câu tục ngữ Tham Thì Thâm của tác giả nào
các cậu giúp mình nhé !
giải thích câu tục ngữ ''Tham thì thâm"
Hai anh em nhà kia, cha mẹ mất đi để lại một gia tài và một cây khế. Người anh tham lam nhận hết nhà cửa, vườn tược cho mình, chỉ để lại cho người em cây khế. Một buổi sáng, có con chim lạ đến đậu bên cây khế và mổ quả ăn khế. Người em than phiền đuổi chim đi, con chim vừa ăn khế vừa trả lời rằng: “Ăn một quả nhả cục vàng, may túi ba gang đem ra mà đựng”. Người em nghe vậy may túi ba gang để chờ chim. Sáng hôm sau, chim lại lại đến, nó bảo người em ngồi bám chặt lên mình nó rồi bay đi thật xa, đến hòn đảo từ từ hạ xuống một cái hang rồi bảo người em chui vào mà nhặt vàng. Người em vào hang thấy rất nhiều vàng bạc và châu báu, vội lấy một túi nhỏ mang ra khỏi hang. Chim lạ chờ sẵn đưa người em về nhà. Có vàng bạc, châu báu người em trở lên giàu có nhất vùng. Một hôm người anh lân la sang nhà hỏi dò em. Người em thật thà kể lại câu chuyện con chim lạ về ăn khế. Lòng tham trỗi dậy, người anh tìm cách chiếm lấy cây khế về cho mình rồi ngày ngày chờ chim đến. Rồi một ngày kia con chim lạ lại đến. Người anh cũng than phiền rồi đuổi chim đi. Chim lạ lại nói: “Ăn một quả nhả cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng” rồi hẹn sáng hôm sau lên đường. Người anh sung sướng chắc mẩm phen này giàu to, bèn may cái túi thật to để sẵn ở gốc khế chờ chim. Sáng hôm sau chim đến và cũng như người em, chim chở người anh đến hòn đảo có hang giấu vàng. Vừa đến hang, người anh hoa cả mắt, rồi vơ thật nhiều vàng vào một cái túi, khi chất đã đầy túi nhưng lòng tham khôn cùng, người anh tiếp tục vơ vàng vào cái túi tiếp theo, sau đó lần lượt chuyển từng túi ra cửa hang. Đã đến lúc mặt trời sắp lặn, com chim lạ đợi mãi, người anh chuyển hai túi vàng lên mình chim rồi giục chim bay nhanh về nhà. Chim cất cánh được một lúc, khi ra đến giữa biển khơi, nặng quá chim mới bảo người anh bỏ bớt vàng đi nhưng người anh không nghe. Bay được một đoạn nữa thì chim mỏi cánh, không chịu đựng được đành hất cả người anh và hai túi vàng xuống biển. Người anh bơi lóp ngóp dưới biển vẫn kêu “vàng của tôi đâu, vàng của tôi đâu”, lúc sau thì chìm hẳn. (1)
Tham lam tới mức mù quáng không tính toán được gì, bất chấp tất cả là chuyện của người anh trong truyện. Nay thiên hạ nhiều kẻ tham lam hiểm hóc, lừa lọc thì không hại dân sao được. Tham lam đi liền với với tham nhũng thì mưu mô lắm lắm, đã thế lại đi liền với xa hoa đồi trụy. Than ôi “ Điều tham thực như vong, nhân tham tài như tử” cái lẽ xưa nay ở đời là vậy
Câu thành ngữ hàm ý chê trách kẻ tham lam sẽ gặp điều xấu, hám lợi, dễ bị lừa, bị hại.
Chuyện kể:
Hai anh em nhà kia, cha mẹ mất đi để lại một gia tài và một cây khế. Người anh tham lam nhận hết nhà cửa, vườn tược cho mình, chỉ để lại cho người em cây khế. Một buổi sáng, có con chim lạ đến đậu bên cây khế và mổ quả ăn khế. Người em than phiền đuổi chim đi, con chim vừa ăn khế vừa trả lời rằng: “Ăn một quả nhả cục vàng, may túi ba gang đem ra mà đựng”. Người em nghe vậy may túi ba gang để chờ chim. Sáng hôm sau, chim lại lại đến, nó bảo người em ngồi bám chặt lên mình nó rồi bay đi thật xa, đến hòn đảo từ từ hạ xuống một cái hang rồi bảo người em chui vào mà nhặt vàng. Người em vào hang thấy rất nhiều vàng bạc và châu báu, vội lấy một túi nhỏ mang ra khỏi hang. Chim lạ chờ sẵn đưa người em về nhà. Có vàng bạc, châu báu người em trở lên giàu có nhất vùng. Một hôm người anh lân la sang nhà hỏi dò em. Người em thật thà kể lại câu chuyện con chim lạ về ăn khế. Lòng tham trỗi dậy, người anh tìm cách chiếm lấy cây khế về cho mình rồi ngày ngày chờ chim đến. Rồi một ngày kia con chim lạ lại đến. Người anh cũng than phiền rồi đuổi chim đi. Chim lạ lại nói: “Ăn một quả nhả cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng” rồi hẹn sáng hôm sau lên đường. Người anh sung sướng chắc mẩm phen này giàu to, bèn may cái túi thật to để sẵn ở gốc khế chờ chim. Sáng hôm sau chim đến và cũng như người em, chim chở người anh đến hòn đảo có hang giấu vàng. Vừa đến hang, người anh hoa cả mắt, rồi vơ thật nhiều vàng vào một cái túi, khi chất đã đầy túi nhưng lòng tham khôn cùng, người anh tiếp tục vơ vàng vào cái túi tiếp theo, sau đó lần lượt chuyển từng túi ra cửa hang. Đã đến lúc mặt trời sắp lặn, com chim lạ đợi mãi, người anh chuyển hai túi vàng lên mình chim rồi giục chim bay nhanh về nhà. Chim cất cánh được một lúc, khi ra đến giữa biển khơi, nặng quá chim mới bảo người anh bỏ bớt vàng đi nhưng người anh không nghe. Bay được một đoạn nữa thì chim mỏi cánh, không chịu đựng được đành hất cả người anh và hai túi vàng xuống biển. Người anh bơi lóp ngóp dưới biển vẫn kêu “vàng của tôi đâu, vàng của tôi đâu”, lúc sau thì chìm hẳn. (1)
Tham lam tới mức mù quáng không tính toán được gì, bất chấp tất cả là chuyện của người anh trong truyện. Nay thiên hạ nhiều kẻ tham lam hiểm hóc, lừa lọc thì không hại dân sao được. Tham lam đi liền với với tham nhũng thì mưu mô lắm lắm, đã thế lại đi liền với xa hoa đồi trụy. Than ôi “ Điều tham thực như vong, nhân tham tài như tử” cái lẽ xưa nay ở đời là vậy.
câu thành ngữ hàm ý chê trách kẻ tham lam sẽ gặp điều xấu,hám lợi,dễ bị lừa.bị hại
Mấy cậu viết cho mình bài văn này nhé?
'Hãy viết đoạn văn 8 đến 10 câu trình bày quan điểm của em về thông điệp có trong câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Trong đoạn văn có hai câu sử dụng trạng ngữ'\
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao tục ngữ thường được xem như một quyển từ điển, chứa đựng trong đó là vô vàn kiến thức bổ ích về đời sống và những kinh nghiệm sống quý báu mà nhân dân ta đã đổ biết bao xương máu để đúc kết lại. Trong đó, nhớ ơn là một đạo lí được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm để răn dạy chúng ta. Và trong muôn vàn câu ca dao, tục ngữ quý báu ấy có hai câu tục ngữ mang ý nghĩa phải biết ơn cội nguồn và những người đã từng giúp đỡ ta, đó là câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “uống nước nhớ nguồn”. Vậy hai câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào?
