Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phan Hà Linh
Xem chi tiết
린 린
Xem chi tiết
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
17 tháng 9 2018 lúc 21:39

Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống.  Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.

Thai Meo
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Sơn
Xem chi tiết
#𝒌𝒂𝒎𝒊ㅤ♪
2 tháng 11 2019 lúc 13:25

                                                                   Bn tham khảo nhoa :3

Nam Cao là một nhà văn hiện thực trong giai đoạn 1930-1945. Ông đã đi vào lòng độc giả với những tác phẩm viết về số phận của người nông dân, người lao động trong xã hội cũ và một trong số đó không thể không kể tới tác phẩm “Lão Hạc”. Nhân vật Lão Hạc trong truyện là một nhân vật đã để lại trong người đọc ấn tượng dầu sâu sắc. Lão Hạc có một cuộc đời hết sức bi thảm và đau khổ khi vợ lão thì mất sớm, lão gà trống nuôi con một mình. Anh con trai không lấy được vợ do nhà quá nghèo nên phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão ngày ngày mong mỏi con về, sống đơn độc và chỉ có con chó Vàng bầu bạn cùng. Chính vì đói nghèo nên cuối cùng, lão phải dứt ruột bán đi người bạn duy nhất, chỗ dựa cuối cùng của lão – cậu Vàng. Lão Hạc đã ăn bả chó tự tử, để giữ trọn nhân phẩm của mình bằng cái chết đầy đau đớn. Cuộc đời của lão Hạc là bức tranh phản ánh rõ nét nhất số phận cùng đường bi thảm của người nông dân lúc bấy giờ. Thế nhưng, trong những gam màu tưởng chừng như tối tăm ấy, ta lại thấy một cái gì đó sáng ngời lên, hay đó chính là vẻ đẹp nhân cách của lão Hạc. Đó là một người cha yêu thương con hết mực. Với lão, dù cho có chết đói lão cũng không bán đi một sào vườn nào vì lão sợ nếu bán, con trai lão mai này có trở về thì sẽ ở đâu mà sống, mà lập nghiệp? Nếu lão bán đi mảnh vườn thì hiển nhiên, lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó, đói kém ấy, nhưng vì sự thương con cao cả, lão đã quyết định không bán. Lão Hạc để dành dụm từng đồng, từng cắc để độ con trai về, đưa cho con để con sau này lấy vợ, lập nghiệp. Không may, lão lại ốm, một cơn ốm khiến lão buộc phải tiêu tới số tiền để dành đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng, đau lòng vì lão đã ăn vào tiền của con. Rồi lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cho con trai lão : “của mẹ nó thì nó hưởng”. Có thể thấy, mọi suy nghĩ, việc làm đều hướng về con trai, vì con trai, mong muốn nó có một tương lai tốt đẹp hơn. Thậm chí, có lẽ cái chết của lão cũng là vì con, đó là một cái chết trong sạch , không chỉ giữ gìn phẩm chất, lòng tự trọng của bản thân mà còn để lại một con đường không vẩn đục phía trước dành cho con trai lão. Tình yêu thương của người cha dành cho con thật vĩ đại và cao cả biết bao. Nó không được thể hiện một cách trực tiếp và gián tiếp qua từng hành động, lời nói và suy nghĩ của nhân vật. Có thể nói, Nam Cao đã rất thành công trong việc miêu tả nội tâm đặc sắc của nhân vật, kết hợp với cách xây dựng những chi tiết nghệ thuật độc đáo, thành công khắc họa nên một chân dung nhân vật lão Hạc là điển hình cho hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ đầy khổ cực, bị dồn đến bước đường cùng nhưng qua đó cũng làm rạng lên những vẻ đẹp tâm hồn và một trong số đó chính là tình yêu thương con vô bờ bến. Qua nhân vật này, Nam Cao cũng phần nào đã khẳng định được ngòi bút đầy tài hoa của mình.

