
Chúc bạn học tốt
Đọc tiếp