Thật vậy, để dạy bảo cho con cháu dễ hiểu một khái niệm trừu tượng, một phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ông cha ta thường dùng những từ ngữ, hình ảnh giản dị mà có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống. Ăn ở đây được hiểu là động tác giữa thức ăn vào miệng, nhớ là biết ơn, kẻ trồng cây là người đã trồng ra cây có quả ngọt đó. Nghĩa đen của câu này là chúng ta khi ăn một loạt trái cây ngon ngọt nào đó, ta phải biết ơn người đã gieo trồng tạo ra quả ngọt cho ta thưởng thức. Uống là động tác đưa nước vào miệng, nhớ là biết ơn, nguồn là nơi bắt đầu tạo ra dòng nước mát ngọt. Nghĩa đen của câu này là nước mà chúng ta đang đùng là do nguồn nước tạo ra nên chúng ta phải biết ơn nguồn nước. Suy rộng ra nghĩa bóng ở hai câu tục ngữ này đó là ta phải luôn nhớ ơn nguồn cội, tổ tiên và những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
Nhớ ơn - có thể nói đó là một đạo lí, truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta gìn giữ từ rất lâu đời và mỗi con người Việt Nam đều phải có. Trong xã hội ngày nay, sự hoà bình của đất nước, sự độc lập, tự do của dân tộc là do công ơn của Người. Bác Hồ kính yêu, vị Cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã bôn ba bao nhiêu năm ở nước ngoài để tìm ra con đường giải phóng dân tộc, hết lòng yêu nước, thương dân nên chúng ta phải luôn “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”. Ngoài ra, cha mẹ ta cũng là “nguồn cội”, là đấng sinh thành có công ơn to lớn đối với chúng ta nên bổn phận làm con, chúng ta phải luôn hiếu thảo, kính trọng và luôn khắc cốt ghi tâm công lao trời biển của họ. Bên cạnh đó, ta còn có những người thầy, người cô đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho mình và truyền những tình cảm thân thiết cho ta như ruột thịt. Và ngày 20/11 là ngày mà chúng ta thể hiện sự tri ân của mình đến họ một cách đầy thân thương nhất mặc dù đó chỉ là một cành hoa hồng, một tấm thiệp bé nhỏ, những chùm hoa điểm mười cũng là một món quà đầy ý nghĩa, chan chứa tình cảm gần gũi, trong sáng nhưng đã thể hiện sự nhớ ơn của ta dành cho quý thầy cô. Trong thơ văn, đạo lí này cũng được toả sáng qua các câu ca dao, tục ngữ “không thầy đố mày làm nên”, “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”... Nhưng trái lại với sự nhớ ơn, ta còn bắt gặp những kẻ sống một cách vô ơn bội nghĩa, phủi đi công lao của những người đã mang đến cho mình sự no ấm, hạnh phúc. Đó thật sự là những con người rất đáng chê trách và lên án. Thể hiện cho sự vô ơn này, ta có thể kể đến những câu như “Qua cầu rút ván”, “Ăn cháo đá bát”, “Có trăng quên đèn”, “Có mới nới cũ”,...
Qua các nguồn dẫn chứng trên cho ta thấy một điều, nhớ ơn là một trong những đạo lí tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam ta luôn ghi nhớ và làm theo. Riêng bản thân tôi sẽ luôn luôn nhớ ơn công lao của các vị anh hùng dân tộc ngày trước, Bác Hồ - vị cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, thầy cô và cha mẹ của mình, luôn nỗ lực phấn đấu học giỏi, chăm ngoan để không làm phụ lòng mọi người.
Giúp mình tìm một số câu nhận định về bài thơ bánh trôi nước và tác giả Hồ Xuân Hương nhé! Càng nhiều càng tốt. Thank youuu các cậu.
1.Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ,thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ khác thường
2.Xuân Hương có mấy bài thơ than thân,làm thành một bộ ba song song nhau,bài nào cũng tiêu tao,nói ra tự đáy lòng người phụ nữ
3.Không chỉ mang nặng một nỗi niềm,bánh trôi nước còn lắng đọng một cái nhìn Xuân Hương về phận đàn bà trong xã hội xưa cũ
sorry bạn nha!chỉ tìm được từng này thôi
Câu : Tác giả của bài thơ " Bánh trôi nước " là ai ?
Trả lời : Tác giả của bài văn "Báng trôi nước " là Hồ Xuân Hương
thì viết bằng tiếng anh mà đúng ngữ pháp thì viết như thế nào ?
