Những câu hỏi liên quan
My Lai
Xem chi tiết
My Lai
19 tháng 1 2021 lúc 21:00

Viết ngắn gọn, đủ ý thôi ạ, đừng viết dài quá ạ

Hoàng
19 tháng 1 2021 lúc 21:18

Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công”.

Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại - không đạt được mục đích, với thành công - thực hiện được mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn. Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”?

Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. Đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?...Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lý do riêng do đó thất bại cũng có lý do riêng.

Muốn đổi thất bại lấy thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo. Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn.

Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công.

Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó. Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

HƠI MỎI TAYok !

Trịnh Quang Trường
Xem chi tiết
cuong>_< !_!
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
25 tháng 10 2023 lúc 15:46

Đường lối, thành tựu trong công cuộc cải cách - mở cửa (từ năm 1978 đến nay).
- Chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường hóa: Trung Quốc đã chuyển từ mô hình kế hoạch hóa tập trung đối diện với nhiều khó khăn kinh tế và xã hội. Họ đã thúc đẩy sự thay đổi sang mô hình thị trường hóa, cho phép các thực thể kinh doanh và cá nhân tham gia vào hoạt động kinh tế với sự cạnh tranh.

- Nâng cao đời sống dân dã và phát triển kinh tế: Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong suốt thập kỷ qua, từng bước nâng cao đời sống của hàng tỷ người dân và trở thành một trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới.

- Mở cửa với thế giới: Trung Quốc đã tham gia tích cực vào thị trường thế giới và hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư và công nghệ từ nước ngoài. Điều này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.

- Cải cách trong quản lý và hành chính: Cải cách đã xảy ra không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong hành chính và quản lý. Điều này bao gồm sự đổi mới trong việc thúc đẩy tích cực sự nghiệp của nhân dân và trong việc xây dựng hệ thống pháp luật và quản lý hiệu quả.

Bài học kinh nghiệm từ công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc đã cung cấp cho Đảng và chính phủ Việt Nam nhiều bài học quan trọng. Đặc biệt, nó đã giúp nhấn mạnh sự cần thiết của việc chuyển từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang mô hình thị trường hóa, khuyến khích đầu tư và hợp tác quốc tế, và sự quản lý hiệu quả và phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có bản sắc và điều kiện riêng, nên việc áp dụng những bài học này cần phải phù hợp với tình hình cụ thể của từng quốc gia.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
1 tháng 6 2017 lúc 3:17

Trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1973, chính quyền Mĩ luôn thực hiện chính sách nhằm ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ. Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng trở thành bá chủ thế giới. Trong năm 1972, Mĩ phát triển mối quan hệ với Trung Quốc.

1973-1991: Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”, với học thuyết Rigân, Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang. 12/1989: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.

Trong thập kỷ 90, Chính quyền B. Clintơn theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược“Cam kết và mở rộng”, Mĩ tìm cách vươn lên và chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
8 tháng 4 2017 lúc 15:33

Sau thất bại ở Việt Nam, chính quyền Mĩ vẫn tiếp tục thực hiện “chiến lược toàn cầu”, tăng cường chạy đua vũ trang, tiến hành “Chiến tranh lạnh” đối với Liên Xô. Sự đối đầu Xô-Mĩ chưa giúp Mĩ thỏa mãn tham vọng bá chủ thế giới mà còn làm suy giảm vị trí kinh tế, chính trị của Mĩ, trong khi Tây Âu, Nhật Bản lại vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh quyết liệt.

Từ giữa những năm 80, xu thế đối thoại, hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới : Các tổng thống Mĩ đã chuyển từ “đối đầu trực tiếp” (thời Rigân) sang hòa hoãn với Liên Xô, Trung Quốc, kí kết các hiệp ước hợp tác với Liên Xô, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, kí các hiệp ước hợp tác với Liên Xô, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, tháng 12-1989 Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.

Thư Đỗ Minh
Xem chi tiết
Zynn
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
15 tháng 5 2022 lúc 17:52

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. [….] Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại, nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. (Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher)

Câu 1: Xác định các PTBĐ đã được sử dụng trong đoạn trích trên.

PTBD:Nghị luận

Câu 2: Xác định câu chủ đề của đoạn trích trên.

Câu chủ đề:Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

ND:Muốn nói cho chúng ta là hãy  suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm

Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? Vì sao?

1 thông điệp của đoạn văn có ý nghĩa tốt đối với em là: Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại, nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

Vì trong cuộc sống,chúng ta rất dễ gặp phải những vẫn đề khó khăn nhưng nhiều người lại gục ngã trước khó khăn đó và luôn coi rằng mình không thể vượt qua được .Tuy nhiên cái thất bại  không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại, nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

Annapham
Xem chi tiết
Luxaris
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
2 tháng 1 2019 lúc 8:43

a. Đoạn văn trên nói về "Thất bại là mẹ thành công", phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

b. Đoạn văn viết theo lối diễn dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.

c. Việc sử dụng lặp lại các từ là phép điệp từ, nhằm nhấn mạnh tác dụng và tầm quan trọng của những thất bại, thất bại mà rút ra kinh nghiệm thì sẽ đưa đến thành công.

d. Câu văn cuối sử dụng biện pháp nhân hóa: thành công đang đứng trên vai của bao thất bại trong quá khứ. Cách nói này đã diễn tả sinh động và đạt hiệu quả cao trong việc nhấn mạnh: những thất bại sẽ đưa tới thành công.