Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nghê Gia Hưng
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
10 tháng 8 2023 lúc 18:40

Sau đây là phần làm bài của mình:

Thi sĩ Trần Hữu Thung đã tận dụng thành công đặc điểm ấy của thơ bốn chữ trong năm khổ thơ đầu để kể lại về quá trình lớn lên của hạt mầm: 

                                           “Khi đang là hạt

                                                  …

                                           Bắt đầu bập bẹ.”

 

          Khi đang là hạt nằm trong tay người, hạt nằm lặng thinh dường như chưa có bất cứ dấu hiệu nào của sự sống. Nhưng ngay khi được gieo trồng xuống đất, hạt mầm ấy ngay lập tức nảy mầm “nhú lên giọt sữa”. Biện pháp ẩn dụ được tác giả sử dụng một cách khéo léo đặc tả rõ nét bước trưởng thành đầu tiên của mầm cây khi tự mình nhú ra khỏi sự bao bọc và khoác lên mình tấm áo mới trắng đục như màu sữa. Và nhân vật “tôi” đón nhận điều đó bằng thính giác “ghé tai nghe rõ”. Hạt mầm dần phát triển “mầm tròn nằm giữa” được nằm trong “nôi vỏ hạt” nghe những bàn tay vỗ và lời ru tha thiết của con người. Hình ảnh nhân hóa “mầm mở mắt” mang đến cho người đọc cảm giác hạt mầm đang như những cô bé, cậu bé tinh nghịch thì thầm, tâm sự với mọi người về quá trình trưởng thành mỗi ngày của mình. Từ hạt mầm nằm lặng thinh trong tay người khi nào giờ đây cây đã kết lá mang màu xanh đến thế giới này. 

           Đoạn thơ cuối cùng ẩn chứa thông điệp quý giá mà tác giả muốn truyền tải đến với bạn đọc:

“Rằng các bạn ơi

Cây chính là tôi

Nay mai sẽ lớn

    Góp xanh đất trời.”

      Khổ thơ cuối là lời của cây tự giới thiệu về mình “Cây chính là tôi”kèm theo lời khẳng định “Nay mai sẽ lớn/ Góp xanh đất trời”. Mầm đã không phụ bàn tay chăm sóc của con người giờ đã trở thành cây con mạnh mẽ và tương lai có thể trở thành bóng mát góp phần phủ rợp màu xanh cho quê hương đất nước. Vì cây gần gũi và có ích cho cuộc sống của chúng ta nên mỗi người cần xây dựng cho mình ý thức gây trồng và bảo vệ những mầm cây ấy làm nên nhiều “mùa xuân xanh cho đất nước”. 

     

 
Kinn
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
12 tháng 12 2020 lúc 19:20

Tham khảo nhé !

Trong bài thơ ” ánh trăng” của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang nhiều ý nghĩa, trước hết vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên, hồn nhiên tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi rồi thời chiến tranh ở rừng với con người, không chỉ vậy, vầng trăng còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống. Ở khổ cuối, ánh trăng tượng trưng cho quá khứ nguyên vẹn chẳng thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên nghĩa tình, quá khứ thì luôn tràn đầy, bất diệt. Với ý nghĩa như vậy nên ta hiểu được chủ đề của bài thơ, ánh trăng chính là tiếng lòng, là những suy nghĩ thấm thía, nhắc nhở ta về thái độ sống và những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa với thiên nhiên, đất nước bình dị, hồn hậu, bài thơ cũng có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống ” uống  nước nhớ nguồn”, thủy chung với quá khứ đặc biệt là quá khứ gian lao, tốt đẹp.

Khang1029
Xem chi tiết
Phùng Mai Linh
Xem chi tiết
người bán muối cho thần...
19 tháng 12 2021 lúc 21:07

tham khảo ở : https://hoc24.vn/cau-hoi/viet-doan-van-tu-8-10-cau-neu-cam-nhan-ve-doan-cuoi-cua-bai-tho-tieng-ga-trua-cam-on-truoc.249383397148

Nguyễn Thị Hạnh
19 tháng 12 2021 lúc 21:08

TK:
Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.

Liễu Lê thị
19 tháng 12 2021 lúc 21:08

Bạn vào đây tham khảo nek https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-cam-nhan-kho-tho-cuoi-trong-bai-tieng-ga-trua-faq365775.html

Trần Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
15 tháng 8 2023 lúc 18:26

Bài thơ là vẻ đẹp thiên nhiên khi mùa xuân về và tâm trạng xôn xao của tác giả khi được đón mùa xuân. Những hình ảnh mùa xuân được gợi lên từ bài thơ thật trong sáng và gần gũi: "lá mía" kêu xào xạc; "mầm ngô" lên xanh non; "bãi dâu" vào mùa ngon, "cà chua" hồng giấu mặt; "cát" cựa mình lấp loáng, dòng sông chảy nặng phù xa. Mọi cảnh vật đều được mùa xuân tiếp thêm nhựa sống mới. Nhưng không chỉ là cảnh vật mà còn có cả lòng người từ dòng sông muốn hòa thành biển khơi. Qua bài thơ trên ta thấy được tình yêu thiên nhiên thiết tha của tác giả. Con người dù có như thế nào vẫn luôn có sự gắn bó mật thiết với thiên nhiên nên chúng ta cần phải học cách trân trọng và bảo vệ thiên nhiên như chính cuộc sống của chúng ta.

Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Nguyệt Trâm Anh
4 tháng 11 2016 lúc 21:16

a)Cặp từ trái nghĩa là :Ngẩng-Cúi

b)

Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:

Cúi đầu nhớ cố hương

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.

Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.

Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.


 

 

quang thinh tran danh
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 11 2021 lúc 10:02

Em tham khảo:

Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người.Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người.Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Ta thấy như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.

vanchat ngo
26 tháng 11 2021 lúc 10:08

Cảm nghĩ:Hai câu thơ đầu bài Cảnh Khuya. tiếng suối trong như tiếng hát xa,trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Tác giả tả tiếng suối như tiếng hát,từ lồng lặp lại hai lần. Tả cảnh khuya vào đêm yên tĩnh.Sử dụng hình ảnh so sánh từ như,điệp từ,nhân hóa và những từ ngữ gọi cảm.Thể hiện hình ảnh vủa thiên nhiên rất quý giá.Qua đó ta thấy được một bức tranh tuyệt đẹp,ấm áp. Các sự vật hòa hợp quấn quyết lấy nhau. Tạo cảm giác cho người đọc, người nghe như đang ở nơi đó vậy,....

Toan Vuong
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 10 2021 lúc 9:11

Em tham khảo nhé:

Qua câu truyện Cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của minh với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống. Cô bé bán diêm là câu chuyện cảm động về cô bé tội nghiệp, đáng thương phải đi bán diêm trong đêm giao thừa giá rét. Và qua câu truyện này tác giả cũng mang lại nhiều bài học và thông điệp sâu sắc vô cùng quý giá cho người đọc mọi thế hệ sau này. 

fyf simp todoroki shoto
Xem chi tiết