Tác dụng của việc không đặt tên nhân vật trong tác phẩm" Lặng lẽ sapa"
trong truyện ngắn lặng lẽ sapa nhà văn nguyễn thành long viết:"trong cái lặng im của sapa....có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước" qua các nhân vật trong tác phẩm lặng lẽ sapa,em hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp đó
Trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa,tại sao tác giả không đặt tên cho các nhân vật
Tác giả muốn giấu đi tên thật trong tác phẩm bởi vì: tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên đất nước.
cậu có thể tham khảo câu trả lời này nhé
Tác giả Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho các nhân vật của mình trong tác phẩm ''Lặng lẽ Sa Pa'' vì:
- Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở tất cả mọi nơi trên đất nước hình chữ S này.
- Tác giả không muốn nói đến một con người cụ thể vì những nhân vật trong tác phẩm này, họ là hình ảnh chung, là điển hình tiêu biểu của cả một tập thể, của một tập thể của những con người lặng lẽ, âm thầm xây dựng đất nước.
Chúc cậu học tốt :)))))))))))))
Nhận xét cách xây dựng hệ thống nhân vật và cách đặt tên cho nhân vật trong bài lặng lẽ sapa
Nhận xét về cách xây dựng hệ thống nhân vật: Anh thanh niên và các nhân vật khác (bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư,...) đều là những người lao động thầm lặng, miệt mài. Hệ thống các nhân vật đã tạo nên một bức tranh với tập thể những người anh hùng lao động thầm lặng trong công cuộc xây dựng xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thành Long đã để nhân vật anh thanh niên nổi bật lên, trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Nhận xét về cách đặt tên: tất cả các nhân vật đều không có tên riêng mà chỉ được gọi bằng những danh từ chung. Điều này đã nhấn mạnh thêm sự âm thầm, lặng lẽ trong công việc của họ; đồng thời, qua đó, tác giả muốn nói rằng trên khắp đất nước này, có biết bao những con người cũng đã và đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho Tổ quốc.
Lặng lẽ sapa đc kể ở ngôi thứ 3 vậy tại sao tác giả lại đặt vào vai nhân vật ông hoạ sĩ
Lặng lẽ Sa Pa được kể theo ngôi thứ ba nhưng chủ yếu nhìn qua vai nhân vật ông họa sĩ vì:
- Điểm nhìn này là điểm nhìn từ người ngoài cuộc, điểm nhìn toàn tri, người kể chuyện đứng bên ngoài chứng kiến và kể lại toàn bộ câu chuyện. => Khiến câu chuyện kể trở nên khách quan hơn.
- Đồng thời, khi soi chiếu qua vai ông họa sĩ thì: ông họa sĩ tham gia trực tiếp cuộc trò chuyện, bởi vậy mà có những cảm xúc chân thực hơn, khiến câu chuyện kể sinh động, hấp dẫn hơn.
=> Việc lựa chọn điểm nhìn kể chuyện này khiến Nguyễn Thành Long có thể quan sát, khám phá được những nét tâm lí của mọi nhân vật, đồng thời cũng lại có cái nhìn gần gũi, chân thực của một người tham gia, chứng kiến câu chuyện.
Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” là gì?
● Ngôi kể thứ ba(tác giả)
● Dưới cảm nhận của tác giả thì hình ảnh nhân vật trong câu chuyện trở nên sinh động hơn, khi tác giả có thể hiểu hết tâm tư, tình cảm, ý nghĩa của họ, với việc gọi tên các nhân vật: Anh thanh niên,ông họa sĩ,...khiến cho câu chuyện trở nên lôi cuốn hơn, đây là motip quen thuộc của nhiều câu chuyện mang yếu tố tự sự
trong tác phẩm lặng lẽ sapa có những nhân vật dù chỉ suất hiện gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên song vẫn hiện lên với nhưng nét cao quý đáng khâm phục . đó là những nhân vật vào ? điểm chung đáng khâm phục của họ là gì ?
THAM KHẢO
Trong tác phẩm, còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua câu kể của anh thanh niên cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Đó là ông kĩ sư vườn rau, ngày ngày ngồi quan sát ong thụ phấn, rồi tự tay thụ phấn cho su hào, để củ su hào to hơn, ngọt hơn. Hay anh cán bộ nghiên cứu sét: suốt 11 năm không xa cơ quan, lúc nào cũng túc trực chờ sét, quên cả hạnh phúc riêng để hoàn thành bản đồ sét giúp tăng tài nguyên cho đất nước. Dù không xuất hiện trực tiếp trong truyện mà chỉ gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, song họ hiện lên với những nét tuyệt đẹp trong tâm hồn và cách sống. Họ là những người say mê công việc. Vì công việc làm giàu cho đất nước, họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc và tình cảm gia đình. Cuộc sống của họ lặng lẽ và nhân ái biết bao.
Lặng Lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long và Bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đều là những tác phẩm hay,đã khám phá,ca ngợi vẽ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Em hãy phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên và người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong sự đối sách để làm rõ khám phá,sáng tạo riêng của mỗi tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó
Vẻ đẹp người lính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính":
- Trên tuyến đường Trường Sơn đầy hiểm nguy, bom đạn khiến xe không còn được nguyên vẹn.
- Trước tình thế ấy người lính vẫn không hề run sợ, họ đường hoàng vững tay lái trên cùng đường chiến trận:
- Hiểm nguy họ chẳng né tránh, chiến đấu vì lý tưởng giành độc lập, thống nhất đất nước.
- Với tâm thế sẵn sàng, lòng quyết tâm, họ xem khó khăn như là lẽ thường
- Những người lính cùng nhau chia sẻ những khó khăn, động viên nhau qua những cái bắt tay.
=> Dũng cảm, lạc quan, ngạo nghễ, ngang tàng trên đoạn đường hành quân
Lặng Lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long và Bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đều là những tác phẩm hay,đã khám phá,ca ngợi vẽ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Em hãy phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên và người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong sự đối sách để làm rõ khám phá,sáng tạo riêng của mỗi tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó