Hòa tan hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch đựng 7,3 gam HCl ta thu được 0,18 gam H2. Chứng minh rằng sau phản ứng vẫn còn dư axit.
Hòa tan hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch đựng 7,3g HCl ta thu được 0,18 \(H_2\).
Chứng minh sau phản ứng vẫn còn dư axit.
Giúp vs mai hk r nhanh nha
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
\(n_{HCl}=\dfrac{7,3}{36,5}=0,2\left(mol\right)\)
\(n_{H_2}=\dfrac{0,18}{18}=0,01\left(mol\right)\)
Theo PT1,2: \(\Sigma n_{HCl}pư=2\Sigma n_{H_2}=2\times0,01=0,02\left(mol\right)< 0,2\left(mol\right)\)
⇒ HCl dư
Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg vào 250 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 4,368 lít khí H2 đktc. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn
a, Chứng minh rằng dung dịch B vẫn còn dư axit
b, Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A
a.Ta có n HCl = 1 . 0,25 = 0,25 mol
nH2SO4 = 0,5.0.25 = 0,125 mol
==> nH(X) = 0,25 + 0,125.2 = 0,5 mol
nH2 = 4,368/22,4 = 0,195 mol <=> nH= 0,195. 2 = 0,39 mol < 0,5 mol
Vậy sau phản ứng dung dịch B vẫn còn axit dư
b. Gọi số mol của Al và Mg lần lượt là x và y mol
Ta có phương trình 27x + 24y =3,87 (1)
Áp dụng định luật bảo toàn eletron ==> 3x + 2y = 0,195.2 (2)
Từ (1) , (2) ==> \(\left\{{}\begin{matrix}x=0,09\\y=0,06\end{matrix}\right.\)
mAl = 0,09 .27 = 2,43 gam , %mAl trong A = \(\dfrac{2,43}{3,87}\).100=62,8%
==> %mMg trong A = 100 - 62,8 = 37,2%
Hòa tan hoàn toàn 4,32g hỗn hợp X gồm Mg;Fe trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 2,24 lit khí H2(dktc) và dung dịch Y chức m gam muối. Giá trị của m là :
A. 11,62g
B. 13,92g
C. 7,87g
D. 11,42g
Đáp án : D
2H+ + 2e -> H2
=> nCl = nH+ = 0,2 mol
=> mmuối = mKL + mCl = 11,12g
Hòa tan m gam hỗn hợp X (gồm Al, Fe, Zn và Mg) bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dung dịch axit tăng thêm (m – 0,8) gam. Khối lượng (gam) của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng là
A. m + 14,2
B. m +28,4
C. m + 42,6
D. m + 71
Hòa tan m gam hỗn hợp X (gồm Al, Fe, Zn và Mg) bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dung dịch axit tăng thêm (m - 2) gam. Khối lượng (gam) của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng là
A. m + 34,5
B. m + 35,5
C. m + 69
D. m + 71
Câu 4: (3 điểm)Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp gồm( Mg, MgO) bằng dung dịch axit HCl 7,3% vừa đủ. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lit khí ở đktc.
a)Viết PTHH
b)Tính khối lượng Mg và MgO trong hỗn hợp đầu.
c)Tính khối lượng dung dịch axit HCl 7,3% đã dùng.
a,
Mg+ 2HCl= MgCl2+ H2
MgO+ 2HCl= MgCl2+ H2O
b,
nH2= 2,24/22,4= 0,1 mol
=> nMg= nMgCl2= 0,5nHCl= 0,1 mol => nHCl= 0,2 mol
=> mMg= 0,1.24= 2,4g
=> mMgO= 2g
c,
nMgO= 2/40= 0,05 mol
=> nMgO= 0,5nHCl= nMgCl2= 0,05 mol
=> nHCl= 0,1 mol
Tổng lượng HCl cần dùng là 0,1+0,2=0,3 mol
=> m dd HCl= 0,3.36,5.100:7,3= 150g
Câu 4: (3 điểm)Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp gồm( Mg, MgO) bằng dung dịch axit HCl 7,3% vừa đủ. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lit khí ở đktc.
a)Viết PTHH
b)Tính khối lượng Mg và MgO trong hỗn hợp đầu.
c)Tính khối lượng dung dịch axit HCl 7,3% đã dùng.
( Cho Mg = 24; Cl= 35,5; H = 1; O = 16;)
\(n_{H_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1mol\)
\(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\)
0,1 0,2 0,1 (mol)
\(\Rightarrow m_{Mg}=0,1\cdot24=2,4\left(g\right)\)
\(\Rightarrow m_{MgO}=4,4-2,4=2\left(g\right)\)\(\Rightarrow n_{MgO}=\dfrac{2}{40}=0,05mol\)
\(MgO+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2O\)
0,05 0,1
\(\Rightarrow\Sigma n_{HCl}=0,2+0,1=0,3mol\)\(\Rightarrow m_{HCl}=0,3\cdot36,5=10,95\left(g\right)\)
\(\Rightarrow m_{ddHCl}=\dfrac{10,95}{7,3}\cdot100=150\left(g\right)\)
Hòa tan hết 7,8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al trong dung dịch HCl 7,3% (dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch B và 8,92lít (đktc) khí H2.
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính C% của các chất tan trong dung dich B.
Hòa tan hết 7,8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al trong dung dịch HCl 7,3% (dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch B và 8,92lít (đktc) khí H2.
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính C% của các chất tan trong dung dich B.