Khách vãng lai đã xóa
Phan Tiến Nghĩa
2 tháng 11 2019 lúc 13:28

Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. vắng con, "cậu Vàng" đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của "cậu Vàng" cũng là vui buồn của lão. Lão yêu con. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muốn phiền lụy đến aiNghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra đựơc những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận... của một nông dân chất phác, nhân hậu.Bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của "tôi" - ông giáo.Đối với "cậu Vàng": Lão Hạc chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán "cậu", mắt lăo đã "ầng ậng nước". Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán "cậu Vàng".Cái chết của lão Hạc có hai lí do:Vì lão không còn kiếm được tiền (sau trận ốm, lại bão lụt).Điều cơ bản nhất là lão sợ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay.Việc lão Hạc tìm đến cái chết cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh (kể cả tính mạng mình). Lão là người "đói cho sạch, rách cho thơm).Khi hiểu rõ ngọn ngành cái chết của lão Hạc, ông giáo khẳng định: "Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn", vì trước mắt "tôi" là một con người cao quý đã chết vì một mục đích cao quý.Nhưng cuộc đời vẫn buồn theo nghĩa khác. Bởi lẽ tại sao những con người tốt như lão Hạc lại phải chết? mà chết một cách quá thê thảm. Cuộc đời có là mảnh đất sống cho người tốt nữa hay không? Ý nghĩa này của ông giáo là một tiếng kêu cảnh lính về một xã hội không quan tâm đến con người, chà đạp lên số phận của con người.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Khánh
Xem chi tiết
Vi Hoàng Hải Đăng
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 9 2021 lúc 20:22

Em tham khảo nhé:

Truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn là một tác phẩm như thế. Nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật lão Hạc - dù có một hoàn cảnh bất hạnh, đau đớn nhưng lão vẫn giữ được tình yêu thương đối với những người thân yêu và đặc biệt là một lòng tự trọng cao cả. Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tiến bộ và sâu sắc.Mặc dù lão phải sống khốn khổ , nghèo túng nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình. Lão yêu thương con rất mực. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Không chỉ vậy, tình yêu thương lão dành cho con được dâng trào đến cực điểm khi lão tử tự bằng bả chó. Qua đó , nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân “như những con lợn không tư tưởng”. Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!

Nguyễn Thị Lan Hương
Xem chi tiết
whynot_ ánh
Xem chi tiết
Tấn hưng Dương
Xem chi tiết
Thuy Bui
21 tháng 11 2021 lúc 7:08

tham khảo

Cái chết ấy khép lại câu chuyện và có rất nhiều người cho rằng, cái chết này ẩn chứa đâu đó hình bóng bi kịch: Đó là bi kịch của sự đói nghèo, bi kịch của tình phụ tử, bi kịch của phẩm giá làm người.

Chính cái chết này góp phần làm rõ hơn quan điểm có phần cực đoan của Nam Cao: “Hạnh phúc là một tấm chăn hẹp người này kéo thì người kia hở”.

Nhưng xét một cách toàn diện thì cái chết ấy chưa hẳn là bi quan vì nó nói lên được niềm tin sâu sắc vào phẩm chất tốt đẹp ở người nông dân của tác giả. “Không! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn. Mà nếu đáng buồn thì đáng buồn theo một nghĩa khác”. Lão Hạc là một người nông dân chân lấm tay bùn chưa từng đọc sách thánh hiền, chưa từng được tham dự một lớp học nào về cách làm người, về tình phụ tử song cả cuộc đời lam lũ, lương thiện và trong sáng thanh cao của lão, cả cái chết kinh hoàng của lão- là minh chứng đầy đủ cảm động về nhân cách làm người, về tình cha con thiêng liêng sâu nặng.

Nguyễn Văn Phúc
21 tháng 11 2021 lúc 7:21

Tham khảo

Cái chết ấy khép lại câu chuyện và có rất nhiều người cho rằng, cái chết này ẩn chứa đâu đó hình bóng bi kịch: Đó là bi kịch của sự đói nghèo, bi kịch của tình phụ tử, bi kịch của phẩm giá làm người.

Chính cái chết này góp phần làm rõ hơn quan điểm có phần cực đoan của Nam Cao: “Hạnh phúc là một tấm chăn hẹp người này kéo thì người kia hở”.

Nhưng xét một cách toàn diện thì cái chết ấy chưa hẳn là bi quan vì nó nói lên được niềm tin sâu sắc vào phẩm chất tốt đẹp ở người nông dân của tác giả. “Không! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn. Mà nếu đáng buồn thì đáng buồn theo một nghĩa khác”. Lão Hạc là một người nông dân chân lấm tay bùn chưa từng đọc sách thánh hiền, chưa từng được tham dự một lớp học nào về cách làm người, về tình phụ tử song cả cuộc đời lam lũ, lương thiện và trong sáng thanh cao của lão, cả cái chết kinh hoàng của lão- là minh chứng đầy đủ cảm động về nhân cách làm người, về tình cha con thiêng liêng sâu nặng.