ý nghĩa của phép lai phân tích là :
a/ phát hiện thể dị hợp để sử dụng trong chọn giống
b/ phát hiện thể đồng hợp để sử dụng trong chọn giống
c/ phát hiện được tính trạng trung gian để sử dụng trong chọn giống
d/ tạo dòng thuần
Câu 1: Ý nghĩa của phép lai phân tích là gì?
A. Phát hiện được thể đồng hợp trong chọn giống
B. Phát hiện được thể dị hợp trong chọn giống
C. Để kiểm tra độ thuần chủng của giống
D. Phát hiện được tính trạng trội và tính trạng lặn.
Câu 2: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về kiểu gen aa
A. Cá thể có kiểu hình trội C. Là kiểu gen đồng hợp Âtrội
B. Luôn biểu hiện kiểu hình lặn D. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 3: Tại sao Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai?
A. Để dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng
B. Để dễ tác động vào sự biểu hiện các tính trạng
C. Để thực hiện phép lai có hiệu quả cao
D. Cả b và c
Câu 4: Khi cho lai cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được :
A. Toàn cà chua quả vàng C. Toàn quả đỏ
B. Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng D. Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
Câu 5: Đối tượng của Di truyền học là:
A. Bản chất và quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị
B. Cây đậu Hà lan có hoa lưỡng tính
C. Tất cả các thực vật và vi sinh vật
D. Cả a, b đúng
Câu 6: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì……….
A. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
B. F2 phân li theo tính trạng tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
C. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
D. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn
Câu 7: Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thì:
A. Sự phân li của tính trạng này không phụ thuộc vào tính trạng khác.
B. F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:2:1
C. F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
D. F2 có tỉ lệ kiểu hình 3:1
Câu 8: NST có hình thái và kích thước như thế nào?
A. Hình thái và kích thước NST thường thay đổi qua các kì của quá trình phân bào, nhưng mỗi NST đều có hình thái và kích thước đặc trưng qua các thế hệ.
B. Ở kì giữa( khi xoắn cực đại), NST có hình hạt, hình que, hình chữ V
C. Hình thái và kích thước NST phụ thuộc vào từng loài và không thể xác địh được
D. Cả A và B .
Câu 9: Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kí phân bào?
A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau
Câu 10: Nguyên phân là gì?
A. Là sự phân chia tế bào đảm bảo cho cơ thể lớn lên
B. Là phương thưc duy trì sự ổn định của bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào.
C. Là sự phân chia đồng đều bộ NST về hai tế bào con
D. Cả A và B
Câu 11: Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Một TB đang ở kì sau của giảm phân II sẽ có bao nhiêu NST đơn?
A. 16 B. 8 C. 4 D. 2
Câu 12: Đối với các loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ chế nào duy trì bộ NST đặc trưng của loài?
A. Nguyên phân B. Giảm phân
C. Nguyên phân- giảm phân- thụ tinh
1 D
2 B
3 D
4 C
5 A
6 C
7 C
8 D
9 A
10 D
11 B
12 A
Trong chọn giống, để tránh sự phân li tính trạng thì người ta phải làm gì?
A sử dụng con lai F1 làm giống
B đem lai giữa cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn.
C sử dụng giống không thuần chủng.
D kiểm tra độ thuần chủng của giống bằng phép lai phân tích.
B đem lai giữa cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn.
Để phát hiện và chọn lọc dòng tế bào soma biến dị người ta sử dụng phương pháp gì?
A. Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào.
B. Phương pháp chuyển gen.
C. Phương pháp nhân bản vô tính.
D. Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Đâu không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính là gì?
A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
B. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.
C. Tạo ra các động vật biến đổi gen.
D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc.
Tự thụ phấn và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng vẫn được sử dụng trong chọn giống vì:
A. Là một biện pháp quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi, trồng trọt.
B. Tạo ra giống mới để góp phần phát triển chăn nuôi và trồng trọt.
C. Tạo ra nhiều biến dị và tổ hợp đột biến mới.
D. Để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần.
Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng phương pháp nào để xác định một cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp.
Nếu không dùng phép lai phân tích có thể xác định được 1 cá thể có kiểu hình trội có phải kiểu gen đồng hợp hay không nhờ vào tự thụ phấn.
- Nếu kết quả phép lai thu được là đồng tính thì cơ thể đem lai là đồng hợp.
- Nếu kết quả phép lai thu được là phân tính theo tỉ lể 3:1 thì cơ thể đem lai là dị hợp.
Nếu không dùng phép lai phân tích có thể xác định được 1 cá thể có kiểu hình trội có phải kiểu gen đồng hợp hay không nhờ vào tự thụ phấn.
- Nếu kết quả phép lai thu được là đồng tính thì cơ thể đem lai là đồng hợp.
- Nếu kết quả phép lai thu được là phân tính theo tỉ lể 3:1 thì cơ thể đem lai là dị hợp.
- Lai phân tích tức là đem cơ thể có tính trạng trội cần phải kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể có tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai đồng tính thì cá thể mang tt trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả lai phân tích thì cá thể mang tính trạng lặn có kiểu gen dị hợp.
- Nếu không dùng phép lai phân tích thì có thể cho tự thụ phấn:
+ Nếu con đồng tính thì P đồng hợp
+ Nếu đời con có kiểu hình mới xuất hiện ( chiếm 1/4 ) thì P dị hợp.
1 Muốn phát hiện một cá thể mang tính trạng trội nào đó có kiểu gen ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp người ta sử dụng phương pháp nào sau đây? *
a Lai tương đương.
b Lai với bố mẹ.
c Quan sát dưới kính hiển vi.
d Lai phân tích.
2 Có 100 noãn bào bậc 1 thực hiện giảm phân. Khi kết thúc quá trình này thì số tế bào trứng được tạo ra là: *
a 300
b 100
c 400
d 200
3 Một tế bào sinh dưỡng có 2n = 8 NST đang thực hiện nguyên phân. Số crômatit của tế bào đang ở kỳ đầu là bao nhiêu? *
a 8
b 24
c 16
d 32
4 Nguyên phân là hình thức phân chia của loại tế bào nào dưới đây? *
a Tế bào sinh dục ở thời kì chín.
b Hợp tử.
b Tế bào sinh dưỡng.
d Giao tử.
1d
2b
3c
4b ( hợp tử và tb sinh dưỡng đều đúng )
Để phát hiện và chọn lọc dòng tế bào soma biến dị người ta sử dụng phương pháp gì?
A. Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào.
B. Phương pháp chuyển gen.
C. Phương pháp nhân bản vô tính.
D. Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Xét các phát biểu sau đây:
(1) Ưu thế lai được biểu hiện cao nhất ở đời F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo.
(2) Khi lai khác dòng hoặc lai khác loài, con lai luôn có biểu hiện ưu thế lai.
(3) Nếu sử dụng con lai F1 làm giống thì sẽ gây ra hiện tượng thoái hóa giống vì con lai F1 có kiểu gen dị hợp.
(4) Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
(5) Ở các dòng thuần chủng, quá trình tự thụ phấn không gây ra thoái hóa giống.
(6) Ở các giống động vật, quá trình giao phối cận huyết đều gây ra thoái hóa giống.
Trong 6 phát biểu nói trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 5
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Xét các phát biểu sau đây:
1. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1 và sau đó được duy trì ổn định ở các đời tiếp theo.
2. Khi lai khác dòng hoặc lai khác loài, con lai luôn có biểu hiện ưu thế lai.
3.Nếu sử dụng con lai F1 làm giống thì sẽ gây ra hiện tượng thoái hóa giống vì con lai F1 có kiểu gen dị hợp.
4. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
5. Ở dòng thuần chủng, quá trình tự thụ phấn không gây thoái hóa giống.
6. Ở các giống động vật, quá trình giao phối cận huyết luôn gây ra thoái hóa giống.
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Đáp án A
(1) Sai. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1 và sau đó giảm dần qua các thế hệ.
(2) Sai.
(3) Đúng.
(4) Đúng. Ưu thế lai còn có thể do gen nằm ở tế bào chất quyết định
(5) Đúng.
(6) Sai. ví dụ: chim bồ câu giao phối cận huyết nhưng không gây ra thoái hóa giống.