viết đoaạn văn 12 đén 15 câu nói về lòng tự trọng
em hãy viết một bài văn diễn dịch khoảng 10 đén 12 câu làm sáng tỏ ý kiến "Lão hạc là một người nông dân nghèo nhưng giàu tình yêu thương là lòng tự trọng" trong đoạn có sử dụng trợ từ (gạch chân chỉ rõ) dụng trợ từ..
viết 1 đoạn văn khoảng từ 10-12 câu tông-phân - hợp nêu cảm nhận của em về lòng yêu thương con và lòng tự trọng của lão hạc
viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng từ 8 đến 15 câu cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật lão hạc về lòng nhân hậu , thương con và lòng tự trọng đáng kính .
Bạn tham khảo nhé:
Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.
Qua văn bản "Nước Đại Việt ta", viết 1 đoạn văn khoảng từ 10-12 câu nói về lòng tự hào dân tộc của Nguyễn Trãi.
NOTE: Nhớ là đoạn văn nha
Tham khảo:
Nguyễn Trãi không chỉ là đại thi hào của dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Đọng lại trong mỗi người đọc chính là những áng thơ bất hủ trong "Bình Ngô Đại cáo". Áng chính luận đã thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt. Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa đã được đề cập đến trong những dòng thơ đầu tiên "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vậy nhân nghĩa ở đây có nghĩa là gì? Đó là an yên, hòa bình, là đem lại cho dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đã khẳng định đây chính là một trong những trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước. Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, phải lo cho dân và phải giữ vững nền hòa bình. Ở những vần thơ tiếp theo, chúng ta đã bắt gặp chân lí độc lập của nước Đại Việt. Thi nhân đã viết "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu....". Câu thơ ấy như thay lời tác giả, khẳng định chắc nịch về núi sông bờ cõi, ranh giới của nước Đại Việt. Nước chúng ta, nước những người được hưởng nền độc lập, tự do và không có kẻ nào có quyền xâm phạm. Hơn thế nữa, nước chúng ta không thua bất kì một cường quốc nào trên thế giới, phát triển ngang bằng với các cường quốc Tống, Bình, Nguyên. Qua đây, bản thân em thấy mình có một trách nhiệm to lớn đối với quốc gia, dân tộc. Đó là trách nhiệm giữ yên bờ cõi và đưa đất nước phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thật vậy, Bình Ngô đại cáo chính là áng văn chính luận mẫu mực và là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta.
Hãy viết một bài văn nói về người có tấm lòng trung thực, nhân hậu, tự trọng.
Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của bạn.
Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.
Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.
Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.
Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
hãy viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về lòng tự trọng và đức hi sinh cao cả của Lão Hạc?Trong đoạn có sử dụng câu bị dộng
viết đoạn văn diễn dịch, 12 câu về lòng tự trọng của lão Hạc. Sử dụng 1 câu phủ điịnh, 1 phép thế,1 phép nối để lên kết, gạch chân và giải thích
viết một đoạn văn từ 6 - 8 câu nghị luận về lòng tự trọng
Tham khảo:
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Người có lòng tự trọng luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, tích cực xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, quyết liệt chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công bằng và lẽ phải. Người có lòng tự trọng luôn hết lòng vì công việc, tôn trọng giờ giấc, trung thực với mọi người, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, hướng kết quả cao nhất trong công việc. Họ cũng sẵn sàng dám nhận ra lỗi sai của mình, sống trong sạch, thẳng thắn và có trách nhiệm cao trong công việc và trong ứng xử với mọi người. Ai cũng cần có lòng tự trọng. Chính lòng tự trọng tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, khẳng định sức mạnh trí tuệ, cảm xúc và bản lĩnh hành động của con người. Cũng chính lòng tự trọng giúp ta phân biệt được giá trị của bản thân, nhận rõ thiện – ác và quan niệm về lí tưởng sống sâu sắc. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Dẫu có đói rách, miễn còn lòng tự trọng, chắc chắn một ngày nào đó, con người cũng vươn tới thành công.
Viết đoạn văn theo cách tổng phân hợp nói về lòng tự trọng của Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên Nam Cao
Tham khảo nha em:
Dù nghèo khổ nhưng vì lòng tự trọng nên lão Hạc chảng bao giờ phiền lụy đến ai. Ông giáo thương cảm muốn ngấm ngầm giúp đỡ thì “lão từ chối tất cả. Từ chối đến mức gần như là hách dịch”. Phải chăng lão hiểu nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của người khác, Lão đã từng nói với ông giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được”. Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại nhờ bà con làm ma cho. Cái chết của lão chính là câu trả lời cho ai đó chỉ thấy vẻ bề ngoài “gàn dở bần tiện”, lão đã sống với chết đi với ý thức tự trọng lớn lao. Qua văn bản có thể thấy lòng tự trọng của lão Hạc vô cùng đáng quý