Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
shinjy okazaki
Xem chi tiết
Dark_Hole
24 tháng 3 2022 lúc 17:51

Theo em thì quan điểm "trời sinh voi trời sinh cỏ" cần phải được lên án bởi vì nếu như sinh con cái mà cha mẹ không cần phải nuôi dưỡng con cái, đẻ bao nhiêu cũng được thì sẽ ảnh hưởng tới gia đình và xã hội. Khi những đứa con không được nuôi dưỡng, tạo điều kiện tốt mà cho ra sống tự lập ngay từ khi còn bé sẽ tạo nên những suy nghĩ, ảnh hưởng xấu tới tinh thần cũng như thể chất của trẻ nhỏ. Chúng còn quá bé để có thể tự ra ngoài đời, ra ngoài xã hội kiếm sống kiếm ăn. Đồng thời cũng không nên đẻ quá nhiều gây mất cân bằng và dân số gia tăng quá tải.

Ng Ngann
24 tháng 3 2022 lúc 19:31

Theo em , quan điểm này đang lên án và đáng để phê phán vì các cụ thời xưa đã có câu " trời sinh voi trời sinh cỏ " , ý câu này muốn nói đến việc sinh nở của những người phụ nữ trong gia đình . Đẻ bao nhiêu phải nuôi dậy bấy nhiêu , không được mặc kệ hay vứt bỏ ., sinh nở quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống hoặc kinh tế gia đình khi gia đình này đang rất nghèo , thiếu thốn vật chất .Vậy nên , ta phải sinh con phải cái kế hoạch , rồi khi sinh ra thì ra phải nuôi dạy , con cái thành người . 

Sun Trần
24 tháng 3 2022 lúc 20:19

Theo em, quan điểm của mẹ chồng chị A "Trời sinh voi, trời sinh cỏ" đáng lên án phê phán.

Vì  Ý nghĩa của câu "Trời sinh voi, trời sinh cỏ" trong trường hợp này là cha mẹ chỉ cần sinh con cái, còn lại con sẽ phát triển, trưởng thành theo tự nhiên mà không cần nuôi dạy tốn kém. Khái niệm này hoàn toàn sai vì khi con cái sinh ra, cha mẹ đóng vai trò rất lớn trong sụ phát triển, trưởng thành của trẻ, không được mặc kệ, con ra sao mình không quan tâm. Những đứa trẻ không được đào tạo, giáo dục từ bé sẽ trở thành những đứa trẻ có những suy nghĩ xấu, không ổn định về mặt tinh thần của trẻ. Sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với trẻ và xã hội sau này. Vì vậy cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc con chứ không được bỏ mặc con. Trước khi sinh con thì phải chắc chắn rằng hoàn cảnh mình phù hợp để cho trẻ đi học, nuôi trẻ,... Không được sinh đẻ bừa bãi làm gia tăng dân số và mất đi sự cân bằng của xã hội.

Hồng Phạm
Xem chi tiết
Linh Phương
16 tháng 9 2016 lúc 12:04

Cù lao chín chữ: chín chữ nói về công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề ( cù: siêng năng, lao,: khó nhọc; chín chữ cù lao gồm: sinh: đẻ , cúc : nâng đỡ , phủ, vướt ve, cho ăn, trưởng: nuôi cho lớn, dục: dạy dỗ, cố: trông nom, đoái hoài: theo dõi tính tình mà uốn nắn. Phúc ( phú ) : che chở )

Thắt cổ bồng:  eo, thót ở giữa như hình cái bồng ( bồng là 1 nhạc cụ, 2 đầu bịt như mặt trống, chính giữa thắt eo) 

Ví dụ: mâm bồng thường dùng để xếp ngũ quả trên bàn thờ.

Chúc bạn học tốt!

 

Nguyen Dieu Thao Ly
16 tháng 9 2016 lúc 14:32

Nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”.

Trần Minh Anh
13 tháng 9 2017 lúc 9:17

Cù lao chín chữ: chín chữ nói về công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề (cù;siêng năng, lao: khó nhọc; chín chữ cù lao gồm sinh: đẻ,cúc: nâng đỡ, phủ: vuốt ve, súc: cho bú, cho ăn,trưởng: nuôi cho lớn,dục: dạy dỗ,cố: trông nom, đoái hoài, phục: theo dõi tính tình mà uốn nắn, phúc ( phú) : che chở

Nguyễn Thanh Huyền
Xem chi tiết
Thảo love Joyce Chu vs K...
21 tháng 12 2016 lúc 20:20

1) sinh thành

2) sinh tồn

đúng 100% luôn, mik thi Trạng Nguyên rồi

tk mik nha, please

THANK YOU SO MUCH

Khởi My Xinh Đep
22 tháng 2 2017 lúc 21:00

toán hay là tiếng việt thế

phamnhotu
5 tháng 3 2018 lúc 20:09

1 sinh thành

2 sinh tồn

Ngân ỉn
Xem chi tiết
OH-YEAH^^
20 tháng 8 2021 lúc 9:00

11A

12C

13C

14B

15A

16A

Nguyễn Hoài Đức CTVVIP
20 tháng 8 2021 lúc 9:01

11 A

12 C

13 B

14 B

15 A

16 Câu này mình ko nhớ nữa

Pro 4209
20 tháng 8 2021 lúc 9:01

A

C

C

B

A

A

undefined

 

Hoàng Linh
Xem chi tiết
nthv_.
8 tháng 10 2021 lúc 15:46

cù;siêng năng, lao: khó nhọc; chín chữ cù lao gồm sinh: đẻ,cúc: nâng đỡ, phủ: vuốt ve, súc: cho bú, cho ăn,trưởng: nuôi cho lớn,dục: dạy dỗ,cố: trông nom, đoái hoài, phục: theo dõi tính tình mà uốn nắn, phúc ( phú) : che chở

Nguyen thi khanh an
Xem chi tiết
Thu Anh
Xem chi tiết
Minh Nhân
12 tháng 11 2021 lúc 7:33

B. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục trời bể của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người sống có hiếu.

Miinh Thư
12 tháng 11 2021 lúc 7:34

B

Hang Nguyen
Xem chi tiết
Bảo Phúc Trần
Xem chi tiết
Ruynn
17 tháng 12 2021 lúc 8:57

tk
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bố mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bố mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.