----------------------------------------------------------------------
giúp mik nhé các bn ơi !!!
Question: The author of the poem "Cake water drift" is?
Answer: The author of the essay "Cake water drift" as Ho Xuan Huong
Tác giả dân gian có câu:
“Đói cho sạch, rách cho thơm”
(Theo Ngữ văn 7, tập I, NXB Giáo dục 2017)
a. Câu tục ngữ trên đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn đó có tác dụng gì?
b. Nêu nội dung của câu tục ngữ trên.
c. Ghi lại một câu tục ngữ có nội dung về con người và xã hội mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7.
a, Rút gọn chủ ngữ.
Tác dụng: Tránh lặp lại thông tin
b, ND: Con người nên sống trong sạch, liêm khiết để luôn được mọi người yêu quý.
c, Một mặt người bằng mười mặt của.
Cái răng, cái tóc là góc con người.
Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu
“Thâm đông, hồng tây, dựng mây.
Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi ?
A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật
bạn nào đang hoặc đã học bài Lượm thì giúp mình nhé ^^
bài thơ đã kể và tả về Lượm theo ngôi thứ mấy ?
hình ảnh Lượm hiện ra trong bài thơ là một cậu bé ntn ?
tác giả đã giành tình cảm gì cho Lượm ?
giúp mình mình cám ơn nhé
â)Bài thơ tả Lượm thể ở ngôi thứ 3 b)hình ảnh Lượm trong bài thơ là một cậu bé dũng cảm,hồn nhiên,ngây thơ c)tác giả đã giành tình cảm...gì đó,ai biết thì giúp em(bạn hoặc anh) ấy nhé!!
bạn nào giúp mình tìm các câu thành ngữ tục ngữ ở trạng nguyên từ lớp 3 - 5.
ai tìm được nhiều thì mình mk
mình cần gấp
có câu nào cũng được
mình đang cần gấp
câu nào không biết bạn lên mạng hỏi đáp đó mình lúc trước có bài khó mình lên thử rồi
Giải thích câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công"
(Không tra gg nhé các cậu)
Tham Khảo
Trong cuộc sống mỗi chúng ta có ai chưa từng thất bại. Những thất bạn dù nhỏ hay lớn đều có một tác động rất lớn đến mỗi con người. Có người đã không thể tự đứng lên sau vấp ngã. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ phải bỏ cuộc, thất bạn là gì mà đã làm bao người chán nản.
cho dàn bài mà tự viết;-;
refer
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
I. Mở bài
Dẫn dắt, từ đó giới thiệu đến câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.
II. Thân bài
1. Giải thích
a. Nghĩa đen
- “Thất bại” là không đạt được kết quả như mong muốn, như mục tiêu đã đặt ra trong học tập, công việc…
- “Thành công” là đạt được những kết quả đạt tốt đẹp, như mục tiêu đã đề ra trong học tập, công việc…
- “Mẹ” là người đã sinh ra, chăm sóc và dạy dỗ mỗi người trong cuộc đời.
b. Nghĩa bóng
Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại. Nhưng nhờ có thất bại đã dạy cho chúng ta bài học, từ đó rút ra kinh nghiệm để có được thành công. Khi đối mặt với thất bại, có hai cách đón nhận: có người sợ hãi và bỏ cuộc, có người tìm cách vượt qua.
=> Từ đó, mỗi người hãy coi những thất bại là một bài học quý giá, để từ đó tiếp tục nỗ lực vươn tới thành công.
2. Tại sao “Thất bại là mẹ thành công”?
- Sự mâu thuẫn của câu nói: “thành công” hoàn toàn trái ngược với “thất bại”.
- Nguyên nhân: Vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.
3. Tác động của thất bại
- Đối với người dễ nản chí: chấp nhận, sợ hãi khó khăn, thất bại.
- Đối với người có ý chí: vượt qua khó khăn, đối đầu với thử thách.
- Dẫn chứng: Nhà bác học Edison đã thất bại hàng ngàn lần trước khi ông sáng tạo ra chiếc bóng đèn…
III. Kết bài
Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân.